5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu

5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu

Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ bầu không nhận ra mình đang mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai, chúng tôi xin được chia sẻ một trường hợp bệnh nhân điển hình như sau:

Chào bác sĩ, em hiện đang có bầu 18 tuần, dạo gần đây buổi sáng thức dậy luôn có cảm giác chóng mặt, không đứng vững, cảm thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng, cảm giác tim đập nhanh hơn. Em muốn hỏi là em bị làm sao ạ, tình trạng như vậy thì con em có bị làm sao không? Liệu em có nên uống thuốc gì không ạ? Em cảm ơn.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tình trạng như bạn mô tả có thể được chẩn đoán là hội chứng rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai. Nếu bạn chưa biết rối loạn tiền đình là gì, bạn có thể tra cứu thêm thông tin trong bài viết Bệnh rối loạn tiền đình - Tổn thương dây thần kinh số 8.

Rối loạn tiền đình khi mang thai quả thật là một nỗi ám ảnh cho các bạn nữ, bởi vậy chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số thông tin để giúp bạn hiểu rõ.

1. Liệu nguyên nhân rối loạn tiền đình có phải do mang bầu không?

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn tôi sẽ sơ lược trước về cơ quan chủ đạo có nhiệm giữ thăng bằng trong cơ thể để bạn hiểu rõ hơn.

Cấu trúc tai trong là một cơ quan có hai chức năng: ốc tai có nhiệm vụ nghe và mê cung để giữ thăng bằng. Sự thay đổi trong các cơ quan này có thể gây ra những rối loạn trong chức năng nghe và thay đổi thăng bằng cơ thể.

Các triệu chứng như chóng mặt, ù tai và có thể giảm thính lực đột ngột thường liên quan đến tác dụng của estrogen và progesterone trên ốc tai, mê đạo, đường dẫn truyền thính giác. Ở nữ giới, bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình chuyển hóa hormone steroid đều gây ra rối loạn tiền đình, như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, trong thời kỳ mang thai, mãn kinh. Mang thai được đặc trưng bởi nhiều thay đổi xảy ra với phụ nữ - thay đổi nội tiết tố, giải phẫu, tim mạch và phổi, phù và tăng cân có thể ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương và tư thế.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, rất nhiều thay đổi xảy ra trong cơ thể bạn để phù hợp với em bé đang lớn, bao gồm tăng 30-50% lượng máu. Nhưng lượng huyết sắc tố, một loại protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho các tế bào, không theo kịp sự gia tăng về lượng máu đó. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu khiến bạn cảm thấy chóng mặt.

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ cũng có thể bị chóng mặt do giãn tĩnh mạch, xảy ra do sự gia tăng hormone. Cùng với sự thay đổi về thể tích máu, rất nhiều mạch máu giãn ra và tình trạng thiếu máu cung cấp cho não bộ nặng thêm.

Nghiên cứu cho thấy rằng trong ba tháng đầu thai kỳ, triệu chứng thường gặp nhất liên quan là chóng mặt (22,72%), trong tam cá nguyệt thứ hai là mất ổn định (12,12%) và mất cân bằng dáng đi (12,12%). Trong tam cá nguyệt thứ ba, các triệu chứng về thăng bằng sẽ từ từ giảm đi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Rối loạn tiền đình khi mang thai có cần phải uống thuốc không?

Bạn nên hỏi bác sĩ của mình về triệu chứng chóng mặt khi đi khám định kỳ. Thường thì chóng mặt khi mang thai là dấu hiệu bình thường, nhưng trong một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu nguy hiểm, như khi có kèm theo đau ngực, khó thở hoặc ngất xỉu.

Việc dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai cần hết sức thận trọng. Thực tế trong thời gian này, nếu không cần thiết, thì tốt nhất bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc nào để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Bà bầu có những triệu chứng nghi là bị rối loạn tiền đình cần phải đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu bạn tự ý sử dụng những loại thuốc điều trị chóng mặt, đau đầu thì có nguy cơ rất cao thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gây dị dạng, quái thai.

3. Các thuốc điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện nay, hầu hết các thuốc điều trị không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai. Đồng thời, tính an toàn của thuốc trong thai kỳ vẫn chưa có các dữ liệu  nhưng việc chỉ định sử dụng có thể là cần thiết tùy thuộc vào cân nhắc lâm sàng của bác sĩ nếu lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ.

4. Bé có nguy cơ gì nếu mẹ mắc rối loạn tiền đình trong thai kỳ?

Có thể nói, tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai không gây nguy hiểm trực tiếp cho thai nhi nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến con. Nếu người mẹ luôn trong trạng thai căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần không ổn định trong thời gian dài thì chắc chắn sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Việc mẹ bầu bị chóng mặt, hoa mắt, đi đứng không vững sẽ dẫn đến té ngã, lúc đó thai nhi sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự an toàn của cả 2 mẹ con.

Ngoài ra, khi bị những cơn đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình hoành hành, nhiều mẹ bầu thực sự chỉ muốn dùng thuốc giảm đau giảm chóng mặt ngay, dù chưa rõ ràng liệu có ảnh hưởng thai nhi không. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho em bé trong bụng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Nên làm gì nếu cảm thấy chóng mặt khi mang thai?

Nếu bạn bị chóng mặt khi mang thai, điều tốt nhất nên làm là nhanh chóng tìm chỗ ngồi hoặc nằm trong khoảng 5 phút, sau đó đứng dậy từ từ. Khi đã qua cơn chóng mặt, bạn nên uống nước và ăn một bữa nhẹ.

Ăn nhiều bữa nhẹ trong ngày, tránh tình trạng thời gian giữa các bữa ăn quá xa nhau.

Vào những ngày nắng nóng, bạn nên ở những khu vực mát mẻ, râm mát, tránh tình trạng mất nước.

Ngoài ra tư thế ngủ là rất quan trọng, tư thế nằm ngửa cũng có thể gây ra chóng mặt trong thai kỳ vì trọng lượng tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ, giảm lượng máu về tim và lên não bộ. Phụ nữ có thai nên chọn tư thế ngủ nghiêng trái. Tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Hạn chế việc đứng lâu trong một thời gian dài, nếu công việc đòi hỏi phải đứng lâu, bạn nên đi lại xung quanh hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc, điều này giúp cho máu trở lại tim nhiều hơn.

Mặt khác, gia đình, người thân, đặc biệt là người chồng nên quan tâm, chăm sóc, gánh vác việc nhà giúp người phụ nữ.

Những thông tin hữu ích cho bạn vào lúc này

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúc bạn mau khỏe.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý
Chào Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi than phiền hay bị chóng mặt,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thu Thủy

    Em trước đây cũng bị rối loạn tiền đình, đã điều trị hết rối. Mà đợt này mang thai lại thấy nhiều khi đau đầu, chóng mặt dữ dội.

    17/04/2019
Hoàng Anh (17/04/2019)
Tôi trước đây có bị bệnh rối loạn tiền đình. Tôi đang mang bầu 3 tháng và thời gian gần đây thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt. Nhiều lúc bị đau nhói. Liệu tôi có bị rối loạn tiền đình tái phát không bác sĩ.
Hello Doctor (17/04/2019)
Chào chị Hoàng Anh, trong 3 tháng đầu mang thai, rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu như vậy. Vì vậy không chắc chắn rằng chị đang bị bệnh rối loạn tiền đình tái phát. Để xác định chính xác chị đang gặp phải vấn đề gì, chị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục điều trị.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung