Rụng tóc
Bạn có thể bị rụng tóc ở da đầu hoặc rụng lông trên toàn cơ thể. Đó có thể là do di truyền, thay đổi nội tiết tố, bệnh nền có sẵn hoặc do dùng thuốc.
2. Triệu chứng của bệnh rụng tóc
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc là gì
1. Bệnh rụng tóc là gì?
Bất kì người nào – kể cả nam, nữ và trẻ em đều có thể bị rụng tóc. Hói đầu là từ dùng để chỉ những người bị rụng tóc trên da đầu. Rụng tóc do di truyền là nguyên nhân thường gặp nhất ở những người bị hói đầu, và nguy cơ xuất hiện tăng theo tuổi tác. Một số người thích để đầu hói tự nhiên mà cũng không làm rõ nguyên nhân bị rụng tóc. Một số khác thì sẽ che phủ phần bị hói bằng cách tạo mẫu tóc,trang điểm, đội nón hay đeo khăn choàng. Và có thể một vài người sẽ cần điều trị để ngăn chặn rụng tóc.
Trước khi điều trị rụng tóc, bạn cần được bác sĩ tư vấn về nguyên nhân gây rụng tóc và từ đó chọn ra liệu pháp điều trị thích hợp nhất.
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rụng tóc
Rụng lông tóc có thể xuất hiện ở nhiều dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nó có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc từ từ và có thể chỉ ảnh hưởng trên da đầu hoặc toàn cơ thể. Một số kiểu rụng tóc chỉ tạm thời, nhưng một số khác sẽ xảy ra vĩnh viễn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rụng tóc bao gồm:
- Từ từ mỏng dần phần đỉnh đầu: đây là triệu chứng thường gặp trong rụng tóc, gặp ở cả nam giới và nữ giới lớn tuổi. Ở nam giới, tóc thường bắt đầu hớt ra phía sau trán theo dạng hình chữ M. Còn ở nữ thường phần tóc ở trước trán vẫn giữ nguyên vẹn và bị hói ở phần tóc sau nhiều hơn.
Rụng tóc ở nam giới (hói đầu kiểu nam)
- Lốm đốm những mảng hay chấm hói tròn: một số trường hợp có thể có những chấm da đầu bị hói hình dạng tròn, trơn và kích thước cỡ đồng xu. Kiểu rụng tóc này thường chỉ bị trên da đầu nhưng thỉnh thoảng cũng có thể xuất hiện ở râu hay lông mày. Một số người sẽ có da bị ngứa hoặc đau trước khi bị rụng lông tóc.
- Đột ngột rụng tóc: người bị sang chấn về thể chất hay sang chấn tình cảm có thể bị rụng tóc. Hoặc khi bạn chải tóc hay gội đầu một cách nhẹ nhàng nhưng tóc vẫn rụng khoảng cả nắm tay. Loại này thường làm cho toàn bộ mái tóc bạn yếu và không tạo những mảng hói trên da đầu.
- Rụng lông tóc toàn thân: một số bệnh nền có sẵn và một số thuốc như thuốc hóa trị ung thư có thể gây rụng lông tóc trên toàn cơ thể. Nhưng sau đó thường tóc sẽ mọc trở lại.
- Những mảng da đầu bị tróc và bong: đây là dấu hiệu của bệnh nấm ngoài da. Nó có thể làm rụng tóc, da đầu đỏ, sưng và rỉ dịch.
Rụng tóc ở nữ giới (hói đầu kiểu nữ)
Khi nào cần khám bác sĩ ?
Bạn cần đến bác sĩ nếu con bạn hoặc bạn khá muộn phiền về việc rụng tóc và muốn điều trị. Bạn cũng cần tham vấn bác sĩ ngay khi bạn phát hiện mình bị rụng tóc hay hói đầu đột ngột, hoặc khi bạn bị rụng tóc quá nhiều lúc chải và gội đầu. Đột ngột rụng tóc còn là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nền bạn đang mắc phải và có thể cần phải điều trị bệnh đó.
3. Tác hại của bệnh rụng tóc
Rụng tóc không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bạn, từ đó khiến cho bạn mất đi sự tự tin về vẻ ngoài của mình.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc
Hầu hết mọi người thường rụng 50 -100 sợi lông tóc mỗi ngày. Điều này thường không được thấy rõ trên da đầu do mỗi ngày lại mọc thêm một lượng tóc mới. Rụng tóc xảy ra khi có sự bất cân đối giữa việc rụng tóc và mọc tóc hoặc khi nang lông tóc bị phá hủy và thay thế bởi mô sẹo.
Nguyên nhân chính xác của rụng tóc vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn nhưng thường liên quan đến một trong những yếu tố sau:
- Tiền sử gia đình có người bị rụng tóc
- Thay đổi nội tiết tố
- Có bệnh nền
- Dùng thuốc
Tiền sử gia đình (di truyền)
Nguyên nhân thường gặp nhất của rụng lông tóc là do di truyền hay còn gọi là hói đầu kiểu nam và hói đầu kiểu nữ. Rụng tóc thường xảy ra từ từ và có thể dự đoán trước - ở nam thường tóc ở phần trán sẽ bị hớt, rụng bớt về phía sau theo đường viền chữ M và ở nữ thường tóc trở nên mỏng và yếu hơn.
Di truyền còn ảnh hưởng đến độ tuổi bắt đầu bị rụng tóc, mức độ rụng tóc và sự lan rộng của hói đầu. Kiểu rụng tóc này thường thấy ở nam và bắt đầu rụng tóc ở độ tuổi dậy thì, làm cho tóc trở nên mỏng và thiếu dưỡng chất.
Thay đổi nội tiết tố và bệnh nền có sẵn
Một số tình trạng gây rụng tóc như:
- Thay đổi nội tiết tố: sự thay đổi và mất cân bằng của hormon (nội tiết tố trong cơ thể) có thể gây rụng tóc tạm thời. Điều này thường gặp trong thai kì, sinh con hay trong lúc tiền mãn kinh. Nồng độ hormon trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi tuyến thượng thận, do đó nếu mắc một số bệnh lý ở tuyến nội tiết này cũng có thể gây rụng tóc.
- Rụng tóc từng mảng: đây là loại rụng tóc không tạo sẹo cho da đầu, nó còn có tên là “alopecia areata”, xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể tấn công vào các nang lông tóc – gây rụng lông tóc đột ngột nhưng để lại mảng da trống trơn, hình tròn và không tạo sẹo.
- Nhiễm trùng da đầu: như nhiễm nấm, có thể xâm lấn vào tóc và da đầu, dẫn đến da bị bong tróc vảy và rụng tóc. Một khi điều trị tốt nhiễm trùng thì tóc sẽ mọc bình thường trở lại.
- Những bệnh ngoài da khác: một số bệnh gây rụng tóc có tạo sẹo ở da đầu sẽ gây rụng tóc vĩnh viễn ở vùng có sẹo, ví dụ như bệnh Liken, một số kiểu như bệnh lupus ban đỏ và bệnh sarcoidosis.
- Chứng bứt hay nhổ lông tóc: tình trạng này hay còn có tên là “trichotillomania” làm cho bệnh nhân bức tóc hay nhổ lông không ngừng cưỡng lại được, bất kể là ở da đầu, lông mày hay các vùng khác có lông trên cơ thể.
Dùng thuốc
Rụng tóc có thể gây ra do thuốc dùng để trị ung thư, viêm khớp, bệnh trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và thuốc ngừa thai. Việc dùng quá liều vitamin A cũng có thể gây rụng tóc.
Những nguyên nhân khác
Rụng tóc còn do:
- Liệu pháp xạ trị ở đầu: tóc có thể sẽ không mọc lại được như ban đầu.
- Có yếu tố kích thích: nhiều trường hợp bị yếu tóc hay rụng tóc vài tháng sau khi bị sang chấn về thể chất và tâm lí. Loại rụng tóc này thường chỉ kéo dài tạm thời. Một số ví dụ như đột ngột giảm cân hoặc giảm cân quá mức, sốt cao hay có người thân trong gia đình mới mất.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rụng tóc
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc như:
- Tiền sử gia đình
- Tuổi tác
- Thiếu chất dinh dưỡng
- Có bệnh nền như bệnh đái tháo đường và lupus ban đỏ
- Mắc bệnh Stress
5. Các phương pháp điều trị bệnh rụng tóc
Chẩn đoán
Trước khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ khám và hỏi bệnh sử cũng như tiền sử gia đình bạn. Và bác sĩ có thể thực hiện một số test hay xét nghiệm sau để chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: giúp tìm cả những bệnh lí khác gây rụng tóc như bệnh tuyến giáp.
- Test kéo tóc: bác sĩ sẽ dùng tay kéo nhẹ nhàng một nắm tóc để xem có bao nhiêu sợi sẽ bị rụng ra. Điều này giúp xác định giai đoạn rụng tóc.
- Sinh thiết da đầu: bác sĩ sẽ lấy mẫu da nhỏ hoặc từ một số sợi tóc bị bứt từ da đầu để xem nang lông tóc. Test này giúp xác định xem nguyên nhân gây rụng tóc có phải do nhiễm trùng hay không.
- Kính hiển vi: bác sĩ dùng một thiết bị đặc biệt để kiểm tra những sợi tóc đã bị bứt gốc. Kính hiển vị giúp bộc lộ những bệnh ở tóc mà khó phát hiện.
Điều trị
Có một số phương pháp sẽ giúp điều trị rụng tóc hiệu quả. Nhưng một vài kiểu rụng tóc sẽ kéo dài vĩnh viễn. Ngoài ra một số loại như rụng tóc tạo mảng, tóc sẽ mọc lại trong vòng một năm mà không cần điều trị.
Điều trị rụng tóc bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, liệu pháp laser, và đội tóc giả. Bác sĩ có thể kết hợp một số phương pháp để cho ra hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mục tiêu của việc điều trị là kích thích mọc tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Thuốc
Nếu rụng tóc gây ra bởi bệnh nền có sẵn thì bạn cần điều trị bệnh nền này. Có thể phải dùng thuốc kháng viêm và ức chế hệ miễn dịch. Nếu rụng tóc do việc điều trị thuốc thì khi ấy bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng sử dụng thuốc đó trong ít nhất 3 tháng.
Phẫu thuật
Trong loại rụng tóc vĩnh viễn, chỉ có phần đỉnh đầu bị ảnh hưởng. Phương pháp cấy ghép tóc và phẫu thuật bảo tồn có thể làm tái tạo nhiều tóc nhất có thể.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ những gốc nhỏ của tóc, nơi chứa một số sợi tóc ở phía sau hay 2 bên da đầu. Sau đó bác sĩ sẽ cấy gốc tóc vào vùng bị hói. Bạn có thể sẽ cần dùng thuốc trị rụng tóc trước và sau khi phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.
Quá trình phẫu thuật trị hói đầu thì khá mắc và có thể làm đau. Những nguy cơ có thể xuất hiện bao gồm nhiễm trùng và tạo sẹo.
Đội tóc giả
Bạn có thể thử dùng tóc giả như là phương pháp thay thế điều trị y khoa hoặc khi các phương pháp trên không hiệu quả. Tóc giả có thể bao phủ vĩnh viễn hay tạm thời vùng bị hói. Những bộ tóc giả chất lượng, nhìn tự nhiên hiện này đều có bán trên thị trường.
6. Phòng chống bệnh rụng tóc
Những mẹo sau sẽ giúp bạn tránh được nhiều kiểu rụng tóc:
- Có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
- Tránh những kiểu tóc quá chặt như thắt bím tóc hay búi tóc.
- Tránh làm xoắn, đè ép hay bứt tóc
- Khi chải hay gội đầu bạn cần làm nhẹ nhàng. Lược chải có răng rộng sẽ giúp ngăn ngừa tóc bị bứt khỏi da đầu.
Khi tóc bạn rụng nhiều quá mức, bạn nên đi khám để được điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi