Tổng hợp những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau cổ họng

Đau cổ họng là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có ít nhất một lần bị đau họng. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau cổ họng, việc nắm được các triệu chứng của đau cổ họng có thể giúp bạn biết cách đối phó với triệu chứng này.
3. Nguyên nhân gây ra đau cổ họng
4. Yếu tố nguy cơ gây ra đau cổ họng
1. Đau cổ họng là gì
Đau cổ họng là tình trạng đau, ngứa hay kích tích ở cổ họng, tình trạng này thường tệ đi khi nuốt. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau cổ họng (viêm họng) là nhiễm virus như cảm lạnh hay cúm. Đau cổ họng gây ra bởi virus có thể tự khỏi.
2. Biểu hiện của đau cổ họng
Các triệu chứng đau cổ họng có thể rất khác biệt phụ thuốc vào nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Cảm giác đau và rát ở họng
- Đau trở nên tệ hơn khi nuốt hoặc nói
- Khó nuốt
- Đau, sưng các tuyến ở cổ và hàm
- Amidan sưng, đỏ
- Các mảng trắng và mủ trên amidan
- Khàn tiếng hay giọng nói nghe như bị nghẹt
Các nhiễm khuẩn thông thường gây đau cổ họng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Sốt
- Ho
- Chảy mũi
- Hắt hơi
- Đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn
3. Nguyên nhân gây ra đau cổ họng
Các virus gây ra cảm lạnh thông thường và cúm (influenza) là nguyên nhân gây đau họng thường gặp nhất. Ít gặp hơn, nhiễm vi trùng gây ra đau cổ họng.
Nhiễm virus
Các bệnh do virus gây đau họng bao gồm:
- Cảm lạnh thông thường
- Cúm
- Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mono)
- Sởi
- Thủy đậu
- Bệnh bạch hầu thanh quản – bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc trưng bởi kho khan và khò khè
Nhiễm vi trùng
Nhiễm một số vi khuẩn có thể gây ra đau cổ họng. Loại vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pyogenes hay Streptococcus nhóm A.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra đau cổ họng bao gồm:
- Dị ứng: Dị ứng với lông vật nuôi, da, bụi hay phấn hoa có thể gây ra đau cổ họng. Vấn đề có thể bị phức tạp hóa bởi rò mũi sau, việc này có thể kích ứng và làm viêm cổ họng.
- Sự khô: Không khí khô trong nhà, đặc biệt là ở các tòa nhà sử dụng máy sưởi, có thể khiến cổ họng cảm thấy khô và ngứa, thường là vào buổi sáng khi thức dậy. Thở bằng miệng (thường bởi vì nghẹt mùi mạn tính) cũng có thể gây ra khô và đau họng.
- Các kích thích: Không khí ô nhiễm ngoài trời có thể gây kích ứng cổ họng. Các ô nhiễm trong nhà như thuốc là hay hóa chất cũng có thể gây đau họng mạn tính. Nhai thuốc lá, uống rượu bia và ăn thức ăn cay cũng có thể kích thích cổ họng.
- Căng cơ: Cơ ở cổ họng căng khi hét lớn như trong các sự kiện thể thao, nói quá lớn hay khi nói trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một rối loạn hệ thống tiêu hóa mà khi bị axit hoặc chất khác của dạ dày trào ngược vào ống thức ăn (thực quản). Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh bao gồm ợ nóng, khàn tiếng, ợ ra các chất từ dạ dày và cảm giác nghẹn tại cổ họng.
- Nhiễm HIV: Đau cổ họng và các triệu chứng giống cúm đôi khi xuất hiện sớm sau khi nhiễm HIV. Đồng thời, một số người có HIV dương tính bị đau họng mạn và tái phát do nhiễm trùng thứ cấp như nhiễm nấm gọi là tua miệng (Candida) và cytomegalovirus (CMV), nhiễm một virus thường có thể cũng trở nên rất nghiêm trọng ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Tua miệng và CMV có thể xảy ra ở bất kì ai, nhưng thường chỉ gây ra viêm họng hay các triệu chứng khác ở người có hệ miễn dịch yếu.
- U: Ung thư cổ họng, lưỡi hay thanh quản có thể gây ra đau họng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm khàn tiếng, khó nuốt, thở ồn, nghẹn ở cổ và có máu trong nước bọt và đàm.
Hiếm khi, một vùng mô bị viêm nhiễm (áp xe) ở cổ họng gây ra đau cổ họng. Một nguyên nhân hiếm khác gây đau cổ họng là tình trạng viêm tiểu thiệt, khi đó một sụn nhỏ (sụn nắp) che phủ khí quản sưng lên và bít đường dẫn khí. Cả hai nguyên nhân trên đều có thể bít tắt đường dẫn khí, và cần được cấp cứu ngay lập tức.
4. Yếu tố nguy cơ gây ra đau cổ họng
Mặc dù bất kì ai cũng có thể bị đau họng, một số yếu tố sau khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:
- Tuổi: Trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị đau cổ họng hơn. Trẻ em cũng thường dễ mắc viêm họng do vi trùng streptococcus hơn.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá: Hút thuốc hay hút thuốc thụ động kích thích cổ họng. Dùng thuốc lá cũng tăng khả năng ung thư miệng, cổ họng và thanh quản.
- Dị ứng: Dị ứng thời tiết hay dị ứng bụi, lông hay da thú nuôi, có thể khởi phát đau họng thường xuyên hơn.
- Tiếp súc với hóa chất gây kích thích: Các hạt nhỏ trong không khí từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch và các hóa chất thường gặp trong nhà có thể gây kích ứng cổ họng.
- Nhiễm khuẩn xoang mạn hay thường xuyên: Nước thoát ra từ mũi có thể kích thích cổ họng và lan truyền vi khuẩn.
- Ở nơi đông người: Virus và vi khuẩn dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác ở các trung tâm chăm sóc trẻ em, lớp học, văn phòng hay trong máy bay.
- Miễn dịch kém: Bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi khả năng đề kháng của bạn kém. Các nguyên nhân thường gặp gây suy yếu hệ miễn dịch bao gồm HIV, đái tháo đường, điều trị steroids hay hay hóa trị, căng thẳng, mệt mỏi hay có chế độ ăn kém.
5. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Bất kể nguyên nhân của đau họng là gì, các biện pháp chăm sóc tại nhà sau có thể giúp bạn giảm đi các triệu chứng:
- Nghỉ ngơi: Nhưng nói
- Uống đủ dịch: Nước giữ cho cổ họng bạn ẩm và đề phòng mất nước. Tráng caffeine và chất cồn, chúng có thể khiến bạn mất nước.
- Ăn các thức ăn và uống các loại nước thích hợp: Các chất lỏng ấm (canh, trà không caffeine hay nước ấm pha mật ong) và các thức ăn vặt lạnh như kem có thể làm giảm đau họng.
- Súc họng với nước muối: Một hỗn hợp nước muối gồm ¼ đến ½ muỗng cà phê muối ăn và 120 đến 240 ml nước ấm có thể giúp bạn đỡ đau họng. Súc họng với hỗn hợp trên sau đó nhổ ra.
- Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí để hạn chế không khí khô hoặc ngồi một vài phút trong phòng tấm ướt.
- Thử viêm ngậm và kẹo cứng: Cả hai thứ trên đều làm diêụ đau họng nhưng đừng cho trẻ dưới 4 tuổi dùng vì trẻ nhỏ có nguy cơ bị nghẹn.
- Tránh kích thích: Tránh húy thuốc lá trong nhà và làm sạch các vật có thể kích thích cổ họng.
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ bị đau cổ họng mà không hết sau khi uống nước lần đầu tiên vào buổi sáng
Trẻ được chăm sóc ngay lập tức khi các các triệu chứng nặng như:
- Khó thở
- Khó nuốt
- Chảy nước miếng bất thường, điều này có thể cho thấy sự mất khả năng nuốt.
Nếu là người lớn, đến bác sĩ nếu bạn bị đau cổ họng kèm với các vấn đề liên quan sau:
- Đau cổ họng nặng hoặc kéo dài trên 1 tuần
- Khó nuốt
- Khó thở
- Khó mở miệng
- Đau khớp
- Đau tai
- Phát ban
- Sốt trên 38,3OC
- Có máu trong nước bọt hoặc đàm
- Đau họng xảy ra thường xuyên
- Có một khối ở cổ
- Khan tiếng trên 2 tuần
Nếu bạn gặp khó khăn với triệu chứng đau cổ họng, bạn có thể đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu cần được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi