Mất ngủ rối loạn tiền đình - Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân của chứng mất ngủ rối loạn tiền đình là gì? Bệnh này có tác hại gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Hello Doctor tìm hiểu trong bài viết sau đây.
2. Nguyên nhân gây bệnh và hậu quả
3. Điều trị mất ngủ rối loạn tiền đình
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.
Khi chúng ta di chuyển,cúi, xoay…hệ thống tiền đình thu nhận tín hiệu và gửi về não bộ để điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
- Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân của chứng mất ngủ do bệnh tiền đình là từ những căng thẳng của hệ thần kinh, hay việc cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh lo lắng, sút cân, sức khỏe giảm rõ rệt.
Mất ngủ kéo dài do rối loạn tiền đình sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
+ Gây suy giảm trí nhớ, kém tập trung, dẫn đến hiệu suất công việc, học tập không cao.
+ Mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, tai biến mạch máu não do lượng máu lưu thông không đều.
+ Dễ gây béo phì: Khi bị mất ngủ, khó ngủ bạn sẽ cảm thấy thèm ăn vào ban đêm, chính vì vậy sẽ ăn rất nhiều. Lượng mỡ sẽ được tích tụ và thời điểm này không hoạt động, không tiêu tốn năng lượng nên dễ gây béo phì, thậm chí là có thể gây bệnh tiểu đường.
+ Đối với phụ nữ khó thụ thai, vì khi mất ngủ sẽ dẫn đến căng thẳng, lo âu, áp lực về tâm lý nên rất khó đậu thai. Đồng thời, mất ngủ khiến da nhanh chóng bị sạm, lão hóa da, tóc bạc sớm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Điều trị mất ngủ rối loạn tiền đình
Khi bị rối loạn tiền đình gây mất ngủ thường xuyên, điều đầu tiên bạn cần làm đó là đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Thông thường để điều trị chứng mất ngủ do rối loạn tiền đình gây ra, bác sĩ sẽ khám và xác định nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình, từ đó phải điều trị dứt điểm chứng bệnh này thì mới có thể giải quyết được chứng mất ngủ.
Nhiều người chọn cách nhanh nhất nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề sức khoẻ là sử dụng thuốc an thần. Đây chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời không thể điều trị bệnh dứt điểm. Nếu lạm dụng thuốc an thần sẽ gây ra sự lệ thuộc vào thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bố trí lại phòng ngủ, hạn chế tiếng ồn, ánh sáng quá chói. Trước khi đi ngủ uống sữa ấm, ngâm chân nước ấm để kích thích máu lưu thông.
Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và công việc hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi. Không nên thức quá khuya xem phim, sử dụng điện thoại.
Để điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần tuân thủ một số chú ý bao gồm: kết hợp nhiều biện pháp điều trị như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, tập luyện,…; không tự ý sử dụng đơn thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên xác định điều trị rối loạn tiền đình cần điều trị kiên trì và lâu dài; thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: cấp, duy trì và tập luyện; nên có bác sĩ chuyên trách theo dõi bệnh nhân; tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi