Phân loại bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

Phân loại bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

Mặc dù rối loạn tiền đình không phải là bệnh nặng nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Phân loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại chính: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường có những biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn có thể đi đứng được. Cơn chóng mặt thường thoáng qua và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu. Bên cạnh đó bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bệnh còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng, kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng……

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh thường đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị chóang váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, hay quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ gây chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Phân loại bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình người bệnh thường  có những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,...

Ngoài biết được những phân loại của bệnh rối loạn tiền đình, bạn cũng cần phải nắm được các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình để sớm nhận biết bệnh cũng như có hướng điều trị kip thời.

Khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thanh Bình

    Tôi khuyên mọi người nên đi khám tổng quát thường xuyên để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung