Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?

Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?

Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay bị ngã, trong người hay cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Cháu đi khám thì được chẩn đoán là rối loạn tiền đình. Cháu rất thắc mắc vì trước nay cứ nghĩ đây là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, tại sao người trẻ tuổi vẫn bị rối loạn tiền đình? Nếu cháu bị bệnh đó thật thì có nguy cơ lão hóa nhanh hơn không? Có tăng nguy cơ mắc bệnh gì khác không? Cháu có thể sinh hoạt bình thường hay cần kiêng gì không ạ?Cháu cảm ơn bác sĩ.

Liên hệ đến số phòng khám của bác sĩ 1900 1246 để được tư vấn miễn phí

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào cháu! Cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin phép được trả lời câu hỏi này như sau:  Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi và trung niên mà ngay những nr phải căn bệnh này. Thực tế là tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi đang ngày một gia tăng do nhiều yếu tố tác động như môi trường sống, tâm lí căng thẳng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh,…

Nếu cháu chưa thực sự hiểu rõ rối loạn tiền đình là gì, cháu có thể tham khảo tại Thông tin bệnh rối loạn tiền đình.

Nguyên nhân bị rối loạn tiền đình ở người trẻ là gì?

Ở những người trẻ tuổi, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình chủ yếu là do thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc, học tập, nhất là những người hay ngồi làm việc nhiều giờ trước máy vi tính, ít vận động như nhân viên văn phòng hay học sinh, sinh viên. Trong trường hợp của cháu, có thể do là học sinh cuối cấp, phải ôn thi nhiều, áp lực lớn là yếu tố nguy cơ mắc bệnh. 

Ngoài ra rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi cũng có thể là do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thiếu khoa học như ăn uống không đủ chất, sử dụng bia, rượu hay thường xuyên mất ngủ dẫn đến cơ thể suy nhược kèm theo đó là hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nếu như mắc các bệnh lý về thần kinh khác như: viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, viêm khớp, thoái hóa cột sống,… cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ.

Có nguy cơ lão hóa nếu mắc rối loạn tiền đình sớm không?

Hiện nay chưa có một bằng chứng khoa học hay một nghiên cứu nào nói rằng mắc rối loạn tiền đình sớm có nguy cơ lão hóa nên cháu không cần lo lắng gì về vấn đề này.

Rối loạn tiền đình có làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác không?

Rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ và điều trị kịp thời thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể là gợi ý của những căn bệnh khác nhất là về não bộ:

  • Các vấn đề về mắt: Các triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo là giảm thị lực, hoa mắt, mất phương hướng.
  • Khi những cơn đau đầu xảy ra thường xuyên, thông tin liên lạc đến bộ não cũng bị ảnh hưởng. Chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh liên quan  như: Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não, tai biến mạch não,... – những biến chứng của rối loạn tiền đình.
  • Tai biến mạch máu não: Trường hợp nặng, bệnh nhân rất dễ mắc phải bệnh tai biến mạch máu não do thiếu máu, thiếu oxy lên não nhất là trường hợp đi kèm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… Từ đó dẫn đến các hiện tượng như liệt nửa người, thất ngôn và rối loạn các chức năng khác của bộ não.

Do đó cháu không nên chủ quan đối với căn bệnh này. Cháu cần đi khám thường xuyên và uống thuốc theo đơn để giúp cắt được cơn đau đầu, chóng mặt, giảm nhanh các tình trạng rối loạn tiền đình và ngăn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu đi. Ngoài ra cũng cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh bệnh tái phát.

Rối loạn tiền đình xuất hiện thường xuyên và kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Chế độ sinh hoạt:

- Không thức khuya, nên đi ngủ trước 11h, ngủ đủ giấc 7-8h mỗi ngày. Vì thức khuya nhiều sẽ làm cho não không đủ dinh dưỡng làm cho việc dẫn truyền hệ thần kinh lên não không tốt sẽ gây ra rối loạn tiền đình.

- Duy trì tập thể dục hằng ngày mỗi buổi sáng hoặc chiều để lượng máu được lưu thông tốt.

- Không ngồi lâu trước máy tính, hoặc liên tục dùng smartphone. Hãy đứng lên đi lại thay đổi tư thế hoặc tập 1 vài động tác nhẹ nhàng mỗi sau 1-2 giờ.

- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột. Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.

- Hạn chế bớt những áp lực do công việc gây ra, nên có kế hoạch cho công việc cụ thể và làm vừa đủ sức của bản thân. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nếu thấy mình quá mệt.

- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, giữ được tâm trạng vui vẻ thoải mái.

- Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn

Chế độ ăn uống:

- Cần có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất và ăn đúng bữa để duy trì năng lượng cho công việc và học tập hằng ngày, tránh các loại thực phẩm chứa lượng đường và muối cao; tránh các loại đồ uống có chứa chất kích thích; nên ăn thức ăn giàu a xít folic, thực phẩm nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin B6, C, D và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng tâm trí để điều chỉnh lối sống sinh hoạt tích cực.

- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2l) nhất là những khi thời tiết nóng hoặc sau một hoạt động thể thao để giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, đào thải được chất độc.

Để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hơn 20 năm kinh nghiệm chữa bệnh rối loạn tiền đình. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị theo số 1900 1246 để được tư vấn



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý
Chào Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi than phiền hay bị chóng mặt,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phương Anh

    Tôi còn trẻ đã mắc cả một đống bệnh, mới đi khám về và biết mắc thêm bệnh rối loạn tiền đình :('

    16/04/2019
Trịnh Thị Phượng (16/04/2019)
Bệnh rối loạn tiền đình này điều trị như thế nào bác sĩ ơi, dùng thuốc ra sao ạ.
Hello Doctor (16/04/2019)
Chào bạn Phượng, bệnh rối loạn tiền đình hiện nay có thể điều trị với thuốc và rất hiệu quả. Để hiểu rõ hơn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình với thuốc, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết https://hellodoctors.vn/roi-loan-tien-dinh/thuoc-dieu-tri-roi-loan-tien-dinh.html

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung