Tác hại của bệnh rối loạn giấc ngủ là gì?
Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có hại cho cơ thể. Rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, giảm tuổi thọ và một tác hại dễ thấy nhất đó là giảm chất lượng cuộc sống , hiệu suất công việc. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những tác hại của bệnh rối loạn giấc ngủ trong bài viết này.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường về độ dài , chất lượng giấc ngủ, thay đội nhịp sinh học thức- ngủ… Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin TẠI ĐÂY.
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ.
- Bệnh lý tim mạch: suy tim
- Bệnh lý hô hấp làm giảm thể tích sống, lưu lượng thông khí
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương
- Hội chứng chân không yên
- Bệnh lý nội tiết chuyển hóa: cường giáp, cushing, hạ đường huyết..
- Lão hóa do tuổi già.
- Các rối loạn tâm thần
- Rối loạn khí sắc
- Stress
- Thay đổi môi trường
Các kiểu rối loạn giấc ngủ:
- Ngủ quá nhiều
- Ngủ quá ít, mất ngủ
- Rối loạn nhịp thức ngủ
- Chứng ngủ rũ
- Giấc ngủ thất thường, bao gồm: Chứng miên hành, ác mộng, hoảng sợ khi ngủ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Tác hại của bệnh rối loạn giấc ngủ
Tác hại trước mắt
*Đối với bản thân:
- Giảm hiệu quả làm việc
Khi thiếu ngủ, hay ngủ quá nhiều, khiến phản xạ của não bộ với các kích thích của môi trường chậm lại. Vì vậy, chúng ta có vẻ tư duy kém hơn, chậm chạp hơn khi làm việc. Thiếu tỉnh táo dễ khiến mắc các lỗi sai và mất thêm thời gian để sửa chữa chúng.
- Mệt mỏi
Cơ thể không thể hồi phục hoàn toàn sau giấc ngủ cũng khiến chúng ta mệt mỏi. Ngoài ra, đặc biệt là ở những cá nhân rối loạn nhịp thức ngủ, làm ảnh hưởng đến việc tiết Cortisol. Đây là hormone giúp chúng ta hưng phấn, thường được tiết đạt đỉnh lúc 8h sáng. Khi cơ thể bị rối loạn nhịp sinh học, lượng hormone Cortisol tiết ra sẽ không thích hợp khiến chúng ta dễ mệt mỏi.
- Dễ mắc sai lầm khi thao tác làm việc, lái xe
Theo thống kê, tai nạn giao thông do thiếu ngủ nhiều hơn cả số lượng tai nạn giao thông do rượu. Theo hiệp hội quản lý an toàn giao thông cao tốc quốc gia của Mỹ báo cáo, mỗi năm có khoảng 100,000 vụ va chạm và 1550 ca tử vong là do người điều khiển xe thiếu ngủ khi tham gia giao thông.
Không chỉ vậy, việc thiếu ngủ mãn tính hoặc chất lượng giấc ngủ kém cũng làm tăng tai nạn và chấn thương lao động, thời gian hồi phục sau chấn thương cũng có vẻ dài hơn.
- Lo âu hoảng sợ (ác mộng, hoảng sợ khi ngủ)
Ở những người bị ác mộng, họ có thể nhớ những chi tiết trong cơn ác mộng và trở nên ám ảnh hay cho rằng đó là điềm báo. Điều này sẽ khiến họ luôn trong trạng thái lo sợ, u buồn, chính những cảm xúc này lại gây ra stress thúc đẩy tình trạng Rối loạn giấc ngủ nặng hơn.
- Chấn thương (khi mộng du)
Khi mộng du họ thường đi nhưng không hề có ý thức. Do vậy, người bệnh thường dễ vấp ngã, té từ độ cao, bậc cầu thang. Điều này sẽ tăng nguy cơ chấn thương, té ngã, thậm chí là chấn thương sọ não nếu té từ độ cao.
- Thiếu máu
Khi chúng ta ngủ, hệ huyết dịch sẽ sản xuất các dòng tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Theo nghiên cứu cho thấy thời gian từ 1-3 giờ sáng là thời gian tạo máu, khi mất ngủ, chu trình này sẽ bị rối loạn. Kết quả là người bị mất ngủ sẽ bị giảm hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu.
- Suy giảm miễn dịch
Cũng như hồng cầu, bạch cầu cũng thuộc 3 dòng tế bào của hệ huyết dịch. Khi thời gian thức ngủ bị rối loạn, quá trình sản xuất và các hoạt động của bạch cầu cũng bị ảnh hưởng theo. Từ đó, hệ miễn dịch dịch thể bị suy giảm.
- Sạm da
Thiếu ngủ khiến các hormone nội tiết bị rối loạn điều hòa, da bị thiếu nước, thiếu sức sống. Da dễ sạm, thâm quầng và có nhiều nếp nhăn.
- Giảm ham muốn tình dục
Rối loạn giấc ngủ,đặc biệt là thiếu ngủ đều làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Y khoa về Nội tiết và Chuyển hóa năm 2002 cho thấy ở nam giới bị thiếu có lượng testosterone – hormone giảm một nữa so với bình thường.
- Bứt rứt, dễ cáu giận
Thiếu ngủ khiến tinh thần không tỉnh táo, không có cảm giác sảng khoái, người thiếu ngủ thường hay rơi vào trạng thái dễ kích động.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
*Đối với người thân
- Lo lắng
Khi có thành viên trong gia đình bị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mộng du, hoảng sợ, người nhà thường phải canh chừng khi bệnh nhân ngủ để tránh bệnh nhân mộng du bị té khi đang miên hành.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ của người thân
Như hậu quả ở trên, việc thay đổi thời gian thức ngủ, lo lắng cho người bệnh sẽ khiến người thân cũng bị ảnh hưởng theo.
- Hoảng sợ, bị thương ( khi cố gắng giúp người bị mộng du)
Ở những nơi chưa phát triển hoặc người mê tín dị đoan khi thấy người mộng du sẽ nghĩ họ bị ma nhập. Điều đó khiến họ hoảng sợ khi thấy người thân đang miên hành, hoặc khi cố gắng giúp người bị mộng du tỉnh dậy, hoảng sợ, ác mộng tỉnh dậy sẽ bị thương.
Tác hại lâu dài
Việc giảm miễn dịch, rối loạn hệ nội tiết, hệ huyết dịch, thiếu thời gian để cơ thể hồi phục, tự sửa chữa lâu ngày sẽ dẫn đến việc suy nhược về cả thể chất và tinh thần.
- Suy nhược cơ thể
- Giảm trí nhớ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
- Giảm tuổi thọ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa thần kinh
Bệnh rối loạn giấc ngủ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến cả người thân. Vì vậy, khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi