Những lưu ý trong phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu

Những lưu ý trong phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu

Một người bị nhiễm HIV có thể truyền virus này sang người khác cho dù họ đã có triệu chứng hay chưa. Vậy phải làm sao để phòng chống lấy nhiễm HIV qua đường máu khi tiếp xúc với những người bệnh?

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Hotline tư vấn điều trị HIV 1900 1246

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Có rất nhiều thông tin sai lệch về cách lây truyền HIV từ người này sang người khác nhưng thật sự chỉ có ba con đường có thể lây lan. Và sau đây là một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ một trong những con đường đó.

1. Cách phòng chống lây truyền HIV chung

Có ba điều quan trọng cần thực hiện để giúp ngăn chặn tất cả các hình thức lây nhiễm HIV. Đầu tiên là tuyên truyền rộng rãi, gia tăng nhận thức về HIV và cách thức lây lan của chúng. Chiến dịch truyền thông và giáo dục trong các trường học là một trong những cách tốt nhất để làm điều này.

Một phần thiết yếu khác của chương trình phòng ngừa là tư vấn và xét nghiệm HIV. Những biểu hiện của bệnh HIV có thể sẽ không rõ ràng, vì vậy bạn nên đi khám ngay khi thấy mình có nguy cơ nhiễm HIV. Những người đã biết về tình trạng nhiễm HIV của bản thân và đã nhận được tư vấn về các hành vi an toàn sẽ ít có khả năng truyền virus sang cho người khác. Đặc biệt, một phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV sẽ không thể thực hiện các biện pháp can thiệp để bảo vệ con mình nếu không được chẩn đoán từ sớm. Những người không bị nhiễm bệnh cũng được lợi, vì họ sẽ được tư vấn kĩ hơn về cách phòng ngừa lây nhiễm để duy trì tình trạng sức khỏe hiện tại.

Yếu tố quan trọng thứ ba là điều trị kháng virus. Việc điều trị cho phép những người mang HIV tận hưởng cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, tạo tiền đề khích lệ để mọi người tình nguyện tham gia xét nghiệm HIV sớm. Qua đó, mọi người có thể tiếp xúc với nhân viên y tế để được cung cấp các thông tin và các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, mọi người cũng cần hiểu được những hạn chế của việc điều trị, giảm sợ hãi đối với HIV để không dẫn đến các hành vi nguy hiểm.

Có thể bạn còn ngần ngại vì không biết nên đi khám HIV ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay "Xét nghiệm HIV ở đâu" để sớm nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Cách phòng chống lây truyền HIV qua đường máu

Những người nghiện ma túy dùng chung kim tiêm có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao từ những người nghiện ma túy khác. Việc sử dụng Methadone thay thể và các chương trình điều trị bằng thuốc khác là những cách hiệu quả để loại bỏ nguy cơ lây truyền qua đường tiêm chích. Tuy nhiên, có một số người nghiện ma túy không muốn hoặc không thể chuyển qua các loại thuốc uống, những người này nên được tuyên truyền không dùng chung kim tiêm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã được chứng minh là làm giảm số lượng nhiễm HIV mới mà không hề gây tăng sử dụng ma túy. Các chương trình này phân phối kim tiêm sạch và xử lý an toàn những kim tiêm đã qua sử dụng, đồng thời cung cấp các dịch vụ liên quan như giới thiệu các trung tâm điều trị thuốc và tư vấn và xét nghiệm HIV. Trao đổi kim tiêm là một phần cần thiết trong quá trình phòng chống HIV tại bất kỳ cộng đồng nào có người tiêm chích ma túy.

Ngoài ra, người tiêm chích ma túy cũng cần được tiếp cận với cộng đồng, chia thành các nhóm nhỏ để được tư vấn và tham gia các hoạt động khuyến khích các hành vi an toàn hơn và tiếp cận các lựa chọn phòng ngừa có sẵn.

Truyền máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm là cách lây truyền HIV dễ dàng nhất. Tuy nhiên, cơ hội xảy ra tình trạng này có thể giảm đáng kể bằng cách kiểm tra tất cả các nguồn cung cấp máu, và xử lý nhiệt nếu có thể. Vì sàng lọc không thể chính xác 100%, nên cần đặt ra một số điều kiện đối với những người quyên góp, như dịch tễ, yếu tố sức khỏe... Giảm số lần truyền máu không cần thiết cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.

Sự an toàn khi thực hiện thủ thuật y tế và các hoạt động khác liên quan đến tiếp xúc với máu, chẳng hạn như xăm mình và cắt bao quy đầu, có thể được cải thiện bằng cách thường xuyên khử trùng thiết bị. Khuyến khích vứt bỏ thiết bị sau mỗi lần sử dụng nếu có thể.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe là những người có nguy cơ nhiễm HIV do tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh cao nhất. Cách hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ này là luôn thực hiện biện pháp phòng ngừa tổng quát, nghĩa là phải xem xét như thể mọi bệnh nhân đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Các biện pháp phòng ngừa tổng quát bao gồm rửa tay và sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với máu và các chất dịch cơ thể khác.

Xem thêm: Cách xử lý khi bị kim tiêm đâm phải

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

 

3. Những sự thật thú vị liên quan đến HIV

  • Hướng dẫn về sức khỏe quốc tế nói rằng tất cả các sản phẩm máu đều phải được xét nghiệm virus, ví dụ như HIV.
  • Những trường hợp hiếm hoi mà máu hoặc các sản phẩm máu chưa được xét nghiệm, chẳng hạn như cơ quan hoặc mô được hiến tặng, có thể dẫn đến nhiễm HIV ở người nhận nếu vật hiến tặng đến từ một cá nhân có HIV dương tính.
  • Bạn có quyền hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về việc sản phẩm máu đã được thử nghiệm HIV hay chưa.
  • Bạn không thể nhiễm HIV khi đi hiến máu vì khi lấy máu đều sẽ sử dụng kim tiêm mới, vô trùng và dùng một lần.


Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Tùng

    Cái này cần giáo dục cho các cháu nhỏ để biết cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV

    23/04/2019
  • Anh Thư

    Tôi đã theo dõi nhiều bài chia sẻ của bác sĩ về bệnh HIV, chúng đều rất hữu ích cho cộng đồng. Cảm ơn bác sĩ nhiều, mong bác sĩ có thêm nhiều chia sẻ cho cộng đồng

    05/11/2018
Bình Trọng (23/04/2019)
Nếu tiếp xúc với máu người nhiễm HIV mà không có xây xước gì thì có sao không bác sĩ.
Hello Doctor (23/04/2019)
Chào bạn Trọng, bạn nên kiểm tra kĩ xem chỗ tiếp xúc với máu có bị xây xước không. Nếu không có xây xước gì, bạn không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung