Người bị nhiễm HIV dễ mắc phải những bệnh gì?

Người bị nhiễm HIV dễ mắc phải những bệnh gì?

Chào bác sĩ, hiện nay em rất hoang mang và lo lắng. Chồng em vừa phát hiện nhiễm HIV cách đây 3 tháng. Gần đây anh ấy hay kêu mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em có tham khảo trên Internet thấy nói người nhiễm HIV thường mắc nhiều bệnh khác. 

Xin bác sĩ tư vấn giúp ở giai đoạn này thì chồng em có thể mắc những bệnh gì? Có cách nào để giảm nguy cơ mắc các bệnh hay gặp ở người bị HIV không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Trả lời:

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những triệu chứng mà bạn đã nêu (mệt mỏi, ăn không ngon miệng…) chưa thể khẳng định được chồng bạn có mắc các bệnh nào khác ngoài HIV hay không, vì virus HIV cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự.

Tuy nhiên, chồng bạn vẫn có nguy cơ mắc phải các bệnh khác. Để chắc chắn, chồng bạn phải đi khám tầm soát để không bỏ sót những trường hợp nguy hiểm. Để giúp đỡ bạn, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những thông tin cụ thể và ngắn gọn nhất.

1. Tại sao người bệnh HIV lại dễ mắc các bệnh khác?

Virus HIV là một virus vô cùng “thông minh”. Bạn nên nhớ, một cơ thể khỏe mạnh khi và chỉ khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch giúp chúng ta chống lại các tác nhân lạ, tác nhân có hại khi chúng tấn công cơ thể. Hệ miễn dịch có ở khắp mọi nơi, có nhiều thành phần như các tế bào bạch cầu, các chất hóa học có ở trong máu, trong các cơ quan… Virus HIV tấn công vào cơ thể và đồng thời phá hủy các tế bào thuộc hệ miễn dịch (đặc biệt là tế bào Lympho TCD4+) khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó làm cho các tác nhân có hại khác bùng lên, dễ dàng gây bệnh cho cơ thể. 

Ngoài ra, người bệnh HIV thường có tâm lý không ổn định do nguyên nhân sang chấn tâm lý tổn thương do bệnh, yếu tố xã hội xa lánh. họ có thể mắc một số rối loạn tâm thần có liên quan.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Bệnh nhân HIV ở giai đoạn nào dễ mắc bệnh nhất?

Lượng tế bào thuộc hệ miễn dịch bị phá hủy càng nhiều thì nguy cơ mắc các bệnh khác càng cao. Vì thế, rõ ràng là bị bệnh HIV càng lâu thì người bệnh càng có khả năng bị bệnh khác tấn công. Theo nhiều nghiên cứu, ở giai đoạn cuối, virus HIV phá hủy ồ ạt các tế bào TCD4+ khiến số lượng tế bào giảm xuống còn 200 tế bào/mm3 máu hoặc thấp hơn thì người bệnh được chẩn đoán là mắc Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS- acquired immunodeficiency syndrome). Ở giai đoạn này người bệnh dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhất.

Với những rối loạn tâm thần thì giai đoạn đầu lại là giai đoạn người bệnh dễ mắc bệnh nhất, vì giai đoạn này tâm lý người bệnh thường là chối bỏ, không chấp nhận mình bị bệnh, sau đó là buồn chán, suy sụp. Do đó, Rối loạn lo âuTrầm cảm là hai bệnh lý thường gặp nhất trong giai đoạn mới được chẩn đoán.

>> Xem thêm: Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì?

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

 

3. Các bệnh mà bệnh nhân HIV dễ mắc phải là gì?

Nhiễm HIV diễn tiến theo 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu được gọi là giai đoạn cửa sổ:

Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh…). Ở giai đoạn này, các bệnh có thể mắc là do chúng có cùng con đường lây truyền với HIV như: bệnh lậu, bệnh giang mai nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn; Viêm gan B, viêm gan C nếu dùng chung bơm kim tiêm… Giai đoạn này ít khi người bệnh phát hiện ra bệnh hoặc có triệu chứng.

2. Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng):

Giai đoạn này kéo dài từ 5-10 năm, ở giai đoạn này nếu là các xét nghiệm HIV người bệnh đã có thể biết chính xác là mình có bị nhiễm hay không. Đúng như tên gọi của nó, ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì mặc dù số lượng tế bào TCD4+ bắt đầu giảm, nhưng hệ miễn dịch vẫn đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân khác. Thường người bệnh không phát hiện bệnh kèm theo trong giai đoạn này. Tuy nhiên, người bệnh có thể mắc các bệnh như trầm cảm, stress, … do tâm lý bất ổn.

3. Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn HIV có triệu chứng hay giai đoạn cận AIDS:

Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện nhiều như: nổi hạch, tiêu chảy, gầy sút cân, mệt nhiều… Lượng tế bào TCD4+ sụt giảm nhanh và người bệnh dần chuyển sang giai đoạn cuối là AIDS. Trong giai đoạn này, một loạt các bệnh khác có thể nổi lên như lao, nhiễm trùng da do tụ cầu, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,  rối loạn cảm giác, suy giảm trí nhớ…

Đối với trường hợp của chồng chị, các triệu chứng có thể do Rối loạn Trầm cảm trong giai đoạn mới được chẩn đoán HIV. Nếu chị lo lắng, chị nên đi đưa anh đi khám sớm tại các cơ sở y tế vừa có chuyên khoa Tâm thần- Truyền nhiễm HIV. Như vậy anh sẽ vừa được chẩn đoán sớm các bệnh lý kèm theo và vừa được theo dõi việc điều trị HI.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

4. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác khi nhiễm HIV?

Với những bệnh nhân được xác đinh là đã nhiễm HIV, họ thường hoang mang lo lắng, có khi suy sụp và trầm cảm. Tuy nhiên, hiện nay với sự hỗ trợ của y học hiện đại, khoảng thời gian từ giai đoạn cửa sổ đến khi người bệnh có những triệu chứng đầu tiên là từ 15-17 năm. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác người bệnh HIV nên nhớ:

  • Uống thuốc đầy đủ, đều đặn theo đơn.
  • Đi khám định kì theo đúng hẹn.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng.
  • Ăn uống đầy đủ, đủ chất để nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch, không nên ăn kiêng.
  • Tập thể dục đều đặn, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia cũng là một cách để nâng cao miễn dịch.
  • Không nên suy nghĩ bi quan, nếu có hãy tâm sự với người mà mình tin tưởng nhất hoặc tham gia các nhóm bệnh nhân để cùng chia sẻ. 

Đối với người thân trong gia đình: không nên kì thị người bệnh, hỗ trợ họ về mặt tinh thần, giúp họ có lối sống lành  mạnh nhất.

TÓM LẠI:

HIV là một bệnh truyền nhiễm có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm khác.

Các rối loạn trầm cảm và Lo âu là 2 dạng rối loạn tâm thần dễ mắc nhất ở nhóm người bệnh HIV.

LỜI KHUYÊN CHO BẠN:

Các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.. có thể xuất hiện trong cả bệnh lý thực thể và tâm thần. Do đó, tôi nghĩ rằng bạn nên đưa anh nhà đi khám sớm. Việc điều trị và chẩn đoán sẽ phần nào giúp anh được điều trị sớm nếu có tình trạng mắc các bệnh lý đồng nhiễm xảy ra, đồng thời, khắc phục phần nào chất lượng cuộc sống bị suy giảm do mắc HIV gây ra.

Bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám vừa có chuyên khoa Tâm Thân- Truyền nhiễm- HIV để anh vừa được chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý Tâm thần, vừa được theo dõi diễn tiến bệnh HIV và các bệnh lý đồng nhiễm khác. Hãy liên hệ đến số phòng khám của bác sĩ chuyên điều trị HIV theo số 1900 1246

Chào bạn!



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Giấu Tên

    Tôi cũng có chung thắc mắc, cảm ơn bác sĩ đã giải đáp

    19/04/2019
Thu Trang (19/04/2019)
Thưa bác sĩ, nếu sử dụng thuốc đúng như chỉ dẫn thì tôi có nguy cơ mắc phải các bệnh như đã nêu trên không ạ
Hello Doctor (19/04/2019)
Chào bạn Trang, khi đã sử dụng thuốc, tải lượng Virus HIV sẽ giảm, cơ thể bạn sẽ hoàn toàn như những người bình thường. (Lưu ý là bạn phải luôn dùng thuốc đúng hướng dẫn, nếu ngưng tải lượng virus sẽ tăng lên). Còn việc mắc bệnh, bạn cũng có thể mắc phải một số bệnh khác khi cơ thể không khỏe mạnh như những người bình thường khác. Vì vậy, bạn nên có một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp nhé.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung