Bệnh HIV có dễ lây không? Điều kiện để lây nhiễm HIV là gì?

Bệnh HIV có dễ lây không? Điều kiện để lây nhiễm HIV là gì?

HIV là căn bệnh reo rắc nỗi sợ hãi đối với tất cả chúng ta. HIV không chỉ gây ra rất nhiều hậu quả cho bản thân người mắc bệnh mà còn có thể lây lan. Vậy bệnh HIV có dễ lây không?  Điều kiện để lây nhiễm HIV là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết nhé.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Để được hỗ trợ tư vấn và điều trị, bạn có thể liên hệ đến phòng khám của bác sĩ theo số 1900 1246

Tóm tắt nội dung:

1. HIV là gì?

2. Các con đường lây nhiễm HIV

3. Điều kiện để lây nhiễm HIV là gì?

4. Bệnh HIV có dễ lây không?

 

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) - virus suy giảm miễn dịch ở người - là một retrovirus có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Trong hội chứng này, hệ miễn dịch của  người bệnh bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm. 

Để hiểu rõ hơn về bệnh HIV, bạn có thể dành một chút thời gian để xem thêm Bệnh HIV là gì.

2. Các con đường lây nhiễm HIV 

Có 3 con đường chính lây nhiễm HIV:

- Qua đường tình dục: Virus HIV có nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều có nguy cơ lây nhiễm.

- Qua đường máu: nguy cơ lây nhiễm qua đường máu là rất cao. Các trường hợp lây nhiễm qua đường này thường là: dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu hoặc không may tiếp xúc với máu của người bệnh qua các vết thương hở trên cơ thể.

- Từ mẹ truyền sang con: HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi cho con bú.

>>>Xem thông tin cụ thể hơn tại: Các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3.  Điều kiện để lây nhiễm bệnh HIV là gì?

Cũng như các virus thông thường, HIV là các thể nội kí sinh bắt buộc, do chúng có ít thông tin di truyền và không có đủ các bào quan để tự sinh sản nên chúng chỉ có thể sinh truởng trong một tế bào sống nhất định khác. Và môi trường sống thích hợp nhất cho HIV là máu người, tùy điều kiện mà khả năng sống sót của HIV đã được nghiên cứu và phát hiện ra rằng: 

  • HIV có thể tồn tại trong máu khô từ 2 cho đến 7 ngày và trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ.
  • Trong kim tiêm, virus HIV có thể tồn tại được 48 giờ đến 7 ngày tùy trường hợp. Vì trong kim tiêm, giọt máu được lưu trữ tốt hơn, và kim tiêm sau khi được sử dụng (do những người nghiện chích ma túy) thường hay được giấu vào khe tối hoặc bụi rậm nơi không khí ẩm ướt nên có cơ hội tồn tại lâu hơn, chính vì điều này lời khuyên cho mọi người không nên đi vào các bụi cỏ, bụi rậm cũng như để trẻ em chạy nhảy trong đó.
  • Trong môi trường nước, virus HIV bất hoạt khá nhanh. Nếu một người bị nhiễm HIV bị rơi một ít máu vào môi trường nước như ao, hồ, sông suối thì lượng HIV rất ít và không đủ khả năng lây nhiễm. Nhưng nếu virus HIV sống trong kim tiêm ở trong nước thì chúng có khả năng sống được từ 2 ngày đến 1 tuần, vì như đã nói ở trên, HIV trong kim tiêm sẽ được bảo quản tốt hơn.

Mặc dù khả năng sống sót khá cao, nhưng dưới tác động của ngoại cảnh và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, cũng như không thể sinh sản bên ngoài cơ thể con người nên virus cũng bị huỷ hoại theo.

  • Virus HIV tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá 5 phút. 
  • Khi ở bên ngoài cơ thể, HIV rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường. Nếu virus bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc nước Cloramin 1% hay nước Javen 1% thì khoảng nửa tiếng sau chúng bị bất hoạt. Do vậy, ngâm các dụng cụ hoặc đồ vải của bệnh nhân bị nhiễm HIV vào các dung dịch trên trong 30 phút hoặc để vào nồi rồi đun sôi trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV.
  • HIV rất nhạy cảm với sự thay đổi độ kiềm hoặc độ axit - độ pH, một lý do tại sao lây truyền HIV có thể ít xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh là do tính axit của tiết dịch âm đạo.

Điều kiện sống của virus HIV

Từ những kiến thức được đề cập ở phần trên, chúng ta hiểu được phương thức truyền nhiễm và điều kiện sinh trưởng của virus HIV, do đó HIV không thể lây lan theo những con đường sau đây:

  • Thông qua nước: HIV không thể sống sót trong nước, do đó bạn sẽ không bị nhiễm HIV từ bể bơi, phòng tắm, khu vực tắm vòi sen, giặt quần áo hoặc từ nước uống. Ngoài ra, các hóa chất được sử dụng trong bể bơi và bồn nước nóng cũng ngay lập tức tiêu diệt virus HIV.
  • Thông qua không khí: HIV không thể sống sót trong không khí, vì vậy ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ không thể lây truyền HIV.
  • Thông qua tiếp xúc với nước bọt, mồ hôi hoặc nước mắt (không lẫn với máu bị ô nhiễm).
  • Thông qua các vết cắn của côn trùng, ve hoặc muỗi: khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV. Ngoài ra, muỗi hút máu theo cơ chế phức tạp nên máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt.
  • Thông qua các cử chỉ thể chất, như hôn môi miệng, ôm hoặc bắt tay với người nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung bát đũa, đồ sành sứ với người bị nhiễm bệnh, cũng như nhà vệ sinh mà người bị bệnh đã sử dụng.
  • Ăn uốn chung với người bị bệnh (không trộn lẫn với máu bị ô nhiễm).

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

4. Bệnh HIV có dễ lây không?

Với tất cả những thông tin trên, có thể bạn đã trả lời được câu hỏi HIV có dễ lây không. HIV chỉ lây khi người bình thường có vết thương hở tiếp xúc với dịch của người nhiễm HIV tại điểm bị thương. 

Khi chăm sóc người nhiễm HIV, bạn nên sử dụng bao tay khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ của người nhiễm. Trong quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS, bạn phải luôn sử dụng bao cao su. Những dạng tiếp xúc như vuốt ve, nắm tay, ôm hôn… không thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh.

Xem thêm: Những lưu ý trong phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu

Đối với những người bị nhiễm HIV, bạn nên tìm hiểu thêm về HIV và AIDS để có thể bảo vệ người khác và hiểu rõ hơn về tình trạng và tìm phương hướng điều trị cho bạn. Một số lưu ý để tránh lây lan bệnh như không dùng chung kim tiêm; không quan hệ tình dục, nếu có, hãy cho bạn tình của bạn biết bạn nhiễm HIV trước khi quan hệ tình dục; nếu bạn là người mẹ nhiễm HIV, không cho con bú sữa mẹ.

Ngoài ra, nếu bạn tham gia vào việc điều trị, bạn phải dùng thuốc đúng như lời bác sĩ kê toa, hãy nói với bác sĩ của bạn trước khi thử bất cứ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào khác. Hỏi bác sĩ của bạn về việc gia nhập một nhóm hỗ trợ địa phương cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV hoặc AIDS, mời gia đình và bạn bè tham gia cùng bạn. Để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, bạn không được hút thuốc, ăn uống lành mạnh, uống nước lọc và tránh rượu bia, tập thể dục, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là xung quanh thức ăn và vật nuôi.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm HIV, việc đầu tiên cần làm là đến các địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín và tiến hành các xét nghiệm HIV cần thiết theo quy định, đồng thời uống thuốc kháng HIV (ARV). Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn chưa bị nhiễm HIV, bạn sẽ được tư vấn những điều nên làm để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV, biết được điều đó sớm sẽ giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt. HIV dương tính không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh AIDS. Bạn vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong nhiều năm nữa nếu biết cách chăm sóc bản thân tốt và được theo dõi sức khoẻ.

Hiểu được con đường lây nhiễm HIV không qua việc giao tiếp và sử dụng chung đồ dùng hằng ngày, chúng ta không nên lảng tránh hoặc kì thị bệnh nhân HIV/AIDS, vì bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có thể sống bình thường.

Chúng ta cần chung tay góp sức nhằm giúp kiểm soát và phòng ngừa được sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv (nghi ngờ nhiễm Hiv), hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại ( cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt)


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:
- Các xét nghiệm HIV được làm (Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...): Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.
- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp (Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...), cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp (không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp). Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 


- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.
- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều
-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV


- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"
- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"
- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Tuấn Tú

    Bài chia sẻ rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hay cho người bệnh.

    27/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung