Giật cơ mắt và cơ mặt

Giật cơ mắt và cơ mặt

Giật cơ mắt là các cử động không tự ý xảy ra ở vùng nửa mặt trên, có thể đi kèm với giật cơ nửa mặt dưới, cơ lưỡi, thanh quản, cơ hàm, cơ cổ và những phần cơ thể khác. Chúng xảy ra mà bệnh nhân không kiềm chế được. Bệnh nhân thường buộc phải chớp mắt và bị kích ứng ở mắt khi gặp phải đèn chói, khi mệt mỏi, căng thẳng tình cảm và khi gặp gió hay bụi.

1. Gật cơ nửa mặt

2. Chẩn đoán bệnh giật cơ mắt và cơ mặt

3. Điều trị bệnh giật cơ mắt và cơ mặt

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Tần suất máy và co giật cơ mắt tăng đến mức có thể khiến mắt khó mở lớn hoặc nhắm hẳn mắt một cách không chủ ý. Triệu chứng có thể xuất hiện ở một bên mắt nhưng thường tiến triển đến giật cả hai bên. Co giật cơ mặt gồm các cử động không tự ý ở mặt, cụ thể là ở quanh mắt và khoéo miệng. Các cử động này thường ngắn và không thể ngăn lại được. Co giật cơ mặt không nhất thiết phải đi chung với hiện tượng co giật cơ ở mắt, nhưng trong một số bệnh, hai triệu chứng này thường đi chung và có liên quan với nhau.  

giật cơ mắt và cơ mặt

 

Điều trị giật cơ mặt bằng phương pháp tiêm botox

1. Gật cơ nửa mặt

Bệnh với triệu chứng co giật cơ mặt và mắt thường gặp là bệnh giật cơ nửa mặt, đặc trưng với cử động co thắt cơ một bên mặt bệnh nhân. Đôi khi giật cơ nửa mặt có thể theo sau hội chứng liệt Bell (một dạng liệt mặt tạm thời do tổn thương một hoặc cả hai dây thần kinh mặt.) Các cử động thường khởi phát bởi ăn uống, nói chuyện, huýt sáo. Một số bệnh nhân có hiện tượng xuất hiện các triệu chứng ở vùng mặt trên khi họ cử động vùng mặt dưới.

**Các triệu chứng của giật cơ nửa mặt

Triệu chứng đầu tiên là các cử động giật nháy không tự ý ở một bên khuôn mặt. Co cơ thường bắt đầu ở mí mắt với các cử động máy mắt nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân có thể nhận thấy máy mắt nhiều hơn mỗi khi lo lắng hay mệt mỏi. Đôi khi, máy mắt nhiều đến nổi bệnh nhân nhắm hẳn mắt mà không cố ý hoặc làm chảy nước mắt.

Theo thời gian, cử động giật không tự ý càng rõ ràng hơn và xuất hiện ở nhiều vùng khác của cơ thể ở cùng bên khởi phát máy mắt, như ở vùng mày, má, môi, cằm, hàm, vùng cổ trên, đôi khi có thể co giật tất cả các cơ của một bên mặt. Co giật còn có thể xảy ra lúc ngủ.

**Điều trị

Bạn có thể làm giảm triệu chứng bằng cách tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế caffein để thư giãn thần kinh, tăng cường nạp các chất dinh dưỡng như vitamin D.

Phương pháp điều trị thường dùng cho các co giật này là thuốc giãn cơ đường uống để hạn chế máy cơ (các thuốc thường dùng là baclofen, clonazepam, carbamazepine.) Ngoài ra, tiêm botox cũng là phương pháp điều trị thường dùng. Botox làm giảm sức cơ và giảm các cơn co giật hiệu quả trong vòng 3 đến 6 tháng.

Nếu điều trị thuốc và tiêm botox không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giảm chèn ép thần kinh mặt do khối u hoặc do mạch máu.

Rối loạn máy cơ mạn tính

Giật cơ mặt và mắt có thể xuất hiện trên bệnh nhân rối loạn máy cơ mạn tính. Bệnh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mặt. Bệnh nhân thường có thể kiềm chế các cử động vô ý của mình khi họ tập trung vào các cử động đó. Bệnh có thể làm giật cơ ở bất cứ phần nào trên cơ thể như mặt, tay, chân hoặc thân mình.

Các triệu chứng của bệnh có thể là:

- Nhăn mặt

- Nháy mắt, giật hoặc nhún vai quá mức

- Cử động đột ngột chân, tay, toàn cơ thể

- Tằng hắng giọng, lẩm bẩm, rên rỉ ở cổ họng.

Hội chứng Meige

Hội chứng Meige bao gồm các triệu chứng của máy mắt và rối loạn trương lực cơ miệng - hàm dưới. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ và độ tuổi mắc bệnh từ 40 đến 70 tuổi.

Bệnh nhân hội chứng Meige có dấu hiệu máy mắt và có thể kèm theo khô mắt nhiều. Kèm theo đó là co giật cơ miệng - hàm dưới với các triệu chứng co giật không tự ý ở hàm và lưỡi khiến cho bệnh nhân khó mở đóng miệng. Một số bệnh nhân có các triệu chứng nghiến răng, sai khớp hàm dưới, mặt nhăn nhó, cằm đẩy hoặc thường xuyên mím môi. Trương lực cơ mắt và mặt ngày càng giảm.

Một số bệnh nhân với hội chứng Meige còn có triệu chứng co giật cơ lưỡi và họng khiến bệnh nhân thường phải thè lưỡi ra ngoài và khó nuốt, co thắt cơ đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở. Cơ ở cổ, tay, chân và các nhóm cơ khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Rối loạn vận động muộn

Rối loạn vận động muộn là một tác dụng phụ của các thuốc loạn thần cũ (chlorpromazine, fluphenazine, haloperidol, thioridazine, trifluoperazine) và thường xuất hiện sau sử dụng thuốc từ 3 tháng. Không phải ai dùng thuốc cũng sẽ mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, một khi đã mắc phải thì thường sẽ tồn tại suốt đời. Vì vậy, khi đang dùng thuốc cần chú ý báo với bác sĩ nếu bệnh nhân có bất kì cử động nào không thể điều khiển được.

Rối loạn vận động muộn gây các cử động cứng nhắc và rung giật ở mặt và thân người mà bệnh nhân không thể kiềm chế được. Bệnh nhân có thể nháy mắt, thè lưỡi,  nhai, cắn hoặc mím môi, phồng má, nhăn mặt, vẫy tay, nhịp chân mà không có chủ ý.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



2. Chẩn đoán bệnh giật cơ mắt và cơ mặt

Bác sĩ thường chẩn đoán các bệnh giật cơ mặt thông qua hỏi bệnh sử và có thể chỉ định cho bạn đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được đánh giá kĩ trạng thái tâm thần của bạn.

Cần phải loại trừ các nguyên nhân thực thể gây giật cơ mặt. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng kèm theo để quyết định các xét nghiệm tiếp theo. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện đo điện não đồ (EEG) để đo hoạt động điện trong não. Bằng cách đó, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân giật cơ có phải là do rối loạn co giật không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho chỉ định thực hiện đo điện cơ (EMG) để đánh giá các rối loạn thần kinh - cơ. Xét nghiệm này để xác định nguyên nhân gây nên co giật cơ mặt và mắt.

3. Điều trị

Phần lớn các rối loạn cử động giật cơ mặt không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng giật cơ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, công việc và việc học tập, có thể điều trị bằng các phương pháp sau đây:

- Giảm stress

- Trị liệu nhận thức hành vi

- Thuốc kháng dopamine

- Điều trị bệnh căn nguyên như tăng động giảm chú ý và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

- Tiêm botox làm liệt cơ mặt tạm thời.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị co giật cơ mặt và mắt nhờ bác sĩ giúp đỡ nên đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    15/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung