Cơ lưng bị co giật - Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

Co giật cơ lưng là hiện tượng cơ vùng thắt lưng bị co giật có thể là kết quả của chấn thương cơ, gân và dây chằng ở lưng mà nguyên nhân phổ biến là mang vác vật nặng hoặc hoạt động gây ra sự căng quá mức ở vùng lưng.
- 1. Triệu chứng cơ lưng bị giật
- 2. Nguyên nhân gây co giật cơ lưng
- 3. Cách điều trị cơ lưng bị giật
- 4. Biện pháp phòng chống co giật cơ lưng
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Cơ lưng của bạn có thể dễ bị tổn thương hơn nếu bạn có cơ bụng yếu, vì cơ bụng giúp hỗ trợ lưng. Đa số những hiện tượng đau thắt lưng cấp tính đều là do cơ hoặc dây chằng vùng thắt lưng bị tổn thương.
>>>>> Tham khảo bài viết về bệnh CO GIẬT để hiểu rõ hơn chứng bệnh này.
1. Triệu chứng co giật cơ ở lưng
Bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y dược HCM chia sẻ: Co thắt lưng thường giống như một cơn co cứng .
Tuy nhiên, đôi lúc bạn cũng có thể cảm thấy như một cơn đau âm ỉ di chuyển, một cơn đau dữ dội ở một vị trí cụ thể, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những cảm giác đau đớn này.
Một số người cũng thấy rằng cơn đau từ co thắt lưng dưới tỏa ra các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như hông hoặc chân.
2. Nguyên nhân gây co giật cơ lưng
- Phổ biến nhất là do quá căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến giật cơ, biểu hiện này khá lành tính, không cần điều trị, nó sẽ tự hết khi nghỉ ngơi, thư giãn và điều tiết cảm xúc tốt.
- Sai tư thế: Tư thế kém, đặc biệt là khi ngồi ở bàn làm việc hoặc trong xe hơi, có thể làm căng cơ lưng. Điều này có thể gây co thắt đau đớn. Một số người cố gắng thể thích nghi với tư thế của họ để đối phó với các cơn co thắt, có khả năng làm cho cơn đau tồi tệ hơn.
Cách phòng chống co thắt cơ lưng khi phải ngồi lâu
- Làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu liên tục trong thời gian dài ở 1 tư thế, ít vận động. Ngồi trong thời gian dài cũng có thể gây co thắt cơ bắp vì yếu cơ và viêm.
- Bong gân
- Tổn thương thần kinh: Đau thần kinh tọa là một trong những hình thức phổ biến nhất của bệnh lý thần kinh gây co thắt cơ lưng. Nó là kết quả từ sự nén của rẽ thần kinh tạo nên dây thần kinh hông. Nó thường gây đau đớn đi xuống mông của một người và vào chân, nhưng cơn đau cũng có thể tỏa vào lưng dưới.
- Bệnh tiểu đường, chấn thương tủy sống và một số bệnh khác cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh đôi khi có thể cảm thấy giống như co thắt lưng dưới. Tìm hiểu rõ hơn bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY.
- Thoát vị đĩa đệm: Là một trong những loại chấn thương phổ biến nhất đối với đĩa đệm cột sống. Xuất hiện khi đĩa đệm bị nén và phồng ra khỏi cột sống. Đôi khi một đĩa đệm thoát vị có thể bị vỡ, gây đau nhiều hơn. Mọi thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
- Tập thể dục, vận động quá sức gây mất nhiều nước, điện giải dẫn đến chuột rút hoặc giật cơ. Thường gặp là bụng, đùi hay bị giật hoặc bắp tay bị giật liên tục.
- Nứt hoặc gãy xương
- Vẹo cột sống, biến dạng cột sống
- Hẹp ống sống Hẹp cột sống làm cho tủy sống bị thu hẹp theo thời gian. Điều này đặt áp lực lên các dây thần kinh cột sống, có khả năng gây đau đớn giống như co thắt cơ. Một số người phản ứng với cơn đau này với tư thế không tốt hoặc lối sống kém tích cực hơn, điều này có thể làm trầm trọng thêm các cơn co thắt.
- Chế độ ăn thiếu vi chất cần thiết cho cơ thể như magie, canxi, vitamin nhóm B…
- Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá... Tình trạng này có thể khiến bạn có biểu hiện rung giật cơ toàn thân hoặc rối loạn tâm thần
- Tác dụng phụ của thuốc như thuốc lợi tiểu, corticoid, estrogen...
- Giật cơ trong bệnh động kinh do một vùng não bộ hoạt động bất thường. Tùy từng vùng não sẽ bị ảnh hưởng đến các cơ khác nhau, chẳng hạn như chân tay, cơ mặt, ngực, lưng...
- Do bệnh tuyến giáp hoặc rối loạn chuyển hóa glucose…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Phương pháp điều trị chứng cơ lưng bị giật
- Nếu giật cơ lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc hoặt động căng cơ quá mức hãy thử luân phiên chườm nóng và chườm lạnh lên lưng bạn. Chườm lạnh sẽ làm giảm tình trạng viêm và chườm nóng thì giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Các loại thuốc như chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc giãn cơ có thể làm giảm các triệu chứng. Tiêm corticoid cũng có thể áp dụng nhưng cần có lời khuyên của bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của loại thuốc này.
- Thuốc giảm đau điều trị triệu chứng
- Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp vùng lưng và bụng, áp dụng khi các cơ còn sức để chịu được các bài tập.
- Phẫu thuật: Co thắt cơ lưng hiếm khi cần phẫu thuật, trừ khi là do khuyết tật về mặt giải phẫu hoặc gây ra cơn đau dai dẳng và yếu cơ tiến triển như khi bị thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống
Khi chườm đá bạn cần chú ý không để viên đá trực tiếp lên vùng bị đau mà phải dùng khăn bọc đá lại.
4. Biện pháp phòng chống co thắt cơ lưng
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân
- Giữ cho lưng luôn đứng thẳng và hạn chế đi giày cao gót
- Tập thể dục thường xuyên
- Không nằm hoặc ngồi quá lâu
- Tăng cường một số thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng vào chế độ ăn. Thiếu hụt một số dưỡng chất, ví dụ như canxi hoặc kali, có thể dẫn đến co thắt cơ.
- Uống thực phẩm chức năng bổ sung canxi hoặc ăn nhiều phô mai, sữa chua hoặc uống sữa để tăng cường canxi. Chuối, khoai tây và cám lúa mì là một số thực phẩm giàu kali mà bạn có thể tăng cường trong chế độ ăn.
- Uống nhiều nước: Vì co thắt cơ lưng có liên quan đến tình trạng mất nước và chất điện giải nên việc uống đủ nước là rất quan trọng. Đặc biệt lưu ý về lượng nước nạp vào nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc đang điều trị bệnh có triệu chứng sốt hay nôn mửa.
- Nghỉ ngơi: Không nhất thiết phải nằm nghỉ trên giường nhưng bạn cần tránh các hoạt động gây co thắt cơ lưng hoặc khiến cơn co thắt trầm trọng thêm, bao gồm nâng vật nặng hoặc một số bài tập thể dục. Nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối và sau khi sử dụng cơ lưng quá mức.
- Chỉ nên nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng 1 - 2 ngày: Nằm nghỉ trên giường quá lâu thường gây hại hơn có lợi khi nói đến việc điều trị co thắt cơ lưng.
- Nên tập thể dục, đi bộ và các kỹ thuật thư giãn khác như thiền, yoga,…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 29 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi