Bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn - triệu chứng và điều trị

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là cụm từ chuyên môn đề cập đến các tình trạng rối loạn giấc ngủ mà không có nguyên nhân thực thể, ở bệnh nhân chỉ thấy nổi trội nguyên nhân tâm lý và cảm xúc.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Các kiểu rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Ngủ là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài căng thẳng, sửa chữa các thương tổn, phục hồi và bão dưỡng các chức năng sinh lý của cơ thể.
Mặc dù thể chất và lối sống mỗi cá nhân là khác nhau nhưng nhìn chung theo khuyến cáo:
- Người lớn sau 20 tuổi nên ngủ 7-8 tiếng ngày
- Thanh thiếu niên nên ngù 8-9 tiếng/ ngày
- Trẻ em nên ngủ 14-16 tiếng/ ngày.
Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có hại cho cơ thể. Rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, giảm tuổi thọ và một tác hại dễ thấy nhất đó là giảm chất lượng cuộc sống , hiệu suất công việc. Theo nghiên cứu về giấc ngủ thực hiện trên 1 triệu người tại Mỹ cho thấy, những người ngủ nhiều hơn 8,5 tiếng/ ngày hoặc ít hơn 3,5 tiếng / ngày thì sẽ tăng nguy cơ tử vong 15% so với các cá nhân có giấc ngủ khoảng 7 tiếng/ ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Các kiểu rối loạn giấc ngủ
- Ngủ quá nhiều
- Ngủ quá ít, mất ngủ
- Rối loạn nhịp thức ngủ
- Chứng ngủ rũ
- Giấc ngủ thất thường; gồm: Chứng miên hành, ác mộng, hoảng sợ khi ngủ
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
2. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường về độ dài, chất lượng giấc ngủ, thay đội nhịp sinh học thức - ngủ… Có nhiều nguyên nhân gây rarối loạn giấc ngủ, điển hình là:
- Bệnh lý tim mạch: suy tim
- Bệnh lý hô hấp làm giảm thể tích sống, lưu lượng thông khí
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương
- Hội chứng chân không yên
- Bệnh lý nội tiết chuyển hóa: cường giáp, cushing, hạ đường huyết..
- Lão hóa do tuổi già.
- Các rối loạn tâm thần
- Rối loạn khí sắc
- Stress
- Thay đổi môi trường
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
3. Triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Mất ngủ không thực tổn
- Ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài trên 1 tháng.
- Than khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
- Mất ngủ này không phải do các bệnh lý thực thể ( tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh), do hóa chất, thuốc và cũng không phải là triệu chứng của một bệnh tâm thần (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực)
Ngủ nhiều
- Ngủ trên 10 giờ/ ngày, kéo dài trên 1 tháng.
- Dù vậy vẫn còn cảm giác buồn ngủ.
- Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.
- Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.
Rối loạn nhịp thức ngủ
- Chu kỳ ngủ không phù hợp với nhịp ngày đêm bình thường (thức về đêm, ngủ ban ngày)
- Có thể kèm theo cảm giác ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ của mình.
- Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.
- Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.
- Dạng Rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở những người phải làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ quốc tế (jetlag) như tiếp viên hàng không, phi công.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
Chứng miên hành
Miên hành hay còn gọi là mộng du, là tình trạng người bệnh đi khỏi giường trong lúc ngủ. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của giấc ngù. Trong lúc mộng du, người bệnh không hề biết chuyện gì đang xảy ra.
- Khi mộng du, người bệnh có nét mặt trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm, không đáp ứng hoặc không trả lời với các câu hỏi của người khác.
- Khi thức dậy vào buổi sáng họ thường quên những việc xảy ra khi mộng du.
- Mộng du thường không gây ra biến chứng trực tiếp gì, tuy nhiên, những chấn thương khi mộng du có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng.
- Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.
- Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.
Hoảng sợ khi ngủ
Hoảng sợ khi ngủ hay hoảng sợ ban đêm là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với phát âm to, vận động nhanh, và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao. Bệnh nhân ngồi dậy và đứng dậy, kêu thét một cách sợ hãi, thường xảy ra trong 1/3 đầu của giấc ngủ đêm, đôi khi lao ra cửa sổ như cố gắng chạy trốn. Lúc thức giấc bệnh nhân thường không nhớ những gì xảy ra.
Tiêu chuẩn:
- Một hoặc nhiều cơn thức giấc, bắt đầu bằng kêu thét, hoảng sợ, và đặc trưng bằng lo âu nhiều, tăng cử động cơ thể, tăng hoạt động thần kinh tự trị (mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi).
- Các cơn tái diễn điển hình kéo dài 1 - 10 phút và thường xảy ra trong 1/3 đầu của giấc ngủ đêm.
- Không có bằng chứng về bệnh cơ thể.
Ác mộng
- Bệnh nhân có ác mộng khi ngủ đêm hoặc ngủ trưa, người bệnh có thể nhớ các chi tiết của giấc mơ.
- Bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc do giấc mơ gây ra, đau buồn, ám ảnh sợ hãi.
Chứng ngủ rũ
- Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày. Tuy nhiên, khác ở chỗ họ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.
- Việc buồn ngủ, ngủ rũ này thường diễn ra khi hoạt động ví dụ người bệnh đang ăn, đang nói chuyện, đang làm việc.
- Mất trương lực cơ 2 bên, đột ngột
- Tái diễn các yếu tố của ngủ REM khi chuyển trạng thái từ ngủ sang thức.
- Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.
- Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Chẩn đoán
Với mục đích loại trừ chắn chắc các bệnh lý thực thể gây rối loạn giấc ngủ, bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán bệnh:
- Công thức máu
- Điện giải đồ
- Tìm các chất gây nghiện
- Đường huyết tĩnh mạch, Bun, Creatine
- Điện tâm đồ
- CT scan, MRI não
- Trắc nghiệm tâm lý đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ
Điều trị
Khi đã loại trừ các nguyên nhân thực tổn, việc điều trị Rối loạn giấc ngủ không thực tổn chủ yếu dựa vào dạng rối loạn giấc ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ
- Điều chỉnh nhịp thức ngủ
- Tránh căng thẳng tâm lý, các yếu tố kích thích, gây hưng phấn, khó ngủ.
- Xem lại môi trường xung quanh: ánh sáng, âm thanh, thông khí.
Thuốc
Thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm.
Để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nội trú Phạm Trần Thành Nghiệp
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 6 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Văn Dương
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Xanh Pôn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 14 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Tâm Lý Gia Nguyễn Thị Diệu Huyền
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Hello Doctor
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Chuyên gia

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Như Thanh Trâm
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 5 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Thiên Hưng
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 4 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi