Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Tâm thần phân liệt thể thanh xuân một chứng rối loạn tâm thần trầm trọng kéo dài liên quan đến tư duy và hành vi bất hợp lý. Bệnh tâm thần phân liệt hiện nay ảnh hưởng đến khoảng 1,1% dân số trên thế giới.
1. Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là gì
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
4. Tác hại và biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
5. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
1. Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là một thể của bệnh tâm thần phân liệt, một bệnh tâm thần mạn tính. Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân đề cập đến những suy nghĩ và hành vi không liên quan và bất hợp lý liên quan đến tâm thần phân liệt.
Tuy nhiên, bệnh này không còn được coi là một dạng tách biệt của bệnh tâm thần phân liệt. Vì việc phân biệt các thể của bệnh tâm phân liệt cũng không giúp ích trong việc chẩn đoán bệnh.
Bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân là bệnh có thể điều trị ổn, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, nó có thể giúp họ đối mặc với cuộc sống hàng ngày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Các dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt thường rơi vào các loại triệu chứng chính sau đây của tất cả các rối loạn tâm thần:
Hiện tượng ảo tưởng: Bệnh nhân luôn có cảm giác bị hại, mặc cảm tội lỗi,.. Đây không phải là một triệu chứng phổ biến đối với bệnh nhân bị tâm thần phân biệt nhưng dùng để diễn tả những gì đang chống lại họ hoặc khiến họ tin là luôn có một thế lực phi thường, bí ẩn đằng sau họ. Một số bệnh nhân có thể dấu hiệu trốn tránh hay ẩn mình để tự bảo vệ bản thân.
Hiện tượng ảo giác: Những vấn đề liên quan đến nhìn, cảm giác, nếm, hoặc ngửi thấy những thứ không có ở đó. Ảo thanh là dạng ảo giác phổ biến nhất.
Nói và suy nghĩ vô tổ chức: Bệnh nhân không thể hình thành nên những suy nghĩ mạch lạc hoặc hợp lý, và điều này được biểu hiện bằng cách nói không mạch lạc, trôi chảy. Trong một cuộc trò chuyện, cá nhân đó sẽ không thể hòa cùng vào một chủ đề đang đề cập tới. Trong những trường hợp nghiêm trọng, lời nói của bệnh nhân sẽ khiến người xung quanh không hiểu được.
Hành vi vô tổ chức: Hành vi đa dạng từ biểu hiện giống như trẻ con, ngớ ngẩn, đến hung hăng và bạo lực. Có thể có hành vi kích động hoặc hành vi tình dục ở nơi công cộng. Vận động quá mức, hành động kỳ quái, hoặc mất đi sự đáp ứng đối với các hướng dẫn hoặc các cuộc trò chuyện là những biểu hiện khác mà triệu chứng này có
Triệu chứng âm tính: Triệu chứng này đề cập đến việc không thể hoạt động bình thường bao gồm các triệu chứng như không thể tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, trốn tránh xã hội và không có khả năng thể hiện cảm xúc như tránh tiếp xúc bằng mắt hoặc nói chuyện với giọng nói đơn điệu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ảo tưởng, ảo giác là triệu chứng thường thấy của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Các chuyên gia không rõ những nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt nhưng các nghiên cứu cho thấy có một số loại rối loạn chức năng não, có thể bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học và môi trường.
Các hóa chất trong não bộ chẳng hạn như các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin có thể có liên quan đến sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt.
Theo điều tra năm 2009 được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry, nguyên nhân có thể là do tín hiệu từ tế bào đến tế bào trong não bộ. Các nhà khoa học nghiên cứu đã xác định được 49 gen hoạt động khác nhau trong não của bệnh nhân tâm thần phân liệt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:
- Di truyền học: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần phân liệt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu không có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt thì cơ hội phát triển bệnh là dưới 1%. Tuy nhiên, nguy cơ đó sẽ tăng lên 10% nếu cha mẹ mắc bệnh. Nghiên cứu đã cho thấy bệnh tâm thần phân liệt và bệnh rối loạn lưỡng cực có cùng một nền tảng di truyền.
- Nhiễm virus: Nếu thai nhi bị nhiễm virus, nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt sẽ cao hơn. Không có danh sách cụ thể về các loại virus gây nguy hiểm, nhưng một số loại virus có nguy cơ cao như là: virus cúm, Herpex, Toxoplasmosis và Rubella.
- Suy dinh dưỡng ở thai nhi: Nếu thai nhi bị suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai thì nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn.
- Trải qua những biến cố, căng thẳng từ khi còn nhỏ: Trẻ em trải qua những giai đoạn căng thẳng quá sớm trong cuộc đời có thể có nguy cơ bị tâm thần phân liệt. Điều này có thể là do sự lạm dụng hoặc chấn thương ở trẻ em.
- Tuổi của cha mẹ khi trẻ được sinh ra: Trẻ sinh ra từ bố mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao hơn trẻ sinh ra từ các bậc cha mẹ trẻ hơn.
- Thuốc: Sử dụng các chất có ảnh hưởng đến trí não hoặc tinh thần trong thời thanh niên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Việc sử dụng ma túy trái phép là phổ biến ở những người bị tâm thần phân liệt, mặc dù không chắc chắn liệu việc sử dụng ma túy đó có phải là nguyên nhân hay hậu quả của tình trạng này hay không.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
4. Tác hại và biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Các biến chứng của tâm thần phân liệt có thể bao gồm:
- Bệnh trầm cảm, suy nghĩ tự sát, và hành vi tự tử
- Suy dinh dưỡng
- Vấn đề chăm sóc vệ sinh
- Lạm dụng chất
- Không có khả năng tìm kiếm hoặc duy trì việc làm dẫn đến nghèo đói, vô gia cư.
- Xung đột, mâu thuẫn gia đình
- Không có khả năng học tập
- Trở thành nạn nhân của tội phạm
- Các vấn đề liên quan đến hút thuốc lá
Một số người bị tâm thần phân liệt cho biết hút thuốc giúp họ tập trung, nhưng nó có thể gây trở ngại cho các loại thuốc điều trị và dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Bệnh tâm thần phân liệt là một tình trạng nghiêm trọng kéo dài suốt đời. Nhận thức được những gì bệnh liên quan có thể giúp gia đình và bạn bè hỗ trợ người thân sống trong điều kiện tốt nhất có thể.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, các tiêu chuẩn phải được đáp ứng. DSM-5 đưa ra các tiêu chuẩn về triệu chứng như sau:
- Ảo tưởng
- Ảo giác
- Nói và suy nghĩ không có tổ chức
- Hành vi vô tổ chức
- Các triệu chứng âm tính
Người đó phải trải qua hai trong số năm triệu chứng chính của rối loạn tâm thần và ít nhất một triệu chứng phải nằm trong ba triệu chứng đầu tiên được liệt kê.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt cần được điều trị liên tục, ngay cả khi các triệu chứng dường như đã biến mất. Vào những thời điểm đó, bệnh nhân có thể tin rằng họ đã khỏe mạnh và không cần đến sự trợ giúp nữa, nhưng nếu họ ngừng sử dụng thuốc thì các triệu chứng thường sẽ trở lại.
Những phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các kiểu triệu chứng, sức khoẻ của bệnh nhân, độ tuổi và các yếu tố khác.
Dùng thuốc
Các thuốc chống loạn thần không điển hình hoặc thế hệ thứ hai được sử dụng để điều trị các tình trạng của bệnh tâm thần. Chúng khác với thuốc chống loạn thần điển hình, hoặc thế hệ thứ nhất vì chúng ít có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh ngoại tháp (EPS) bao gồm: Parkinson,…
Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần không điển hình bao gồm tăng cân, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu.
Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ tâm thần bổ sung ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu.
Điều trị nội trú
Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, bệnh nhân cần nhập viện. Điều này làm tăng cơ hội cho bệnh nhân nhận được dinh dưỡng, nghỉ ngơi thích hợp.
Trị liệu tâm lý
Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn hoặc trị liệu tâm lý, thường là kết hợp với thuốc men. Những kỹ thuật này hỗ trợ các vấn đề về sức khoẻ tâm thần vàgiúp bệnh nhân điều chỉnh tinh thần hợp lý.
Liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân xác định được cảm xúc và cách nghĩ của họ, tăng khả năng đối phó với những tình huống đầy thử thách.
Huấn luyện kỹ năng xã hội và nghề nghiệp
Việc đào tạo hay huấn luyện này có thể giúp bệnh nhân sống độc lập hơn. Đây là một phần quan trọng của sự phục hồi. Nhà trị liệu có thể giúp bệnh nhân biết cách vệ sinh hợp lý, nấu ăn và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra còn có thể trợ giúp trong việc tìm kiếm việc làm, nhà ở,…
Liệu pháp trị liệu bằng điện (ECT)
ECT đề cập đến việc truyền một dòng điện qua não để tạo cơn động kinh có kiểm soát, hoặc cơn co giật. Nó có thể điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ cao tự tử, trầm cảm, hoặc những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng khác mà không đáp ứng với các điều trị khác hoặc không thể dùng thuốc chống trầm cảm.
Cơn động kinh có kiểm soát được kích hoạt bằng ECT được cho là gây ra bởi sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, thường hồi phục nhanh chóng.
Bác sĩ phải giải thích rõ những ưu và khuyết điểm của ECT đối với bệnh nhân và người giám hộ hoặc thành viên gia đình họ trước khi tiến hành điều trị.
Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị
Một vấn đề chính trong điều trị tâm thần phân liệt là về sự tuân thủ. Sự tuân thủ trong y học có nghĩa là luôn theo sát kế hoạch điều trị.
Điều này có thể là thách thức đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, và đối với một số người ngừng sử dụng thuốc trong vòng 12 tháng đầu làm cho mọi thứ tồi tệ hơn cho bệnh nhân và những người xung quanh họ.
Để điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân, bạn có thể liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi