Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?

Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên cơn chóng mặt hay nhức đầu tôi đều phải uống thuốc để cắt cơn. Đến tận bây giờ vẫn không thuyên giảm. Sắp tới tôi có ý định muốn lập gia đình. Tuy nhiên, tôi cảm thấy lo lắng vì bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm, và tôi không biết rằng liệu nếu tôi có con thì con tôi cũng sẽ mắc phải căn bệnh này khi lớn lên hay không. Liệu căn bệnh rối loạn tiền đình này có di truyền được hay không? Nếu có thì tôi phải làm gì để phòng ngừa cho con tôi sau này? Làm sao tôi có thể điều trị triệt để căn bệnh này? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những chia sẻ của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận nhỏ nằm ở tai trong và não, có chức năng xử lý thông tin cảm giác bản thể, giúp cho cơ thể giữ thăng bằng và phục vụ cho cử động mắt. Nếu có một bất thường xảy ra tại hệ thống này, hay bất cứ một bộ phận nào của tiền đình bị tổn thương thì hệ thống tiền đình sẽ bị rối loạn. 

Rối loạn tiền đình là một nhóm các bệnh lý gây ảnh hưởng tạm thời hay có thể là vĩnh viễn chức năng của hệ thống tiền đình. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể vừa là nguyên nhân của rối loạn tiền đình, vừa là yếu tố làm nặng thêm cho căn bệnh này. Đôi khi rối loạn tiền đình có thể là vô căn, tức có nghĩa không do một nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh.

Để hiểu cụ thể hơn về bệnh rối loạn tiền đình, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại Rối loạn tiền đình là gì.

2. Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?

Hiện nay, như chúng ta đã biết, dù rằng có rất nhiều hình thái lâm sàng khác nhau của bệnh rối loạn tiền đình, song nhiều gia đình đã được ghi nhận rằng có hơn một thành viên mắc phải căn bệnh này. Đã có nhiều nghiên cứu nói lên sự liên quan giữa các yếu tố di truyền và bệnh rối loạn tiền đình. Hiện tại, một số ít các nghiên cứu phả hệ đã thành công trong việc tìm ra các loại gen trên cơ thể người có liên quan đến căn bệnh này. Tuy nhiên, độ mạnh của các nghiên cứu trên là chưa đủ, do đó, giới y tế nói chung vẫn đang tiếp tục tìm ra nhiều bằng chứng mới để khẳng định sự liên quan này.

Nhưng chắc chắn rằng, những thành viên trong gia đình có người mắc phải bệnh rối loạn tiền đình sẽ có nguy cơ đồng mắc cao hơn so với những gia đình khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Thuốc chống rối loạn tiền đình có gây dị tật cho thai nhi không?

Việc điều trị rối loạn tiền đình nói chung phải dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh sử và sức khỏe của bạn. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:

  • Liệu pháp phục hồi tiền đình
  • Điều trị tái định vị ở ống bán khuyên
  • Điều trị bằng thuốc 
  • Điều trị bằng phẫu thuật

Trong điều trị bằng thuốc là một trong những liệu pháp đơn giản và giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình bao gồm: nhóm thuốc kháng cholinergic, nhóm thuốc kháng histamine, và benzodiazepine

Cụ thể: 

- Đa phần các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamine được xếp loại B2, tức có nghĩa độ an toàn khi dùng trên thai kỳ vẫn chưa được chứng minh rõ, do đó chúng không nên dùng cho phụ nữ mang thai nhằm tránh hậu quả cho thai nhi, trừ khi lợi ích của chúng mang lại nhiều hơn nguy cơ tiềm ẩn này.

- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc kháng antihistamin tương đối an toàn cho sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, để phòng tránh những nguy cơ đáng tiếc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu như có nguyện vọng mang thai về sau.

- Tương tự với benzodiazepine, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm thuốc này có thể gây dị tật cho thai nhi với tỉ lệ nhỏ, nhưng nhiều nghiên cứu lại không tìm ra sự liên quan này. Điều quan trọng nhất vẫn là trao đổi với bác sĩ của mình nếu bạn đang được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. 

Trong đợt cấp của rối loạn tiền đình, việc sử dụng lại những nhóm thuốc trên cũng phải vô cùng thận trọng, vì dù chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục nhưng nguy cơ cho thai nhi về sau vẫn có thể xảy ra, nhất là nếu thuốc được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ.

Tương tự, đối với những vaccine tiền sản như vaccine chống sởi, quai bị, rubella hay uốn ván và ho gà,.. , vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra được sự liên quan có ý nghĩa giữa thuốc chống rối loạn tiền đình và những vaccine dùng cho sản phụ.

Vì vậy, nếu bạn dự đĩnh có thai trong tương lai gần, việc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị là vô cùng cần thiết để tìm ra nhóm thuốc phù hợp hoặc thay đổi liệu pháp điều trị.

Tóm lại:

- Rối loạn tiền đình là một nhóm các bệnh lý gây ảnh hưởng tạm thời hay có thể là vĩnh viễn chức năng của hệ thống tiền đình.

- Do bạn đang mắc phải và điều trị rối loạn tiền đình 3 năm nay, nguy cơ của con cháu bạn sau này xuất hiện rối loạn tiền đình sẽ cao hơn so với nguy cơ của dân số chung.

Lời khuyên của bác sĩ:

Nếu bạn dự đĩnh có thai trong tương lai gần, việc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị là vô cùng cần thiết để tìm ra nhóm thuốc phù hợp hoặc thay đổi liệu pháp điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý
Chào Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi than phiền hay bị chóng mặt,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trâm Anh

    Tôi cho rằng bệnh rối loạn tiền đình có di truyền, vì gia đình tôi có đến 3 người mắc căn bệnh này là mẹ tôi, chị gái tôi và tôi.

    13/04/2019
Mai Anh (13/04/2019)
Nếu đang uống thuốc điều trị rối loạn tiền đình thì có nên mang thai không bác sĩ.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Mai Anh, mặc dù các thuốc điều trị rối loạn tiền đình đều không gây dị tật hay ảnh hưởng cho thai nhi, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết được tình hình sức khỏe cũng như những loại thuốc cụ thể bạn đang sử dụng. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ đang điều trị cho bạn về việc mong muốn mang thai.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung