Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp điển hình dưới đây.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, bị rối loạn tiền đình cách đây khoảng 3 năm. Tôi có nhập viện điều trị 3 lần vì cơn chóng mặt cấp kèm nôn nhiều. Sau đó bác sĩ cho thuốc betahistine về uống khoảng 1 tuần, có tái phát khoảng 3 đợt nhập viện với triệu chứng tương tự. Con tôi năm nay 10 tuổi gần đây cũng hay than phiền bị xây xẩm mặt mày, ngồi xuống đứng lên thì hay chóng mặt. Tôi muốn hỏi là có phải cháu bị rối loạn tiền đình không, và có phải tôi di truyền bệnh cho con tôi không ạ. Nếu cháu bị rối loạn tiền đình, tôi có thể cho bé uống thuốc tôi đang uống không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như những gì bạn chia sẻ, chúng tôi chưa thể kết luận được rằng bé của bạn có bị rối loạn tiền đình hay không. Để kết luận được chính xác, bạn nên đưa bé đến phòng khám để được bác sĩ khám kỹ hơn. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời với các thông tin dưới đây.
1. Bé của bạn bị say sẩm chóng mặt thì có thể bị rối loạn tiền đình hay không?
Để xác định bé có bị rối loạn tiền đình hay không, chúng tôi cần phải nghe chính xác mô tả của bé về cơn chóng mặt, ngoài chóng mặt ra còn có thêm triệu chứng gì nữa không ví dụ như: thất điều, chao đảo, rung giật nhãn cầu, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, bị thương ở đầu, khó thở, sốt cao, hồi hộp, chảy mủ tai, nghe kém…
Bạn cần lưu ý rằng chóng mặt không phải bệnh, mà có thể là triệu chứng của một số bệnh khác. Và cần phân biệt chóng mặt với các triệu chứng khác như: hoa mắt, choáng váng, đầu óc quay cuồng. Những cảm giác này thường xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ như: kích thích quá mức dây thần kinh số 10, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu oxy, hạ đường máu. Những cảm giác này không phải là chóng mặt và có thể lên đến cực điểm là mất ý thức, ngất.
Chóng mặt là ảo giác vận động của cơ thể hay môi trường xung quanh làm bạn cảm thấy các đồ vật xung quanh quay tròn, hay cơ thể bạn quay tròn so với các đồ vật xung quanh kèm với các triệu chứng khác như: chao đảo( cơ thể bạn ngã tới, ngã lui trong không gian), thất điều dáng đi, rung giật nhãn cầu, buồn nôn… chóng mặt có thể là một kích thích sinh lý hoặc rối loạn bệnh lý của hệ tiền đình, cảm giác sâu và hệ thị giác.
- Chóng mặt sinh lý: mất cân bằng giữa ba hệ tiền đình, cảm giác sâu và thị giác như: say tàu xe
- Chóng mặt bệnh lý: nguyên nhân do rối loạn chức năng hệ tiền đình thường kèm buồn nôn, run giật nhãn cầu, thất điều dáng đi.
Bạn nên tham khảo thêm:
Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám một cách toàn diện và tìm ra nguyên nhân thật sự gây ra chóng mặt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Con bạn có thể bị di truyền bệnh rối loạn tiền đình từ bạn hay không?
Theo như những gì bạn chia sẻ thì chúng tôi nghĩ dạng rối loạn tiền đình bạn mắc phải là chóng mặt tư thế lành tính. Đây là dạng rối loạn tiền đình thường gặp nhất. Cơn chóng mặt thường ngắn, hay tái phát. Nguyên nhân thì có thể do chấn thương đầu, viêm mê đạo, tắc mạch máu tuy nhiên 50% trường hợp không tìm ra nguyên nhân. Và dạng rối loạn tiền đình này sẽ không di truyền cho con của bạn.
Nhưng chúng tôi cũng xin cung cấp thêm 1 số thông tin về rối loạn tiền đình (RLTĐ) như sau:
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cân bằng cho các hoạt động của cơ thể khi di chuyển, đứng, nằm, cúi người hay xoay người… Khi cơ thể có các hoạt động, chuyển động, hệ thống tiền đình sẽ điều chỉnh phù hợp để giữ tư thế cân bằng. Hoạt động này được điều khiển bởi nhóm thần kinh cao cấp.
Hệ tiền đình có vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể, vì thế, khi cơ quan này có vấn đề, mắc bệnh RLTĐ sẽ có triệu chứng mất cân bằng cơ và tái phát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Về nguyên nhân gây nên hội chứng RLTĐ được chia theo 2 nhóm chính. Nếu là hội chứng tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân như: Bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, viêm dây WIII do thuốc (ví dụ như nhóm kháng sinh aminosid), chấn thương (vỡ xương đá), cơn chóng mặt tư thế lành tính, u góc cầu tiểu não (u dây WIII), viêm dây tiền đình do virut.
Hội chứng tiền đình trung ương do nguyên nhân như: thiếu máu não hệ sống nền, khối máu tụ vùng hố sau, u thân não, xơ cứng dải rác, áp-xe não..
Và các nguyên nhân của rối loạn tiền đình thì hầu hết không di truyền .
3. Có nên cho bé uống thuốc bạn đang dùng không?
Vì chưa thật sự biết con bạn có phải là chóng mặt hay là triệu chứng khác như chúng tôi đã nói ở trên. Và nếu là chóng mặt thật sự thì không biết nguyên nhân gây chóng mặt cho bé là gì. Vì vậy không thể tự ý cho bé sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình được.
Thuốc betahistine của bạn uống chỉ là thuốc điều trị triệu chứng chóng mặt, không phải là thuốc điều trị nguyên nhân thật sự, một số nguyên nhân chóng mặt rất nguy hiểm cần điều trị đặc hiệu chứ không chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, chỉ cho trẻ uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
4. Bạn có thể cho con bạn đi khám ở đâu?
Với những triệu chứng của con bạn, thì bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng. Có thể phải làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ,… để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp .
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:
Chóng mặt hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Do đó, khi trẻ có triệu chứng thường là dấu hiệu của một bệnh lý hay rối loạn tiềm ẩn.
Bạn không nên dùng thuốc điều trị của mình cho trẻ uống vì có một số loại thuốc người lớn uống được nhưng trẻ lại không uống được. Thậm chí đối với các thuốc điều trị cho cả trẻ em và người lớn, thì liều điều trị ở trẻ em cũng phải điều trị theo độ tuổi của bé.
Bạn nên đưa bé đến khám tại các phòng khám Nội thần kinh có kinh nghiệm để sớm phát hiện và điều trị ổn định tình trạng của bé.
Chúc hai mẹ con sớm khỏe!
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi