Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?

Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?

Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết. Gần đây tôi thấy chóng mặt nhiều, hoa mắt mỗi khi đi lại, khám thì bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình và cho thuốc uống. Nhưng tôi uống đã 5 ngày nay vẫn không đỡ. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ tư vấn thêm về tình trạng của tôi?

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trước tiên, do bác mới chỉ sử dụng thuốc 5 ngày nên chưa thể đánh giá là bác có đáp ứng với phương pháp điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu việc uống thuốc trong một thời gian đủ dài mà không có tác dụng, bác cần phải trao đổi lại với bác sĩ để thay đổi loại thuốc điều trị hoặc thay đổi phương pháp điều trị. Để bác hiểu rõ hơn vể thuốc điều trị rối loạn tiền đình cũng như cách sử dụng, chúng tôi xin cung cấp đến bác một số thông tin như sau:

Nếu bác chưa nắm rõ về căn bệnh mình đang mắc phải, bác nên bắt đầu với việc tìm hiểu về nó. Bác có thể tra cứu nhanh thông tin tại mục Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Rối loạn tiền đình nên uống thuốc nào?

Các thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh rối loạn tiền đình là:

Nhóm dẫn xuất của acetyl leucine:

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giúp cắt cơn chóng mặt nhanh chóng. Bằng cách ức chế hệ thống tiền đình, thuốc giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra. Thuốc có 2 dạng chế phẩm, dạng uống và dạng tiêm. Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dạng chế phẩm nào. Nếu tình trạng nặng, điều trị nội viện thì thuốc tiêm sẽ được ưu tiên chỉ định hơn.

Nhóm antihistamine:

Thuốc giúp ức chế hoạt động của Histamine ở trung ương thần kinh, giúp ổn định hệ thống tiền đình và hệ thống thần kinh trung ương.

Nhóm  kháng cholinergic:

Cholinergic là hoạt chất đặc trưng của hệ thần kinh phó giao cảm, có tác dụng tăng tiết dịch, co bóp cơ trơn, kích thích hệ thống tiền đình. Thuốc này đánh vào cơ chế kích thích hệ tiền đình của cholinergic, giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.

Các thuốc khác:

An thần, chẹn calci, magie, vitamin B … là những thuốc cũng được dùng trong điều trị bổ sung và phối hợp cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị giúp cắt cơn nhanh không cao, chủ yếu là điều trị nâng đỡ.

Hiện nay, trong điều trị rối loạn tiền đình ở Việt Nam, nhóm antihistamine và dẫn xuất acetyl leucine là 2 thuốc hàng đầu được lựa chọn trong điều trị rối loạn tiền đình. Nếu bệnh nhân nặng, cần nhập viện điều trị, bác sĩ thường sẽ cho antihistamine dưới dạng uống và acetyl leucine ở dạng tiêm. Thuốc dạng uống sẽ được chỉ định ở bệnh nhân có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và có thể điều trị ngoại viện đơn thuần.

Để hiểu rõ hơn phương pháp điều trị với thuốc, bác có thể tham khảo thêm tại bài viết Thuốc điều trị rối loạn tiền đình.

Thuốc uống bao lâu thì có hiệu quả?

Thông thường, thuốc sẽ có tác dụng trong 24-72 giờ sau lần dùng thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, trong vòng 5 ngày đầu bác nên cố gắng tuân thủ điều trị, hạn chế việc ngưng sử dụng thuốc trừ trường hợp có dấu hiệu quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Đồng thời, bác nên nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh, đòi hỏi thăng bằng nhiều. Như vậy, thuốc mới có thể phát huy hiệu quả sớm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thuốc có tác dụng phụ gì không?

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn tiền đình là buồn ngủ, khiến người bệnh khó tỉnh táo, duy trì sự tập trung khi sử dụng thuốc. Vì vậy tốt nhất trong thời gian điều trị bệnh, bác nên nghỉ ngơi, hạn chế các công việc áp lực, đòi hỏi sự tập trung cao.

Chóng mặt cũng là một tác dụng phụ có thể gặp trong khi sử dụng thuốc. Nếu trong thời gian điều trị, bác thấy sau khi uống thuốc mà chóng mặt tăng nhiều hơn, bác nên báo ngay với bác sĩ để được đổi thuốc điều trị.

Nếu uống thuốc mà triệu chứng vẫn không giảm thì nên làm gì?

Khi đã điều trị nội khoa tối ưu mà người bệnh vẫn không giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt, thì các biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc. Tuy nhiên, tỉ lệ rối loạn tiền đình không đáp ứng điều trị rất thấp. Do vậy, khi bệnh nhân không giảm triệu chứng bác sĩ thường sẽ đi tìm kiếm các nguyên nhân ác tính như khối u, ung thư… thông qua các xét nghiệm như MRI, CTscan sọ não. Nếu đã xác định nguyên nhân ở tiền đình và đánh giá đây là rối loạn tiền đình không đáp ứng điều trị thì lúc này phẫu thuật mới được đề ra.

Có phương pháp nào giảm Rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc không?

Có. Hiện tại, có hai phương pháp để làm giảm rối loạn tiền đình không dùng thuốc là nghiệm pháp Epley và bài tập Brandt-Daroff.

Tuy nhiên, nghiệm pháp Epley chỉ khuyến cáo được sử dụng bởi các chuyên gia, bác sĩ đã qua đào tạo. Do đó, tôi sẽ chỉ hướng dẫn bác bài tập Brandt-Daroff. Đây là là bài tập dễ thực hiện và có thể tập ngay trên giường.

Thông thường, nếu chỉ đơn thuần tập mà không dùng thuốc, các triệu chứng của rối loạn tiền đình sẽ mất sau 3 tháng. Vì vậy, tôi khuyến cáo bác nên phối hợp cả 2 liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để giúp mau chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình gây ra.

Xem tổng quan các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình tại bài viết Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình.

Bài tập Brandt- Baroff:

  • Ngồi trên giường
  • Đầu xoay về bên Phải 45 độ
  • Làm tương tự với bên Trái
  • Nằm xuống
  • Làm tương tự như ngồi
  • Nằm ngiêng
  • Làm tương tự mỗi bên trái phải

Bài tập Brandt-Baroff

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:

  • Rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
  • Điều trị dùng thuốc thường bắt đầu với kháng histamine và nhóm Acetyl Leucin
  • Phối hợp với các bài tập vận động sẽ giúp bạn mau chóng khỏe hơn.

Chúc bác sớm khỏe!

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý
Chào Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi than phiền hay bị chóng mặt,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trịnh Thị Hạnh

    Tôi cũng đang có thắc mắc như vậy, cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin giúp.

    17/04/2019
Thu Giang (17/04/2019)
Tôi đang rất lo lắng vì tôi đi khám được cho thuốc về uống. Sau khi đã uống thuốc rồi mà vẫn không thấy đỡ. Tôi nên làm gì đây bác sĩ.
Hello Doctor (17/04/2019)
Chào bạn Giang, chúng tôi không biết là bạn đã sử dụng thuốc trong bao lâu để đưa ra kết luận cụ thể. Cơ địa mỗi người không giống nhau, vì vậy tác dụng của thuốc cũng như thời gian tác động là khác nhau. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không thấy đỡ, bạn nên đi khám lại với bác sĩ để được đổi phác đồ điều trị cùng như có phương án điều trị khác khi cần.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung