Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Mẹ của tôi 53 tuổi. Tôi mới đưa mẹ đi khám về và bác sĩ nói là mẹ tôi bị bệnh bướu cổ. Tôi băn khoăn không biết bệnh bướu cổ là gì và bệnh bướu cổ có nguy hiểm không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này và cho tôi lời khuyên về cách điều trị. Cảm ơn bác sĩ.

Để việc điều trị bệnh bướu cổ được hiệu quả, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa giỏi. Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại 1900 1246 

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời qua một số thông tin sau đây:

Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, y học gọi là bướu tuyến giáp. Để hiểu rõ bản chất của bướu cổ, bạn có thể xem tại BƯỚU GIÁP. Bướu cổ bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hoặc không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Bệnh được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường thì chúng ta không nhìn hoặc không sờ thấy.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?

Bướu cổ là bệnh rất phổ biến, tuy nhiên những vấn đề và hậu quả mà căn bệnh này gây ra cho người bệnh không hề nhỏ. Nếu là dạng lành tính, khi bướu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, đặc biệt là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ làm tổn thương gan, phổi, xương, não …

Khi bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp sẽ làm ảnh hưởng nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, có cảm giác hồi hộp ở ngực, bị mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác lý cũng có những dấu hiệu này vì thế người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị bệnh bướu cổ với bác sĩ

Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ

Do bướu tuyến giáp gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên nhìn chung, điều trị bướu cổ bao gồm 3 phương pháp chủ yếu: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.

Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta...

Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Phẫu thuật: Tùy từng loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

Theo dõi: Nếu bướu lành tính và có kích thước nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng phương pháp mổ?

Không phải tất cả bướu tuyến giáp đều phải mổ. Tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong các trường hợp:

  • Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ.
  • Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

>>>Để biết thêm quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào, bạn có thể xem tại MỔ BƯỚU CỔ.

Để việc điều trị bệnh bướu cổ được hiệu quả, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa giỏi. Hello Doctor là một địa chỉ hết sức uy tín để cho bạn lựa chọn khám chữa bệnh của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Bướu cổ

Ý nghĩa siêu âm tuyến giáp
Bệnh lý về tuyến giáp là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nhưng đây cũng là bệnh không khó để chẩn đoán, dựa vào...
Địa chỉ phòng khám ung bướu tốt nhất ở đâu?
Phòng khám ung bướu Hello Doctor liên kết với các tổ chức y tế uy tín và các bác sĩ điều trị chuyên khoa có trên 20 năm...
U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bướu giáp lan tỏa có những loại nào - cách để nhận biết
Bướu giáp lan tỏa là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn Hùng Triều (30/04/2018)
    Tôi bị bướu giáp đơn nhân có đi khám tại bệnh viện tỉnh khánh hòa bác sĩ chẩn đoán là bướu lành tính khác và siêu âm có kt # 10x5 mm . Cách 3 tháng sau siêu âm lại thì có kt # 10x6 mm. Bác sĩ nói 2 năm sau siêu âm lại. Xin hỏi bác sĩ thời gian siêu âm lại có lâu không ?

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung