Chế độ dinh dưỡng dành cho người hay bị run tay chân

Chế độ dinh dưỡng dành cho người hay bị run tay chân

Dù run tay chân không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây mất tự tin cho một số người và khiến cho họ gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc hằng ngày. Hãy cũng các chuyên gia trao đổi về nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng dành cho người bị run tay chân nhé.

1. Run tay chân là gì

2. Nguyên nhân gây ra bệnh run tay chân

3. Phân loại run tay chân

4. Điều trị bệnh run tay chân

5. Dinh dưỡng dành cho người run tay chân

6. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Run tay chân là gì?

Run tay chân là dạng cử động theo nhịp, không chủ ý bao gồm đung đưa một hoặc nhiều bộ phận của tay và chân. Thường thì run tay chân là triệu chứng của rối loạn thần kinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Dù run tay chân không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây mất tự tin cho một số người và khiến cho họ gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc hằng ngày.

Để hiểu được đầy đủ và có cái nhìn tổng quan về bệnh run tay chân, bạn cần phải xem thêm bài viết BỆNH RUN TAY CHÂN LÀ GÌ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh run tay chân

Run thường do rối loạn trong việc kiểm soát các cơ của não bộ. Rối loạn chức năng  thần kinh sau một xơ cứng màng tế bào, đột quỵ, chấn thương não cũng gây ra run. Một số nguyên nhân khác do thuốc, nghiện rượu, nhiễm độc thuỷ ngân, cường giáp, suy gan.

Run tay chân điển hình bao gồm run tay chân theo nhịp, khó viết, khó cầm nắm đồ vật. Run có thể do căng thẳng, xúc động mạnh. Run tay chân có thể xảy ra ở hầu hết lứa tuổi tử trung niên tới già; mang tính chất cơ hội, tạm thời, hoặc xảy ra từng lúc ảnh hưởng như nhau trên cả nam và nữ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Phân loại run tay chân

- Run vô căn: là một dạng run bất thường. Run tay chân có thể nhẹ và không tiến triển ở một số người, một số khác tiến triển chậm ảnh hưởng cả hai bên cơ thể.

- Run do Parkinson: là do tổn thương phần cấu trúc não kiểm soát cử động. Khởi phát run do Parkinson thường sau 60 tuổi và bắt đầu cử động run một bên tay chân của bệnh nhân, sau đó tiến triển cả bên còn lại của cơ thể.

- Run tay chân do loạn trương lực cơ: là một rối loạn vận động gây ra triệu chứng trẹo và cử động lặp lại. Run tay chân do loạn trương lực cơ xảy ra bất kỳ và giảm khi nghỉ ngơi. Việc xoa bóp có thể làm giảm run cấp tính. 

- Run tay chân do tiểu não: xảy ra ở cuối một động tác, như lúc bạn cố gắng ấn nút hoặc chạm ngón tay lên mũi. Run tay chân do khu vực tiểu não là do vùng tiểu não bị hư hại sau một đột quỵ, khối u hoặc bệnh xơ cứng tế bào hoặc thoái hoá thần kinh; và cũng có thể do nghiện rượu hoặc sử dụng thuốc quá liều. 

- Run tay chân do tâm lý:  điển hình là đột ngột khởi phát và thuyên giảm, tăng biến chứng khi có căng thẳng, thay đổi chiều hướng run, giảm hoặc mất hoạt động run khi bạn giảm sự tập trung vào việc gây căng thẳng cho bạn.

- Run tay chân theo tư thế: Nguyên nhân do sự co rút cơ xảy ra ở chân sau khi đứng lâu. Không có dấu hiệu lâm sàng nào khác xuất hiện và hết run,loạng choạng khi bạn ngồi xuống, đứng dậy hoặc bước đi.

- Run thực thể: xảy ra ở người bình thường. Hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường và run xảy ra khi thể hiện cảm xúc mạnh như lo lắng sợ hãi, hạ đường huyết, cường giáp, nhiễm độc kim loại nặng, kích ứng, nghiện rượu, cà phê, sốt... Thông thường đây không phải do bệnh thần kinh nhưng do phản ứng với thuốc, hoặc các tình trạng y khoa.

- Run tay chân có thể là kết quả từ các vấn đề sức khoẻ khác nhau. Nghiện rượu, uống nhiều rượu, cai rượu có thể ảnh hưởng tế bào thần kinh, gây run tay. Run tay chân do thần kinh ngoại vi có thể xảy ra khi thần kinh cơ bị tổn thương, bệnh, do bất thường hệ thống thần kinh, hoặc sau khi mắc bệnh hệ thống. Thần kinh ngoại vi ảnh hưởng các bộ phận trên cơ thể đặc biệt tay chân. Kết quả là mất cảm giác chi, ảnh hưởng việc cầm nắm, cân bằng.

4. Điều trị bệnh run tay chân

Chẩn đoán

Qua thăm khám bác sĩ có thể quyết định bạn có bị run tay chân thật sự hay không. Bác sĩ kiểm tra run có đối xứng không, có mất cảm giác chi không, yếu liệt, teo cơ, giảm phản xạ? 

Bác sĩ khai thác tiền sử gia đình. Xét nghiệm máu, nước tiểu tầm soát được suy chức năng tuyến giáp, rối loạn chuyển hoá vì cũng có thể gây run tay chân. Ngoài ra còn xem xét đến khả năng tương tác thuốc, nghiện rượu. Sử dụng CT, MRI để biết run tay chân là do hư cấu trúc hay suy chức năng của não bộ.

Bác sĩ đánh giá chức năng dây thần kinh, vận động và nhận cảm. Xác định được giới hạn chức năng như là việc khó viết hoặc khả năng cầm nắm đồ vật - yêu cầu bạn đặt ngón tay lên đỉnh mũi, quay tròn trên đỉnh mũi.
Bác sĩ yêu cầu đo điện cơ để biết các vấn đề về thần kinh cơ.

Điều trị

Chưa có điều trị chuẩn xác cho hầu hết các thể run, điều trị thích hợp phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Một số dạng run đáp ứng với điều trị triệu chứng. Ví dụ, run do tâm lý thì tập trung vào điều trị vấn đề tâm lý thì bệnh nhân sẽ khỏi tình trạng run.

Điều trị bằng thuốc toàn thể cũng có giá trị trong vài dạng run, như là run do Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh vận động. Run điển hình do vùng tiểu não không đáp ứng tốt với thuốc.

Đối với run do nhạy cảm, trong chế độ ăn khuyến cáo nên loại bỏ cà phê hoặc chất kích thích khác.

Vật lý trị liệu cũng giảm run, cải thiện kiểm soát cơ. Chuyên gia vật lý trị liệu đánh giá vị trí run, kiểm soát cơ, co duỗi cơ, chức năng cơ. Vài chuyên gia khuyến cáo dùng nẹp, dụng cụ hỗ trợ, đĩa đặc biệt và dụng cụ ăn đặc biệt.

>>>Xem thông tin đầy đủ về các phương pháp chữa bệnh run tay chân TẠI ĐÂY.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Dinh dưỡng dành cho người run tay chân

Tăng cường rau xanh và trái cây tươi: 

Trong rau quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho việc bảo vệ hệ thống thần kinh, chẳng hạn như vitamin nhóm B, acid folic… Đặc biệt bạn nên ưu tiên những loại rau quả tươi chưa qua chế biến, các loại quả có màu đậm như cà chua, cà tím, các loại ớt chuông, đậu gà… hay các loại hạt nguyên vỏ lụa: hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó… bởi chúng là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa và vitamin giữ cho tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh. Bạn nên chế biến rau quả tươi không qua chế biến bằng các món ăn như salad, hoa quả dầm, nước ép…

Bổ sung đầy đủ khoáng chất:

Khoáng chất hay các chất điện giải trong cơ thể, bao gồm canxi, magie, kali, natri… Chúng chịu trách nhiệm chính cho việc truyền tín hiệu thần kinh từ não tới các cơ quan, trong mỗi cơ quan và ngược lại. Sự thiếu hụt các chất này là một trong những nguyên nhân gây co thắt cơ và run tay chân. Do vậy, bạn cần cung cấp đầy đủ các khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bột đậu tương, rau xanh, phô mai, cá hồi, cà chua, nước cam, thịt gà và các loại thịt khác…

Hạn chế caffein:

Caffein là một chất kích thích có nhiều trong cà phê, cacao, chocolate, soda, nước tăng lực… có thể gây tăng tiết hormone adrenaline và làm nặng hơn triệu chứng run. Vì vậy, những người mắc chứng run tay chân nên hạn chế uống đồ uống có chứa cafein và thay thế bằng các thức uống lành mạnh khác, như nước khoáng, nước ép trái cây… 

Hạn chế rượu:

Uống một chút rượu có thể giúp giảm tạm thời chứng run tay vô căn, nhưng đó chỉ là hiệu quả tức thời. Về lâu dài, lạm dụng rượu có thể để lại những tổn thương khó hồi phục trên hệ thần kinh và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây run rẩy tay chân. 

Không hút thuốc lá: Chất nicotin có trong khói thuốc lá có thể kích thích não bộ tăng tiết khiến các chứng run ngày càng trầm trọng hơn. 

Một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với việc thư giãn tĩnh thần, giải tỏa căng thẳng, stress và giảm bớt các áp lực từ công việc, cuộc sống sẽ là những giải pháp tự nhiên hữu hiệu để giúp bạn cải thiện được chứng run tay chân.

>>>Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Cách phòng chống run tay chân.

Ngoài ra, để điều trị bệnh teo cơ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Mười

    Bố tôi bị bệnh Parkinson nên chắc áp dụng chế độ dinh dưỡng này được. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích giúp cho nhiều bệnh nhân.

    08/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung