Thủy đậu
Đối với phần lớn mọi người, thủy đậu là một bệnh nhẹ. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối lớn nếu như bạn không hiểu rõ về nó. Dưới đây là một số thông tin mà bạn nên biết về bệnh thủy đậu.
2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
4. Biến chứng của bệnh thủy đậu
1. Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu (tên tiếng Anh là Varicella) là một bệnh do nhiễm virus gây ra, tạo ban ngứa và những mụn nước nhỏ. Thủy đậu có tính lây nhiễm cao đối với những người chưa bao giờ mắc bệnh hay chưa được chủng ngừa thủy đậu. Trước sự xuất hiện của chương trình tiêm ngừa thủy đậu thì gần như ai cũng từng bị thủy đậu trước khi tới tuổi trưởng thành, đôi khi kèm với những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, số ca mắc và số người phải nhập viện do thủy đậu giảm mạnh.
Sẽ tốt hơn nếu được tiêm ngừa bệnh thủy đậu. Vaccine thủy đậu là một cách an toàn, hiệu quả để phòng ngừa thủy đậu và những biến chứng có thể gặp.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thủy đậu
Triệu chứng của thủy đậu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài khoảng 5 tới 10 ngày. Ban là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh thủy đậu. Những dấu hiệu và triệu chứng khác, có thể xuất hiện 1 hay 2 ngày trước khi phát ban, bao gồm:
Khi ban thủy đậu xuất hiện, nó trải qua 3 giai đoạn:
- Nổi lên những nốt hồng hay đỏ, bộc phát trong vài ngày.
- Những mụn nước nhỏ, tạo thành từ những nốt và tồn tại khoảng hơn một ngày cho đến khi vỡ ra và rỉ dịch.
- Mài và vảy cứng phủ lên mụn nước đã vỡ và cần thêm vài ngày để lành.
Những nốt mới tiếp tục xuất hiện khoảng vài ngày nữa. Kết quả đưa đến việc bạn có thể có cả 3 giai đoạn của phát ban – nốt, mụn nước và sang thương có vảy – tồn tại cùng lúc vào ngày thứ 2 của phát ban. Khi bị nhiễm, bạn có thể lan truyền virus 48 tiếng trước khi xuất hiện phát ban, và bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước đều đóng vảy.
Bệnh thường nhẹ ở những trẻ em khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp nặng, ban có thể lan và phủ khắp người, và sang thương có thể hình thành trong cổ họng, mắt, màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Những nốt mới tiếp tục xuất hiện trong vòng vài ngày.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi bạn nghi ngờ bạn hay con bạn mắc thủy đậu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Anh/ cô ấy thường có thể chẩn đoán thủy đậu bằng cách khám các ban và bằng cách nhận ra các triệu chứng đi kèm khác. Bác sĩ của bạn cũng có thể kê đơn thuốc giúp giảm độ trầm trọng của bệnh và điều trị triệu chứng, nếu cần. Hãy chắc rằng bạn gọi hẹn lịch khám trước và nói rằng bạn nghĩ có thể bạn hay con bạn mắc thủy đậu, để tránh việc phải chờ đợi cũng như nguy cơ lây cho người khác ở phòng chờ.
Ngoài ra, hãy báo bác sĩ nếu một trong những biến chứng sau xuất hiện:
- Ban lan đến một hay cả hai mắt.
- Ban trở nên rất đỏ, ấm hay mềm, cho thấy khả năng nhiễm khuẩn da thứ phát.
- Ban đi kèm với chóng mặt, mất định hướng, nhịp tim nhanh, hơi thở nông, run, mất khả năng phối hợp cơ, ho nặng lên, nôn ói, cứng gáy hay sốt cao hơn 102 F (38.9 C).
- Có người trong gia đình bị suy giảm miễn dịch hay có trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu đó là virus Varicella-Zoster, có tính lan truyền cao, và có thể lan nhanh. Virus được truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với ban hay bằng những giọt dịch phát tán trong không khí khi ho hay hắt xì.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thủy đậu
Nguy cơ bạn mắc thủy đậu cao hơn nếu:
- Bạn chưa từng bị thủy đậu.
- Bạn chưa chủng ngừa thủy đậu.
- Làm việc hay thường xuyên có mặt tại trường học hay cơ sở chăm sóc trẻ.
- Sống với trẻ nhỏ.
Hầu hết những người từng nhiễm hay đã chủng ngừa thủy đậu miễn nhiễm với bệnh. Nếu bạn đã chủng ngừa và vẫn mắc thủy đậu, triệu chứng thường nhẹ hơn, với ít mụn nước hơn và sốt nhẹ hay không có sốt. Một số ít người có thể bị nhiễm thủy đậu nhiều hơn một lần, nhưng điều này hiếm gặp.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh thủy đậu
Thủy đậu thường là một bệnh nhẹ. Nhưng nó có thể trầm trọng và dẫn đến biến chứng hay tử vong, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao. Biến chứng bao gồm:
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp hay máu (nhiễm trùng).
- Mất nước.
- Viêm phổi.
- Viêm não.
- Hội chứng sốc nhiễm độc.
- Hội chứng Reye’s đối với những người sử dụng aspirin khi đang bị thủy đậu.
Ai là những người có nguy cơ?
Những người có nguy cơ cao bị thủy đậu có biến chứng gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ chưa từng hay chủng ngừa thủy đậu.
- Người trưởng thành.
- Thai phụ chưa từng bị thủy đậu.
- Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm do thuốc, như hóa trị, hay bệnh khác, như ung thư hay HIV.
- Những người đang sử dụng thuốc streroid cho những bệnh hay tình trạng khác, như trẻ bị hen suyễn.
- Những người sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
Thủy đậu và thai kì
Những biến chứng khác của thủy đậu ảnh hưởng đến thai phụ. Thủy đậu ở đầu thai kì có thể dẫn những vấn đề khác nhau cho trẻ sơ sinh, bao gồm trẻ sơ sinh thiếu cân và khiếm khuyết sơ sinh, như dị tật chi. Nguy cơ ảnh hưởng đến đứa trẻ tăng khi người mẹ bị thủy đậu vào tuần trước sinh hay vài ngày sau sinh. Điều này có thể dẫn đến một nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa mạng sống đối với trẻ sơ sinh.
Nếu bạn mang thai và chưa có miễn dịch đối với thủy đậu, trao đổi với bác sĩ của bạn về nguy cơ đối với với bạn và đứa trẻ bạn đang mang.
Thủy đậu và zona thần kinh
Nếu bạn đã bị thủy đậu, bạn có nguy cơ mắc một bệnh khác gây ra bởi virus varicella-zoster được gọi là bệnh zona. Sau nhiễm thủy đậu, một vài virus varicella-zoster có thể vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh của bạn. Nhiều năm sau, virus có thể tái hoạt và tái xuất hiện như zona – một dải mụn nước ngắn ngày gây đau. Virus dễ trở lại ở những người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Zona có thể gây ra biến chứng riêng – một tình trạng mà cơn đau của zona kéo dài lâu sau khi những mụn nước đã biến mất. Biến chứng này, được gọi là đau dây thần kinh sau bệnh zona, có thể nghiêm trọng.
Vaccine zona (Zostavax) đã có mặt trên thị trường và được khuyên dùng cho những người từ 60 tuổi trở lên và đã từng bị thủy đậu.
5. Các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu
Chuẩn bị trước khi đi khám
Gọi cho bác sĩ gia đình của bạn nếu bạn hay con bạn có những dấu hiệu và triệu chứng giống với thủy đậu. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn.
Những thông tin cần chuẩn bị trước
- Những hạn chế trước buổi hẹn. Hỏi bác sĩ có bất kì hạn chế nào bạn hay con bạn phải làm theo, như ở cách ly để không phát tán bệnh, vào thời gian trước buổi hẹn.
- Lịch sử của triệu chứng. Ghi lại bất kì những triệu chứng nào bạn hay con bạn gặp, và thời gian kéo dài triệu chứng.
- Tiếp xúc gần đây với những nguồn có thể gây nhiễm bệnh. Cố gắng nhớ nếu bạn và con bạn có tiếp xúc với bất kì ai đã mắc thủy đậu trong vài tuần rồi.
- Những thông tin y khoa then chốt. Bao gồm tất cả những vấn đề sức khỏe khác và tên của bất kì loại thuốc nào mà bạn hay con bạn đang sử dụng.
- Những câu hỏi để đặt ra cho bác sĩ. Viết lại những câu hỏi của bạn để có thể tận dụng một cách tốt nhất thời gian gặp bác sĩ.
Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ đợi
Trong khi chờ đợi cuộc hẹn, bạn có thế giảm sốt bằng một số loại thuốc. Bất kì ai đang hồi phục từ thủy đậu không được sử dụng aspirin. Vì aspirin có liên quan tới hội chứng Reye’s, một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, đối với người đang hồi phục từ thủy đậu.
Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh tiếp xúc với người khác. Thủy đậu có tính lây nhiễm cao cho đến khi tất cả những sang thương da đóng vẩy.
Chẩn đoán
Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán thủy đậu dựa trên ban như một dấu hiệu chỉ điểm.
Nếu có bất kì nghi ngờ nào về chẩn đoán, thủy đậu có thể được xác định bằng các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu hay cấy với mẫu từ sang thương.
Điều trị
Đối với những trẻ em khỏe mạnh, thủy đậu thường không cần điều trị. Bác sĩ của bạn có thể kê thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa. Nhưng với đa số trường hợp, bệnh được để diễn tiến tự nhiên.
Nếu bạn có nguy cơ cao gặp biến chứng
Đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng do thủy đậu, bác sĩ đôi khi kê thuốc để rút ngắn thời gian nhiễm trùng và giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng.
Nếu bạn và con bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị một thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax) hay một thuốc khác được gọi là globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (Privigen). Những thuốc này có thể làm giảm độ nặng của bệnh nếu được sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ khi ban đầu tiên xuất hiện.
Những thuốc kháng virus khác, như valacyclovir (Valtrex) và famiclovir (Famvir), cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có thể không được chấp nhận hay không thích hợp với mọi trường hợp. Ở một vài trường hợp, bác sĩ của bạn có thể đề nghị sử dụng vaccine thủy đậu sau khi tiếp xúc với virus. Điều này có thể giúp ngừa bệnh hay giảm độ nặng của bệnh.
Đừng cho bất kì ai bị thủy đậu – trẻ em hay người trưởng thành – loại thuốc nào chứa aspirin vì sự kết hợp này có thể dẫn tới một tình trạng gọi là hội chứng Reye’s.
Điều trị biến chứng
Nếu biến chứng xảy ra, bác sĩ của bạn sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp. Điều trị nhiễm trùng da và viêm phổi có thể dùng kháng sinh. Điều trị viêm não thường với thuốc kháng virus. Có thể cần phải nhập viện.
Biện pháp khắc phục và tự chăm sóc
Giúp giảm nhẹ triệu chứng của một trường hợp thủy đậu không phức tạp, làm theo những phương thức tự chăm sóc sau đây.
Đừng gãi
Gãi có thể gây ra sẹo, chậm lành và tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng. Nếu con bạn không thể ngừng gãi:
- Đeo găng tay cho chúng, nhất là vào buổi tối.
- Cắt móng tay cho con bạn.
Giảm ngứa và các triệu chứng khác
Ban thủy đậu có thể rất ngứa, và những mụn nước vỡ đôi khi có mùi hôi. Những khó chịu này, kèm với sốt, đau đầu và mệt mỏi, có thể khiến bất kì ai phải khổ sở. Để giảm nhẹ, thử:
- Tắm nước mát cùng với baking soda, yến mạch sống hay yến mạch nhuyễn – loại yến mạch được xay nhuyễn để dùng cho việc tắm.
- Dùng mỹ phẩm dạng lỏng chứa calamine chấm nhẹ lên các nốt.
- Một thực đơn với thức ăn mềm, nhạt nếu thủy đậu phát triển trong miệng.
- Thuốc kháng histamine được dùng để giảm ngứa. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo bạn có thể dùng thuốc kháng histamine một cách an toàn.
- Sử dụng một loại thuốc để trị sốt nhẹ.
Đừng cho bất kì ai bị thủy đậu dùng aspirin vì nó có thể dẫn tới một tình trạng nghiêm trọng là hội chứng Reye’s. Và không điều trị sốt cao mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Cách phòng chống bệnh thủy đậu
Vaccine thủy đậu (varicella) là cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu. Những chuyên gia của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh (CDC) ước tính vaccine ngăn ngừa virus hoàn toàn cho gần 98% người nhận đủ 2 liều như khuyến cáo. Khi vaccine không ngăn ngừa hoàn toàn, nó giúp làm giảm đáng kể độ nặng của bệnh.
Nên dùng Vacine thủy đậu cho các đối tượng:
- Trẻ nhỏ
- Trẻ lớn mà lúc nhỏ chưa được dùng Vacine
- Người trưởng thành chưa dùng vaccine, chưa bao giờ bị thủy đậu nhưng có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh
Không nên dùng Vacine cho các trường hợp:
- Phụ nữ mang thai.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, như những người mắc HIV hay dùng những thuốc ức chế miễn dịch.
- Người dị ứng với gelatin hay kháng sinh neomycin.
Thảo luận thêm với bác sĩ để chắc chắn bạn có thể sử dụng vacine không.
Bệnh thủy đậu tuy là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách điều trị. Chính vì vậy mà khi bị thủy đậu, bạn cần điều trị và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc. Nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi