Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV và những lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV và những lưu ý khi sử dụng

Nếu bạn bị phơi nhiễm HIV, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc để dự phòng phơi nhiễm. Vậy có những loại thuốc chống phơi nhiễm HIV nào? Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết của Hello Doctor.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì
  2. Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV
  3. Tác dụng của thuốc phơi nhiễm HIV
  4. Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?

Thuốc chống phơi nhiễm là loại thuốc dùng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải HIV, đặc biệt là ở người có nguy cơ lây nhiễm cao. Để biết được thế nào là phơi nhiễm, bạn có thể xem lại bài viết "Phơi nhiễm HIV là gì" của chúng tôi.

Những đối tượng được cân nhắc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm bao gồm:

  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Từng quan hệ tình dục với người dương tính với HIV.
  • Quan hệ bằng đường dương vật – hậu môn hay dương vật – hậu môn với nhiều bạn tình.
  • Có bệnh lây qua đường tình dục (như lậu, giang mai, chlamydia).
  • Có tiếp xúc/dùng chung kim tiêm hay dùng các chất ma túy trong vòng 6 tháng gần đây.
  • Đang có thai và nguy cơ cao phơi nhiễm với HIV.

Lưu ý rằng: Không cần phải đợi đến khi bản thân có các dấu hiệu phơi nhiễm HIV mới đi khám bác sĩ. Ngay khi thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm phơi nhiễm HIV và sớm tiếp cận với thuốc chống phơi nhiễm HIV ngay.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Phân lọai thuốc chống phơi nhiễm HIV

Thuốc chống phơi nhiễm được chia ra làm hai loại chính: Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và sau phơi nhiễm (PEP).

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

Loại thuốc này thường được biết đến với cái tên thương mại là Truvada (bao gồm hai thành phần chính là Tenorflovir và Emtricitabine). Việc sử dụng thuốc cần được tuân thủ hằng ngày, nếu không sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc trong việc phòng chống virus HIV.

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

Thuốc PrEP đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn

Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Thuốc được sử dụng chính là nhóm ARV (antiretroviral medicine). Trái với thuốc dự phòng trước phơi nhiễm, ARV cần được sử dụng trong vòng 72h sau khi đã phơi nhiễm. Và đồng thời người sử dụng phải duy trì việc dùng thuốc liên tục suốt 28 ngày. 

Thông thường,  bác sĩ sẽ kết hợp từ 2 đến 3 loại ARV để tăng hiệu quả tối ưu cho việc dự phòng, các thuốc ARV phổ biến có thể kể đến:

- Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleotic (Nuccleosid RTI):

  • Abacavir, hay ABC (Ziagen)
  • Didanosine, hay ddl (Videx)
  • Emtricitabine, hay FTC (Emtriva)
  • Lamivudine, hay 3TC (Epivir)
  • Stavudine hay d4T (Zerit)
  • Tenofovir, hay TDF (Vitread), hay TAF (Vemlidy)
  • Zidovudin, hay AZT or ZDV (Retrovir)

Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải nucleotic (Non-NRTI):

  • Delavirdine, hay DLV (Restriptor)
  • Efavirenz, hay EFV (Sustiva)
  • Etravirine, hay ETR (Intelence)
  • Nevirapine, hay NVP (Viramune)
  • Rilpivirine, or RPV (Edurant)

Nhóm ức chế protease (Protease Inhibitors):

  • Amprenavir  (Agenerase)
  • Atazanavir (Reyataz)
  • Darunavir (Prezista)
  • Fosamprenavir (Levixa)
  • Indinavir (Crixivan)
  • Lopinavir + ritonavir (Kaletra)
  • Nelfinavir (Viracept)
  • Ritonavir (Norvir)
  • Saquinavir (Invirase, Fortovase)
  • Tipranavir (Aptivus)

Ngoài ra, còn một số nhóm khác của ARV có thể kể đến như FI (Enfurivide), đối kháng CCR5 (Maraviroc), INSTIs.

Xem thêm "Cách sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV" để biết được cách dùng thuốc như thế nào cho hợp lý và đạt được hiệu quả.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Tác dụng của thuốc phơi nhiễm HIV

Tác dụng chung của nhóm ARV là ức chế việc sao chép ngược từ ARN của virus HIV, ngăn sự lan rộng của chúng lên cơ thể người bệnh. Cơ chế chủ yếu của nhóm này là “cạnh tranh” với nucleosid (việc phiên mã từ ARN virus sang ADN cơ thể người cần có nucleosid mới thực hiện được) hoặc nhóm không phải nucleoid.

Ngoài ra, ARV còn tạo các cơ chế khác để ngăn chặn quá trình dịch mã của virus HIV.

4. Tác dụng phụ của thuốc phơi nhiễm HIV

Tuy có sự cải tiến hơn trong việc hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Thế nhưng các loại thuốc chống phơi nhiễm ít nhiều có thể gây một số triệu chứng không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Giảm cảm giác ngon miệng: Có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ bữa ăn, cân nhắc dùng thêm thực phẩm bổ sung để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hội chứng loạn dưỡng mỡ (lipodystrophy): Là tình trạng rối loạn tích tụ mỡ trong cơ thể (có thể là tăng hoặc giảm tích mỡ). Vì thế, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ thật kỹ trong suốt quá trình dùng thuốc để có biện pháp phòng tránh hội chứng này.
  • Tiêu chảy: Người bệnh có thể hạn chế triệu chứng này bằng cách ăn các thực phẩm ít béo, cay, nóng hoặc có thành phần từ sữa. Ngoài ra, việc dùng các thực phẩm quá nhiều xơ cũng nên được giảm thiểu tối đa.
  • Chóng mặt/ngất: Hạn chế rượu bia là điều cần thiết.

Tóm lại, như đã đề cập, việc chống phơi nhiễm chỉ mang tính chất thụ động và đây không phải là một phương pháp điều trị HIV. Cách tốt nhất để phòng tránh HIV vẫn là quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm/kim tiêm với người khác và duy trì lối sống lành mạnh.



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Hải

    Chia sẻ của bác sĩ rất chi tiết và cụ thể

    23/04/2019
  • Thu Hương

    Tôi cảm thấy rất hoang mang khi mình bị phơi nhiễm HIV, những thông tin chia sẻ của bác sĩ đã giúp tôi rất nhiều trong việc lấy lại tinh thần và đi khám điều trị.

    01/11/2018
Thu Phương (23/04/2019)
Chào bác sĩ, nếu sử dụng thuốc mà tải lượng Virus gần như không tìm thấy nữa thì có thể ngưng sử dụng thuốc được không ạ.
Hello Doctor (23/04/2019)
Chào bạn Phương, xin lưu ý bạn là tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc. Thuốc ARV có tác dụng ức chế virus HIV, vì vậy có thể khiến cho tải lượng virus giảm xuống, nhưng không có tác dụng triệt tiêu virus HIV hoàn toàn. Nếu ngừng thuốc, virus sẽ tiếp tục phát triển.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung