Phẫu thuật bướu cổ và những điều bạn cần biết

Phẫu thuật bướu cổ và những điều bạn cần biết

Phẫu thuật mổ bướu cổ - bướu giáp là phương pháp điều trị được để xuất sau khi điều trị nội khoa không có kết quả. Người bệnh cần phải tuân theo những chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.

Để được tư vấn điều trị phẫu thuật với bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Để hiểu rõ về bệnh bướu cổ là gì, bạn có thể xem thêm thông tin tại BỆNH BƯỚU CỔ.

Tương tự như một số bệnh về tuyến giáp thường gặp như: bệnh cường giáp, bệnh suy giáp, bệnh Basedow,... bướu cổ (hay còn gọi là bướu giáp) cũng là căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều biến chứng khó lường, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh và tử vong. Điều trị bướu cổ bằng phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bướu cổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây chèn ép các cơ quan khác.

>>>Để biết đầy đủ những phương pháp dùng để điều trị bệnh bướu cổ, bạn có thể xem tại Điều trị bệnh bướu cổ

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Bướu cổ khi nào nên phẫu thuật?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình, phó khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị ngoại khoa là giai đoạn nối tiếp sau khi điều trị nội khoa bướu cổ không có kết quả. Trên cơ sở đó, việc điều trị bằng phẫu thuật bướu cổ được đề nghị trong một số trường hợp:

  • Tất cả các loại bướu giáp có chỉ định điều trị ngoại khoa, nếu điều trị nội khoa bảo tồn và điều trị bằng Iode đồng vị phóng xạ không có kết quả.
  • Bướu giáp thể nhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì dễ ung thư hóa, đặc biệt là ở bệnh nhân nam trên 40 tuổi.
  • Các loại bướu giáp thể nang to nhanh chứa đầy máu và các bướu chìm sau xương ức, có kèm theo các dấu hiệu chèn ép rõ rệt các cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ.
  • Các u độc tuyến giáp với các dấu hiệu rối loạn chức năng rõ rệt.
  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu…

Chống chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như:

  • Bướu giáp thể lan tỏa điều trị nội khoa bảo tồn có kết quả tốt như bướu nhỏ đi, các dấu hiệu chức năng mất dần.
  • Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối đã di căn.
  • Bệnh basedow điều trị nội khoa hoặc bằng chất Iode đồng vị phóng xạ có kết quả tốt.
  • Bệnh basedow trong giai đoạn chưa ổn định như: mạch còn nhanh hơn 90 lần/phút, chuyển hóa cơ bản cao hơn 20%... Mổ ở giai đoạn này tỉ lệ tử vong cao do biến chứng cơn bão giáp trạng.
  • Các loại bướu giáp sinh lý và viêm tuyến giáp trạng giả bướu loại Hashimoto hoặc Riedel cũng không nên phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật bướu cổ

1. Phẫu thuật mở

Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật bướu cổ

Trước và sau phẫu thuật mổ bươú cổ

Tùy vào tình trạng bệnh, vào độ tuổi cũng như mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định mổ mở cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Với phương pháp mổ mở, bằng các kỹ thuật y khoa bác sĩ sẽ tạo một đường mổ dài 6-10cm ngang trước cổ để tiếp cận với khối bướu của tuyến giáp. Sau đó bác sĩ thực hiện các thao tác phẫu thuật cắt bướu (cắt 1 phần tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp) và kiểm soát cầm máu.

Cắt bỏ một phần tuyến giáp được chỉ định đối với những người có khối u nhỏ, khu trú ở một phần của tuyến giáp.

Việc loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp thường được thực hiện khi bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân hoặc bướu giáp độc, đặc biệt là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch cổ nếu có.

Sau khi phẫu thuật mổ mở tuyến giáp, ngươì bệnh có thể phải tiếp tục điều trị bằng i-ốt phòng xạ và uống hormon thay thế trong một thời gian dài.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp phức tạp hơn và nguy cơ gây suy giáp cao hơn so với cắt bỏ một phần, tuy nhiên, tỉ lệ bệnh tái phát thấp hơn.

Bệnh nhân phẫu thuật mổ mở tuyến giáp có thể phải đối diện với những rủi ro như: rủi ro khi gây mê toàn thân, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, khan tiếng, mất tiếng, hạ can-xi, khó thở… Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và kỹ thuật mổ hiện đại hiện nay, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật tuyến giáp là rất thấp, khoảng dưới 1%.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Phẫu thuật nội soi

Nội dung của phẫu thuật nội soi giống như phẫu thuật mở nhưng hình thức tiếp cận thì khác hẳn. Phẫu thuật mở sử dụng một đường mổ đủ lớn để quan sát trực tiếp và thực hiện các thao tác phẫu thuật. Trong khi đó phẫu thuật nội soi sử dụng những vết rạch rất nhỏ, khoảng 0,2 – 1cm đủ để đưa các công cụ qua đó thực hiện phẫu thuật và quan sát qua hệ thống mini camera. Cụ thể kĩ thuật mổ nội soi được tiến hành như sau:

Phương pháp phẫu thuật bướu cổ

Qua 3 về rạch nhỏ 0,2 – 1cm ở vùng ngực – nách, những vị trí có thể che giấu sẹo, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện các thao tác cắt tuyến giáp

Qua 3 về rạch nhỏ 0,2 – 1cm ở vùng ngực – nách, những vị trí có thể che giấu sẹo, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện các thao tác cắt tuyến giáp và cầm máu bằng dao siêu âm dưới quan sát camera có hình ảnh sắc nét và phóng đại nhiều lần. Nhờ hình ảnh rõ nét và phóng đại này, các cấu trúc quan trọng được nhận dạng rõ, tránh bị tổn thương. Nhờ sử dụng dao siêu âm nên đường cắt mô tuyến giáp được cầm máu tốt và không sang chấn nhiều như phương pháp mổ mở.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Lưu ý sau phẫu thuật bướu cổ:

Trong thời gian hậu phẫu và 30 ngày sau mổ, bệnh nhân có thể còn có một số khó chịu nhỏ cần lưu ý như:

  • Đau vết mổ, thường giảm đi khi uống thuốc giảm đau và hết hẳn sau 5-7 ngày.
  • Ho do viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp trên. Ho khiến bệnh nhân đau ít và không dám thở mạnh. Sẽ hết sau 3-4 ngày
  • Bầm tím vế mổ, thường hết sau vài ngày. Cần báo với bác sĩ để cho thêm thuốc tan máu bầm.
  • Do lý do giữ thẩm mỹ cho vết mổ, thông thường các vết mổ đều được khâu bằng chỉ tan. Một số trường hợp khâu bằng chỉ không tan, sẽ được cắt chỉ sau 7 ngày.
  • Có một số trường hợp do bướu cổ lớn nên bác sĩ có đặt dẫn lưu tại vết mổ. Dịch dẫn lưu có thể thấm băng và có màu hơi hồng. Dẫn lưu sẽ được rút sau 2-3 ngày
  • Vết mổ đỏ và hơi đau, có thể do viêm vết mổ. Người bệnh cần tái khám để được điều trị thích hợp.
  • Có thể ăn uống bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu và ăn vừa phải, không nên ăn no quá.
  • Có thể đi làm hay đi học lại sau 7 ngày. Sinh hoạt bình thường sau 7 ngày. Không làm việc nặng trong 01 tháng.

Để điều trị phẫu thuật với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Bướu cổ

Ý nghĩa siêu âm tuyến giáp
Bệnh lý về tuyến giáp là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nhưng đây cũng là bệnh không khó để chẩn đoán, dựa vào...
Địa chỉ phòng khám ung bướu tốt nhất ở đâu?
Phòng khám ung bướu Hello Doctor liên kết với các tổ chức y tế uy tín và các bác sĩ điều trị chuyên khoa có trên 20 năm...
U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bướu giáp lan tỏa có những loại nào - cách để nhận biết
Bướu giáp lan tỏa là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn nghiệp trí (22/07/2019)
    Chào bác sĩ e mới mổ nang giáp lưỡi được 1 tuần.
    Hiện tại e ăn uống bình thường ko nghe đau. Nhưng vết mổ xung quanh có to ra và căng cứng.
    Cho e hỏi có phải do dịch ra nhiều và e phải làm sao? xin tu vấn giúp em.
    Nguyễn Thị Thanh nga (24/05/2019)
    Bs cho tôi hỏi mẹ tôi năm nay 64 tuổi. mổ tuyến giáp cách đây 4 năm ở Bv ung bướu.giờ bà lúc nào cũng có cảm giác lo âu sợ sệt.hay suy nghĩ mọi việc tiêu cực. Hay cáu gắt có phải do ảnh hưởng của bệnh không ạ
    Đặng thị mimh (20/05/2018)
    Bs cho tôi hỏi. Tôi bị u bước ở cổ .đi khám bs họ bảo bi u ac tính. Họ bảo tôi uống thuốc để cục u teo lại mới cắt bỏ đc.vừa rồi tôi đi khám lại bs bảo có thể mổ đc rồi.tôi muốn hỏi bs giá phẫu thuật có đắt lắm ko ạ.phẫu thuật song có triệu chứng gì ảnh hưởng đến giọng nói ko.
    Vi Thảo (18/12/2017)
    Bác sĩ cho em hỏi, em đã phẫu thuật mổ tuyến giáp đc hơn 6 tháng theo phương pháp để lại 1 phần. nay em xét nghiệm lại và thấy các chỉ số cao hơn, người ta nói có thể em đã bị tái phát lại. Vậy phương pháp chữa khi bị tái phát lại là như thế nào ạ? Rất mong các bác sĩ giúp em ạ!
    Hello Doctor (19/12/2017)
    Chào bạn Vi Thảo, bạn vẫn phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu tình trạng đó vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác cho bạn. Bạn nên tin tưởng và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý thử những cách chữa trị khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung