Các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường thông qua các tình trạng hoặc biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, bị ngất.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình thường có những dấu hiệu sau:

Chóng mặt 

Khi mắc phải căn bệnh bày, dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh gặp đó chính là chóng mặt. Ban đầu dấu hiệu này chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng theo thời gian mức độ và tần suất của dấu hiệu sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ảo giác sẽ xuất hiện, người bệnh luôn có cảm giác xoay tròn kèm theo với các dấu hiện như buồn nôn, nôn, mắt nhìn mờ và đổ mồ hôi ở chân tay. Dấu hiệu này được sinh ra do hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hay có sự tổn thương của dây thần kinh ngoại biên.

Mất thăng bằng

Việc mất thăng bằng là điều dễ hiểu khi mắc căn bệnh rối loạn tiền đình. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện đồng thời cùng với dấu hiệu chóng mặt đã nói ở trên. Người bệnh có cảm giác như người say rượu, trạng thái lâng lâng do vùng tiền đình bị mất nhận thức về các thông tin từ cơ thể. Lúc này để an toàn, người bệnh nên tìm một vị trí để ngồi nghỉ tránh đi lại có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Bị ngất đi

Cùng với các dấu hiệu trên, hiện tượng bị ngất đi cũng sẽ xuất hiện cùng với dấu hiệu đau đầu, mất thăng bằng. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này là do lượng máu lên não bị giảm xuống, huyết áp bị tụt, các chức năng của tim bị rối loạn và gây nên tình trạng ngất trong giây lát.

Hầu hết các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện cùng một lúc, vì nó có sự liên quan với nhau. Ban đầu cơ thể người bệnh chỉ gặp 1 - 2 dấu hiệu tuy nhiên khi bệnh đã nặng thì các dấu hiệu này sẽ xuất hiện nhiều hơn và đầy đủ hơn. Vì thế mà càng để lâu và không áp dụng các biện pháp chữa trị, người bệnh sẽ càng ngày càng phải chịu đựng những khó chịu của bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình, bạn có thể tham khảo video sau:

Khi nào cần đi khám bác sỹ ngay?

Nếu gặp các biểu hiện sau bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám cáng sớm càng tốt

  • Chóng mặt kèm theo triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác...
  • Người bệnh mất định hướng về không gian và thời gian. Nói khó khăn, chân tay chân run rẩy, cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã, tê buốt đầu ngón chân, ngón tay, đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường

Bên cạnh đó khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa bệnh rối loạn tiền đình thích hợp, và càng sớm càng tốt, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng,...

>>>Xem thêm: Phân loại bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

Trong trường hợp bạn thấy mình có biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đinh, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem do nguyên nhân gì và thực hiện chế độ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ với bvới các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Tú

    Tôi thường bị đau đầu, chóng mặt nên đi khám mới biết mình bị mắc bệnh rối loạn tiền đình. Điều trị một thời gian thì tôi đến nay đã thấy đỡ hơn nhiều.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung