U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về chi phí và quy trình thực hiện phẫu thuật tuyến giáp. Khi gặp bác sĩ bạn có thể đặt thêm các câu hỏi: Phẫu thuật ở thời điểm nào của bệnh là an toàn? Chăm sóc sau phẫu thuật ra sao?Làm gì để không bị tái phát?

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. U tuyến giáp là gì?

2. Các triệu chúng của u tuyến giáp

3. Chuẩn đoán bệnh u tuyến giáp

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ

5. Cách điều trị u tuyến giáp

6. Khi nào nên mổ u tuyến giáp?

7. Nên phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp nào?

8. Các tai biến có thể xảy ra sau khi mổ u tuyến giáp

9. Chi phí phẫu thuật tuyến giáp

10. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh u tuyến giáp

1. U tuyến giáp là gì?

Bướu giáp là sự đáp ứng của tế bào nang tuyến với bất kì yếu tốt nào làm giảm tổng hợp hormone giáp. Bướu giáp là 1 trong những triệu chứng của thiếu Iod.Nhưng thiếu Iod không còn là yếu tố duy nhất gây ra bướu giáp. Các yếu tố môi trường và di truyền cũng đóng vai trò quan trong trọng sự hình thành bướu giáp.

>> Xem thêm về bệnh : Bướu cổ

Các yếu tố căn nguyên làm tuyến giáp to:

  • Thiếu Iod: nguyên nhân thường gặp nhất gây bướu giáp không độc. Ở những vùng thiếu Iod trầm trọng, 90% dân số bị bướu cổ, 10% trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh.
  • Tiếp xúc với chất sinh bướu có trong môi trường;
  • Đột biến gien quy định sự phát triển của tuyến giáp;
  • Viêm giáp mạn tính;
  • Bất thường sinh tổng hợp hormone: có thể gây bướu giáp với chức năng tuyên giáp tương đối bình thường (hiếm, có tính gia đình). Sự kích thích của TSH xuất phát từ việc hormone giáp không được tổng hợp đầy đủ.
  • Nhiều bệnh nhân không xác định được nguyên nhân.

Những chất sinh bướu có trong môi trường:

  • Sản phẩm sữa đến từ vùng có chất sinh bướu goitrin trong cỏ, các loại hạt;
  • Đậu nành có flavonoids ức chế men peroxidase;
  • Khoa mì, ngô, đậu lina,.. chứa thiocyanate. Vài loại tảo biển, cây họ cải (su hào, bắp cải, súp lơ) có cyanogenic glycosides khi thủy phân sẽ phóng thích cyanur. Một trong những chuyên hóa của cyanur là thiocyanate. Thiocyanate ức chế sự vận chuyển - hữu có hóa Iod và tăng thải Iod qua thận sẽ làm nặng thêm ảnh hưởng của thiếu Iod.
  • Hợp chất phenols, phthalates, pyridines, hydrocarbons thơm trong nước thải công nghiệp là những chất sinh bướu yếu.

Thừa Iod do ăn nhiều tảo biển là giảm sự hữu cơ hóa Iod gây giảm tổng hợp T4, T3 hoặc do tiếp xúc với thuốc có chứa Iod (benzodiarone, thuốc cản quan liều cao) ức chế bài tiết hormone làm TSH tăng nhẹ hoặc làm tăng nhạy cảm với TSH, từ đó kích thích tuyến giám to hơn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Các triệu chúng của u tuyến giáp

Đa phần các bướu tuyến giáp không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ.

Quan sát thấy có bướu to ở vùng cổ, bướu to lan tỏa, mật độ mềm, hoặc hơi chắc, có thể sờ thấy nhân hoặc mật độ không đều, không sờ thấy rung miu. Mức độ chèn ép của bướu không phụ thuộc vào kích thước bướu, bướu có thể to gây chèn ép khí quản gây khó thở, tĩnh mạch cảnh ngoài gây phù mặt,..

Phân độ bướu có 4 độ:

  • Độ 0: không có bướu;
  • Độ IA: mỗi thùy tuyến to hơn đốt ngón 1 của người bệnh, chỉ cảm nhận được khi sờ nắn;
  • Độ IB: nhìn thấy được bướu khi người bệnh ngửa đầu tối đa;
  • Độ II: nhìn thấy được bướu khi đứng gần, đầu người bệnh ở tư thế bình thường;
  • Độ III: bướu giáp lớn, nhìn thấy từ xa làm biếng dạng cổ.

Trong 1 vài trường hợp, bướu giáp tăng sản xuất hormone, sẽ gây các triệu chứng của bệnh lý cường giáp:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Da ẩm mịn, sợ nóng, hay đổ mồ hôi kể cả khi trời lạnh;
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp tâm thu cao, hiệu áp rộng, cung lượng tim tăng;
  • Thở nhanh, yếu cơ hô hấp;
  • Bồn chồn, lo lắng, ngồi không yên, giảm tập trung, tính khí thất thường, dễ cáu gắt, mặt đỏ bừng, toát mồ hôi; - Tiêu chảy không kèm đau bụng 5-15 lần/ngày; - Rối loạn chức năng sinh dục.

>> Đọc thêm : Triệu chứng của bệnh cường giáp

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

 

3. Chuẩn đoán bệnh U tuyến giáp

Cận lâm sàng:

Khi bạn sờ, nhìn thấy bướu giáp to và đến khám bác sĩ, thường chỉ định đầu tiên sẽ là xét nghiệm nồng độ TSH và FT4, có thể có FT3 trong máu. Nếu nồng độ TSH giảm thấp, thường nghĩ nhiều là nguyên nhân lành tính, sau đó có thể bệnh nhân sẽ được cho xét nghiệm xạ hình tuyến giáp.

Nếu nồng độ TSH tăng cao, siêu âm tuyến giáp là hình ảnh học tiếp theo. Siêu âm màu tuyến giáp giúp xác định chính xác kích thước, bản chất của bướu là dịch, rắn hay hỗn hợp. Ngoài ra đánh giá TIRADS trên siêu âm tuyến giáp cũng là 1 phương pháp giúp tiên đoán nguy cơ ác tính của bướu.

FNA: Chọc sinh thiết bằng kim nhỏ là 1 xét nghiệm dùng để đánh giá chính xác bản chất của khối bướu. Xét nghiệm này có khá đơn giản, nhanh, ít biến chứng. FNA sẽ cho kết quả là khối u lành tính hay ác tính. Dựa vào đó bác sĩ sẽ có quyết định phẫu thuật hay không.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đa phần các bướu tuyến giáp là lành tính, không ảnh hưởng đến cuộc sống. Bạn cần đến khám ngay khi cảm giác cổ sưng ngày càng to, khó nuốt, khó thở. Đó có thể là những dấu hiệu sớm của ung thư tuyến giáp.

Bạn cần có can thiệp y tế khi có các dấu hiệu của tình trạng cường giáp:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều hơn;
  • Hồi hộp, tim đập nhanh;
  • Khó ngủ;
  • Yếu cơ;
  • Hay lo lắng hoặc thay đổi tính cách: hay nỏng nảy, bực bội vô cớ.

Nếu bạn cần thêm sự tư vấn từ bác sĩ hãy liên hệ theo số 1900 1246

5. Cách điều trị u tuyến giáp

Đối với bướu giáp không kèm theo cường giáp

Đa phần bệnh có thể tự khỏi, hoặc không lớn sau nhiều năm, hoặc tăng dần kích thước. Bướu thường to vào giai đoạn dậy thì và có thai.

Có thể gặp những biến chứng:

  • Chèn ép: thực quản, khí quản, tĩnh mạch cổ ngực gây khó nuốt, khó thở.
  • Xuất huyết hoặc nhồi máu trong nhân: thình lình sưng và đau khu trú do phản ứng viêm xung quanh và tăng đột ngột Tg trong máu.
  • Nhiễm khuẩn: viêm do vi trùng, áp xe tuyến giáp. Da vùng bướu nóng đỏ, bướu to và đau, bệnh nhân sốt, bạch cầu đa nhân tăng.
  • Viêm tuyến giáp: hiếm, thường bán cấp, đôi khi chỉ khu trú.
  • Cường giáp: lúc đầu là bướu giáp đơn thuần nhưng sau nhiều năm lại có triệu chứng cường giáp liên quan đến tự miễn.

Đối với bướu giáp có kèm theo cường giáp

Điều trị nội khoa

Đối tượng phù hợp với điều trị nội khoa là:

  • Người dễ thoái triển bệnh (nữ, bệnh nhẹ, bướu nhỏ, & TRAb (-) hoặc nồng độ thấp)
  • Người già, hoặc có bệnh đi kèm không thể sống lâu, không tuân thủ được qui định an toàn bức xạ
  • Người đã từng mổ hoặc xạ trị ngoài vùng cổ
  • Không có BS mổ tuyến giáp giỏi tại cơ sở
  • Người có bệnh mắt ở mức trung bình- nặng.

Không phù hợp hoặc chống chỉ định với thuốc kháng giáp tổng hợp:

  • Người bệnh không thể điều trị thời gian dài (khó tuân trị)
  • Bị tác dụng phụ của thuốc

Xạ trị

Các chỉ định phù hợp:

  • BN nữ dự tính sẽ có thai sau xạ trị hơn 6 tháng – người có bệnh đi kèm tăng nguy cơ phẫu thuật. (nam phải 3- 4 tháng để tái lập sự sinh tinh)
  • Người đã được mổ cắt tuyến hoặc xạ trị ngoài vùng cổ
  • Không có BS mổ tuyến giáp giỏi - Có chống chỉ định với thuốc KGTH

Chống chỉ định:

  • Mang thai, cho bú
  • Bệnh ung thư giáp
  • Không tuân thủ khuyến cáo an toàn xạ
  • Bệnh nhân nữ dự tính sẽ có thai trước 6 tháng

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6. Khi nào nên mổ u tuyến giáp?

Chỉ định phẫu thuật cắt tuyến giáp cho những đối tượng:

  • Bệnh tái phát nhiều lần sau điều trị thuốc
  • Cùng hiện diện nhân giáp lạnh
  • Bướu giáp quá to, bướu giáp đa nhân, có biến dạng thẩm mỹ hoặc chèn ép cơ học
  • Cường giáp ở phụ nữ có thai đáp ứng kém với điều trị nội khoa. - Không dung nạp hoặc tác dụng phụ nặng với các thionamides.

Lưu ý: cần điều trị nội khoa đạt bình giáp trước mổ. Bổ sung Iod vô cơ khoảng 2 tuần trước mổ.

Chống chỉ định phẫu thuật:

  • Bệnh tim mạch đi kèm, người bệnh suy mòn, ung thư giai đoạn cuối
  • Theo dõi sau mổ tuyến giáp: xét nghiệm chức năng tuyến giáp để phát hiện suy giáp hoặc cường giáp tái phát.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

7. Nên phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp nào?

Nên phẫu thuật thông thường hay phẫu thuật nội soi?

Đối với những bệnh nhân đã có chỉ định phẫu thuật tuyến giáp sẽ có 2 phương pháp mổ để bệnh nhân và bác sĩ cùng nhau xem xét chọn lựa là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật thông thường (mổ mở). Chỉ định phẫu thuật nội soi tuyến giáp:

  • Người bệnh không muốn có sẹo ở cổ
  • Kích thước nhân giáp <6cm (đường kính ngang lớn nhất)
  • Qua kĩ thuật sinh thiết cho biết u lành tính
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bình thường
  • Chưa từng phẫu thuật vùng cổ trước đó

Kỹ thuật nội soi tuyến giáp không áp dụng trong các trường hơp:

  • Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp
  • Có u lympho vùng cổ
  • U tuyến giáp lớn chèn ép khí quản
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường.

Chăm sóc sau phẫu thuật tuyến giáp: các vấn đề cần được quan tâm sau phẫu thuật tuyến giáp:

  1. Sử dụng kháng sinh: thường ít khi được dùng vì phẫu thuật tuyến giáp là phẫu thuật sạch, chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao: đái tháo đường.
  2. Giảm đau sau mổ: thường bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau đường uống.
  3. Chế độ ăn: bệnh nhân có thể ăn uống bình thường ngay sau phẫu thuật. Chế độ dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật không khác nhau nhiều.
  4. Ống dẫn lưu: tùy đánh giá của phẫu thuật viên trong lúc mổ có nên đặt ống dẫn lưu hay không? Nếu có ống dẫn lưu thường được rút sau 24 giờ. Đối với hầu hết các bệnh nhân mổ tuyến giáp bằng phương pháp nội soi đều được đặt ổng dẫn lưu sau mổ.
  5. Vệ sinh vết mổ và cắt chỉ: bệnh nhân nên giữ vết mổ khô, sạch sẽ. Thông thường sẽ được cắt chỉ sau 7 ngày
  6. Xuất viện: đối với những bệnh nhân không tai biến trong và sau phẫu thuật, không có bệnh kèm theo phức tạp thường được xuất viện sau 48-72 giờ sau mổ.

Theo dõi sau mổ tuyến giáp: xét nghiệm chức năng tuyến giáp để phát hiện suy giáp hoặc cường giáp tái phát.

Sau phẫu thuật người bệnh được hẹn tái khám và theo dõi định kỳ:

Tái khám sau 7 ngày: tầm soát lần cuối các biến chứng sớm nếu có, cắt chỉ, thông báo cho bệnh nhân biết kết quả giải phẫu bệnh của khổi tuyên giáp đã cắt.

Tái khám định kì sau phẫu thuật từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để tầm soát các biến chứng muộn và có bước điều trị kịp thời, thích hợp sau mổ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

8. Các tai biến có thể xảy ra sau khi mổ u tuyến giáp

Có 2 loại: tai biến sớm (xảy ra ngay sau mổ đến ngày hậu phẫu thứ 3) hoặc tai biến muộn (từ sau ngày thứ 3 đến vài tháng sau đó)

  • Biến chứng sớm: cơn bão giáp, chảy máu sau mổ, tổn thương thần kinh quặc ngược thanh quản, thần kinh thanh quản trên, tổn thương tuyến cận giáp, nhiễm trùng.
  • Biến chứng muộn: suy giáp, cường giáp tái phát, bướu giáp tái phát.

>> Đọc thêm : Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

 

9. Chi phí phẫu thuật tuyến giáp

Chi phí phẫu thuật là một vấn đề khá được quan tâm. Thông thường chi phí phẫu thuật tuyến giáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Loại phẫu thuật: phẫu thuật mở hay nội soi. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn phẫu thuật mở, vì vậy chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn nhiều.

  • Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, cắt 1 phần hay cắt gần hết.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: bệnh lý kèm theo, người lớn tuổi,…
  • Thời gian nằm viện: thông thường mổ nội soi thời gian sẽ rút ngắn hơn mổ thường.
  • Nơi thực hiện phẫu thuật: bệnh viện tư nhân sẽ đắt hơn bệnh viện nhà nước, bệnh viện quốc tế sẽ đắt hơn,..

Thông thường nếu phẫu thuật ở bệnh viện nhà nước, chi phí dao động từ 4-6 triêu cho phẫu thuật thông thường và 6-8 triệu cho phẫu thuật nội soi. Lưu ý đây chỉ là chi phí cho cuộc phẫu thuật, chưa tính các chi phí phát sinh khác và có thể thay đổi theo từng năm, từng bênh viện.

Tóm lại:

Bướu giáp có thể lan tỏa hoặc có nhân, có thể bình giáp hoặc cường giáp. Khi phát hiện có khối ở vùng cổ bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết, để được thực hiện các xét nghiệm như TSH, xạ hình tuyến giáp, siêu âm doppler màu tuyên giáp, FNA. Nếu bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ bạn, hoặc bướu giáp có chỉ định phẫu thuật bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về chi phí và quy trình thực hiện phẫu thuật tuyến giáp. Sau phẫu thuật, bạn cần theo dõi các dấu hiệu tai biến đã được mô tả phía trên để kịp thời báo cho bác sĩ điều trị can thiệp sớm.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

10. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh u tuyến giáp

Để chuẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor với kinh nghiệm điều trị hơn 20 năm chuyên khoa về nội tiết theo số điện thoại 1900 1246.

(Nguồn: Điều trị Nội Khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,mayoclinic.org, webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov)

Biên tập nội dung : BS Phượng Phạm

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Bướu cổ

Ý nghĩa siêu âm tuyến giáp
Bệnh lý về tuyến giáp là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nhưng đây cũng là bệnh không khó để chẩn đoán, dựa vào...
Địa chỉ phòng khám ung bướu tốt nhất ở đâu?
Phòng khám ung bướu Hello Doctor liên kết với các tổ chức y tế uy tín và các bác sĩ điều trị chuyên khoa có trên 20 năm...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bướu giáp lan tỏa có những loại nào - cách để nhận biết
Bướu giáp lan tỏa là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do...
Phương pháp phẫu thuật mổ bướu cổ nội soi và mổ thường
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là phương pháp điều trị cho nhiều loại rối loạn và bệnh lý khác nhau của tuyến giáp, điển hình là bệnh...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • THúy

    Trước đây nghĩ rằng chỉ ăn thiếu mối iốt mới bị bướu cổ. Đến khi mắc bệnh rồi đi khám bác sĩ nói mới biết do rối loạn tuyến giáp.

    14/11/2019
  • Thanh Hằng

    Mình đang trong thời gian điều trị bệnh. chúc mọi người mau khỏi nhé

    14/11/2019
  • Quỳnh Võ

    Tôi cũng đang cần biết chi phí cụ thể. Cảm ơn bài viết của bác sĩ

    14/11/2019
  • Ngọc Ngân

    Bác sĩ Bình điều trị khối u cho tôi đã được 3 tháng nay tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều

    14/11/2019

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung