Rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi

Rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi

    Một trong những mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe dành cho những người trên 60 tuổi chính lànguy cơté ngã,mà nguyên nhân gây rathường do vấn đề về thăng bằng. Mỗi năm, có từ 20 đến 40% người lớn hơn 65 tuổi bị té ngã.

1. Nguyên nhân của sự mất thăng bằng ở người cao tuổi

2. Hệ thống tiền đình lão hóa

3. Các loại rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

4. Thận trọng

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Hậu quả của việc té ngã có thể rất nghiêm trọng; từ 12 đến 67% người cao tuổi bị gãy xươngđùitrong vòng một năm. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu chính thức để xác định nguyên nhân gây té ngã ở những người cao tuổi nhằm giảm đáng kể nguy cơ này.

1. Nguyên nhân của sự mất thăng bằng ở người cao tuổi

    Thăng bằng trong việc đi đứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thăng bằng tốt đòi hỏi phải có các tín hiệu cảm giác đáng tin cậy từ thị lực, hệ thống tiền đình (hệ thống cân bằng bên trong tai), và cảm giác bản thể (cảm nhận vị trí và chuyển động chân) của mỗi cá nhân. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến các hệ thống này, như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do đái tháo đường và thoái hóa điểm vàng, tất cả các bệnh này đều ảnh hưởng đến thị lực; tổn thương thần kinh do đái tháo đường ảnh hưởng đến cảm giác chân và bàn chân; và thoái hóa hệ thống tiền đình.

    Thăng bằng cũng phụ thuộc vào sức mạnh của cơ và tính linh hoạt của khớp. Lối sống ít vận động hoặc các bệnh cơ xương khớp như viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các yếu tố này.

    Bởi vì thăng bằng là một chức năng phức tạp, nên thường có nhiều hơn một nguyên nhân gây té ngã ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những người cao tuổi bị chóng mặt mãn tính hoặc mất thăng bằng sẽ có khả năng té ngã cao gấp hai đến ba lần so với những người không gặp các triệu chứng này.

    Các triệu chứng như cảm giác hoa mắt hoặc mất phương hướng (choáng váng) và / hoặc cảm giác quay cuồng từ nhẹ đến nặng (chóng mặt) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: rối loạn tiền đình (tai trong), rối loạn hệ thống thần kinh trung ương (như đột quỵ), các vấn đề về tim ( hạ hoặc tăng huyết áp), lượng đường trong máu thấp, nhiễm trùng, tăng thông khí liên quan đến các cơn hoảng loạn, tác dụng phụ hoặc tương tác giữa các loại thuốc, hoặc chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc thiếu cân bằng.

    Cần có những đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân khác nhau và đưa đến chẩn đoán chính xác. Nhiệm vụ này có thể rất phức tạp vìngười bệnh có thể có nhiều vấn đề cùng hiện diện. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề trong mỗi hệ thống có thể không nghiêm trọng, nhưng khi kết hợp với nhau có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng về thăng bằng. Ví dụ, một người cao tuổi bị viêm khớp mắt cá chân và thoái hóa nhẹ ở chức năng tiền đình vẫn có thể giữ thăng bằng tốt, cho đến khi người đó phải chữa bệnh đục thủy tinh thể. Sự thay đổi thị lực trong quá trình chữa bệnh và điều chỉnh kính mới có thể dẫn đến mất thăng bằng và té ngã.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

2. Hệ thống tiền đình lão hóa

    Hầu hết mọi người đều quen thuộc với vấn đề lão hóa liên quan đến các giác quan như thị giác và thính giác. Bên cạnh đó, hệ thống tiền đình cũng là một giác quan sẽ hoạt động kém dần theo tuổi tác, khiến cho chất lượng cuộc sống giảm đi.

    Hệ thống tiền đình là một cấu trúc phức tạp bao gồm ống và khoang chứa đầy chất lỏng tạo thành một phần của tai trong. Đầu dây thần kinh chuyên biệt bên trong những cấu trúc này sẽ phát hiện vị trí và chuyển động của đầu, đồng thời cũng phát hiện hướng của lực hấp dẫn. Các tín hiệu được gửi từ các dây thần kinh của hệ thống tiền đình rất quan trọng đối với não bộ.  Nó giúp kiểm soát thăng bằng và cũng kiểm soát một số chuyển động phản xạ của mắt để thấy rõ ràng hơn trong lúc đi đứng hoặc chạy nhảy.

    Các nghiên cứu giải phẫu đã chỉ ra rằng từ 55 tuổi, số lượng tế bào thần kinh trong hệ thống tiền đình sẽ giảm dần. Lưu lượng máu đến tai trong cũng giảm dần với tuổi tác. Rối loạn tiền đình tự phát cả hai bên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tuổi tác tăng dần. Khi hệ thống tiền đình bị hư hại, người đó có thể cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng. Tuy nhiên, sự mất dần dần đầu dây thần kinh tiền đình, liên quan đến tuổi tác có thể dẫn đến vấn đề thăng bằng nghiêm trọng mà không đi kèm triệu chứng chóng mặt nào. Dấu hiệu nhận biết sớm của việc mất chức năng tiền đình có thể là thấy khó đi đứng, đặc biệt là trong bóng tối hoặc trên bề mặt mềm, không bằng phẳng (như thảm dày hoặc một đường rừng).

rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

3. Các loại rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

    Trong tất cả các loại rối loạn tiền đình, chứng chóng mặt lành tính kịch phát (BPPV) là loại phổ biến nhất ở người lớn tuổi. BPPV gây hoa mắt, chóng mặt và các triệu chứng khác do các mảnh vụn tích tụ tại một phần của tai trong. Mảnh vụn này, được gọi là sỏi tai, tạo thành từ tinh thể canxi cacbonat nhỏ. Khi chuyển động đầu, các sỏi tai di động theo, gửi tín hiệu sai đến não và gây choáng váng hoặc chóng mặt.

    Các triệu chứng của BPPV hầu như luôn xảy ra khi thay đổi vị trí đầu. Ra khỏi giường và lăn trên giường là hai chuyển động gây "vấn đề" phổ biến. Một số người cảm thấy chóng mặt và không ổn định khi họ quay đầu lại và nhìn lên.

    Bệnh Ménière là một rối loạn tiền đình gây chóng mặt khác. Bệnh Ménière gây ra tập hợp các triệu chứng tái đi tái lại, do có một lượng lớn dịch bất thường gọi là nội bạch huyết tích tụ ở tai trong. Những triệu chứng thường tự phát, bao gồm chóng mặt dữ dội, mất thính lực, nghẽn tai, và / hoặc ù tai.

    Tỷ lệ mắc bệnh Ménière (số trường hợp mới trên mỗi năm) rất khó để đánh giá. Ước tính thay đổi rộng rãi, một phần vì sự biến đổi trong tiêu chí chẩn đoán y học. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh (tất cả các trường hợp trong một dân số), nói chung vẫn tăng dần theo tuổi tác.

    Các rối loạn tiền đình khác có thể xảy ra ở người cao tuổi bao gồm viêm dây thần kinh tiền đình (viêm các dây thần kinh tiền đình, dẫn đến choáng váng, chóng mặt nhưng không thay đổi thính lực) và độc tính trên tai (tiếp xúc với hóa chất làm tổn thương tai trong hoặc khớp nối dây thần kinh ốc tai - nơi gửi tín hiệu nghe hoặc thăng bằng từ tai trong đến não). Độc tính trên tai có thể dẫn đến việc mất tạm thời hoặc vĩnh viễn thính lực, khả năng thăng bằng, hoặc cả hai.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

4. Thận trọng

    Mặc dù vấn đề mất thăng bằng ở những người cao tuổi rất phức tạp, vẫn có một vài biện pháp phòng ngừa đơn giản mà mọi người có thể làm theo để giúp đảm bảo an toàn. Thăng bằng khi đi đứng là phần kỹ năng cơ bản nhất mà người cao tuổi có thể học cách duy trì và/hoặc cải thiện, phụ thuộc vào tổng trạng có tốt hay không. Vì vậy, thói quen dinh dưỡng và sức khỏe tốt-bao gồm thường xuyên tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ hoặc tham gia Thái Cực Quyền-có thể giúp ngăn ngừa vấn đề về thăng bằng rất hiệu quả.

    Ở người cao tuổi, thường xuyên khám sức khỏe với một bác sĩ lão khoa có thể giúp chẩn đoán và xác định tiềm năng vấn đề trước khi bị té ngã nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người cao tuổi có một môi trường an toàn (đủ ánh sáng, bảo vệ bàn chân, lối đi rõ ràng, có tay vịn và thiết bị chống trượt trong phòng tắm, v.v.) có thể giúp ngăn ngừa té ngã và bị thương.

    Người cao tuổi có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Kết quả là, người cao tuổi có nhiều khả năng bị bệnh tật ảnh hưởng đến thăng bằng cao hơn người trẻ. Không nên coi nguy cơ té ngã và triệu chứng chóng mặt là những hậu quả không thể tránh khỏi của việc lão hóa. Đó có thể là dấu hiệu quan trọng của một bệnh có thể được chữa khỏi hoặc kiểm soát được. Cũng không nên vội nhận định hệ thống tiền đình là nguồn gốc gây ra các triệu chứng này.

    Khả năng di chuyển tự do là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng cuộc sống cho cả người trẻ lẫn người cao tuổi, và hệ thống tiền đình khỏe mạnh đóng vài trò cực kỳ quan trọng trong việc đi lại tự do.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Chào bác sĩ. Mẹ tôi bị bệnh này đã lâu nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    28/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung