Hướng dẫn cách phân biệt các loại bệnh rối loạn lo âu

Hướng dẫn cách phân biệt các loại bệnh rối loạn lo âu

Bệnh rối loạn lo âu là một tên gọi chung để chỉ các các rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Vậy phải làm sao để có thể phân biệt được các loại rối loạn lo âu? Các chuyên gia sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Phân loại các loại rối loạn lo âu

1. Rối loạn căng thẳng lo âu cấp tính

2. Rối loạn lo âu toàn thể

3. Rối loạn hoảng sợ

4. Rối loạn ám ảnh sợ

5. Rối loạn lo âu hậu chấn thương tâm lý

6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Để có cái nhìn tổng quan về bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể xem tại BỆNH HỌC RỐI LOẠN LO ÂU.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Rối loạn căng thẳng lo âu cấp tính

Rối loạn căng thẳng lo âu cấp tính có tên tiếng Anh là Acute stress disorder. Rối loạn này phát triển trong phạm vi  từ 2 ngày đến 1 tháng sau khi một người trải qua sự việc chấn thương nghiêm trọng về tinh thần, khiến họ cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng, cảm thấy bản thân rơi vào tình trạng không nơi nương tựa.

Các triệu chứng của rối loạn cấp tính là:

  • Các giác quan bị tê liệt hoặc thờ ơ
  • Giảm bớt quan tâm với môi trường xung quanh
  • Ý thức và cảm nhận không thực tế
  • Không còn có cảm giác là chính mình nữa
  • Dễ bị kích thích và gia tăng cảm giác lo âu
  • Mất hứng thú với những sự việc trước đây

BỆNH STRESS hay còn gọi là rối loạn lo âu cấp tính thường xảy ra dưới 1 tháng. Sau 1 tháng con người dần đi vào quên các việc dẫn đến stress và mau chóng trở về cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, có những người không vượt qua được mà kéo dài thời gian lo âu thì phải cần đến lời khuyên của các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ trị liệu thần kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Rối loạn lo âu toàn thể hay còn gọi là rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu toàn thể có tên tiếng Anh là Generalized anxiety disorder. Những người bị rối loạn lo âu toàn thể là những người lo lắng quá mức và thường xuyên hơn những người rối loạn lo âu thông thường. Mỗi sáng họ thức dậy với những lo âu mà không xác định được nguyên nhân nào. 

Những người rối loạn lo âu thông thường có khả năng gác bỏ việc đang lo âu để suy nghĩ về vấn đề khác để tập trung vào các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người lo âu toàn thể thì không thể gạt qua nỗi lo âu này để nghĩ đến việc nào khác.

Những người bị lo âu toàn thể thường đi kèm với các rối loạn trầm cảm phức tạp, hoảng sợ hoặc nghiện rượu.
Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu toàn thể vẫn chưa xác định, nếu có thì thường nhiều hơn 1 nguyên nhân. Rối loạn lo âu toàn thể thường do tính chất di truyền gia đình. Một sự việc quá đau buồn hoặc quá căng thẳng cũng có thể gây ra rối loạn lo âu toàn thể.

>>>Xem thêm thông tin về các rối loạn trầm cảm thường đi cùng với dạng rối loạn lo âu này tại TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM.

Thông thường, những người mắc bệnh này thường không giải quyết được chính mâu thuẫn nội bộ bên trong họ. Rối loạn lo âu toàn thể có thể xảy ra ở thời thơ ấu hoặc lứa tuổi muộn hơn. Nhiều khả năng, rối loạn lo âu toàn thể được hình thành từ cả  2 yếu tố tâm lý và sinh lý.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các triệu chứng của rối loạn lo âu toàn thể:

  • Hay chìm vào các suy nghĩ mà không có khả năng thoát ra được
  • Lo lắng thái quá
  • Thiếu năng lượng: cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng hoàn toàn
  • Mất hứng thú trong cuộc sống
  • Sợ hãi lo âu xâm chiếm tâm trí
  • Nghĩ về những điều tồi tệ sẽ đến nhưng không có thật
  • Bồn chồn đứng ngồi không yên
  • Khó khả năng tập trung và tĩnh lặng

>>>Xem thông tin đầy đủ về dạng rối loạn lo âu này tại BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA.

3. Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ có tên tiếng Anh là Phobic disorders. Rối loạn hoảng sợ được đặc trưng bởi các rối loạn kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ. Người bệnh có cảm giác ngột ngạt, khó thở như bị ghìm xuống nước. Người bệnh nghĩ mình bị nhồi máu cơ tim và mất kiểm soát bản thân.

Mặc dù cơn hoảng sợ đi qua nhưng nỗi lo và sợ hãi luôn thường trực . Người bệnh hay có những cơn khó thở nhập viện, khám các chuyên khoa như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,...thì các cơ quan chức năng này hoàn toàn bình thường. Người bệnh được chẩn đoán là rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, ... Có nhiều gia đình nghĩ bệnh nhân giả vờ làm cho bệnh nhân sống trong buồn tủi và hoài nghi.

Các triệu chứng rối loạn hoảng sợ là:

  • Mạch nhanh trên 100 lần/ phút
  • Ra mồ hôi nhiều như tắm
  • Chân tay hay run nhiều
  • Đau khó chịu ngực trái hay nhầm lẫn với cơn đau tim
  • Buồn nôn đau bụng dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày
  • Chóng mặt mất thăng bằng
  • Không cảm nhận được sự việc xung quanh khi lên cơn hoảng sợ
  • Bệnh nhân không kiểm soát được suy nghĩ và hành vi
  • Lạnh cóng hoặc nóng bừng bừng
  • Cảm giác chết lặng, không cử động được
  • Sợ chết, bệnh nhân có cảm giác như sắp chết tới nơi

>>>Xem thông tin đầy đủ về bệnh rối loạn loạn hoảng sợ tại BỆNH RỐI LOẠN HOẢNG SỢ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Rối loạn ám ảnh sợ

Rối loạn ám ảnh sợ có tên tiếng Anh là Phobic disorders. Rối loạn ám ảnh sợ bao gồm ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ xã hội, ... Rối loạn này đặc trưng bởi nỗi sợ hãi cực độ với một đối tượng hoặc tình huống nào đó mà không gây nguy hiểm. Người bệnh nhìn chung không cảm thấy lo lắng, chỉ trở nên hoảng loạn khi phải đối mặt với những đối tượng cụ thể khiến họ khiếp sợ.

Các tình huống gây sợ hãi:

  • Sợ ở nhà một mình
  • Sợ đứng trước đám đông
  • Sợ đi ô tô, xe buýt, máy bay,...
  • Sợ nói chuyện trước mọi người

>>>Xem thêm thông tin về bệnh rối loạn ám ảnh sợ tại RỐI LOẠN ÁM ẢNH SỢ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Rối loạn lo âu hậu chấn thương tâm lý

Rối loạn lo âu hậu chấn thương tâm lý có tên tiếng Anh là Posttraumatic – stress disorder. 

Rối loạn lo âu hậu chấn thương tâm lý (PSTD) là một dạng rối loạn lo âu kích hoạt bởi một sự kiện chấn thương tâm lý. Bệnh  có thể phát triển chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý khi có trải nghiệm hoặc chứng kiến một sự kiện gây căng thẳng sợ hãi, bất lực hoặc kinh dị.

Các triệu chứng của tránh né cảm xúc và tê liệt có thể bao gồm:

  • Cố gắng để tránh suy nghĩ hoặc nói về những sự kiện đau thương.
  • Cảm thấy tê liệt cảm xúc.
  • Tránh các hoạt động từng rất thích.
  • Tuyệt vọng về tương lai.
  • Suy giảm về trí nhớ
  • Khó tập trung.
  • Khó khăn duy trì quan hệ gần gũi.

Các triệu chứng của cảm xúc lo lắng và kích thích tăng có thể bao gồm:

  • Khó chịu hay giận dữ.
  • Quá tội lỗi hoặc xấu hổ.
  • Hành vi tự hủy hoại, chẳng hạn như uống quá nhiều.
  • Khó ngủ.
  • Là dễ dàng giật mình hay sợ hãi.
  • Nghe hoặc nhìn thấy những điều không có.

>>>Xem thông tin đầy đủ về căn bệnh này tại RỐI LOẠN CĂNG THẲNG HẬU SANG CHẤN.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên tiếng Anh là Obsessive–compulsive disorder. Là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại. Ví dụ: nỗi sợ sự dơ bẩn đi kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể, như tắm rửa quá nhiều. 

Các ám ảnh gây rối loạn cưỡng chế là:

  • Sợ hành vi đáng xấu hổ của bản thân
  • Cái chết và thiên tai
  • Sự ô nhiễm, dơ bẩn
  • Suy nghĩ ám ảnh về tình dục
  • Sự sắp xếp có trật tự, hài hòa, đối xứng
  • Bị quấy rầy bởi những ý nghĩ, hình ảnh không mong muốn
  • Không hài lòng với cơ thể

Các hành vi rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

  • Lau chùi
  • Tắm giặt
  • Kiểm tra
  • Đếm
  • Đo
  • Những hành động, việc làm lặp đi lặp lại
  • Thú nhận những tội lỗi tự tưởng tượng ra
  • Tích trữ
  • Chậm chạp

Nếu bạn thấy mình có dấu hiệu của một trong những loại rối loạn lo âu kể trên thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn lo âu

Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng biện pháp tâm lý
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu thường được các chuyên gia Hello Doctor khuyên dùng là điều trị bằng tâm lý mà chủ yếu...
Hỏi đáp: Bị mắc bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi mới đưa em gái đi khám và phát hiện mắc bệnh rối loạn lo âu. Nhưng tôi chưa hiểu rõ về căn bệnh...
Những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu không dùng thuốc
Các liệu pháp thay thế điều trị bệnh rối loạn lo âu đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về lo âu và không muốn điều trị...
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, làm sao để nhận biết?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Em tôi đã chữa trị và bệnh tình hiện đã thuyên giảm...
Nên đi khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trọng Hải, năm nay tôi 36 tuổi. Cách đây 12 năm anh trai tôi đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Từ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trương Tuấn Anh

    Tôi có người nhà đi khám và được nói mắc bệnh rối loạn lo âu nên đã thử tìm hiểu thông tin về bệnh. Nhưng tôi cảm thấy rất khó hiểu khi có rất nhiều dạng bệnh rối loạn lo âu. Sau khi đọc bài viết tổng hợp của bác sĩ tôi đã hiểu tương đối về căn bệnh này. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    12/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung