Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thành ngực

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thành ngực

Đau ngực là triệu chứng cảnh báo vì nó dễ liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Và cũng vì đau ngực thường là dấu hiệu của đau thắt ngực, cho nên việc đi khám chữa bệnh là rất cần thiết. Tuy vậy, còn rất nhiều nguyên nhân khác ngoài tim mạch có thể gây đau ngực.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Các nguyên nhân phổ biến gây ra đau thành ngực

Một trong những nguyên nhân gây đau ngực không do yếu tố tim mạch đó là cơn đau thành ngực do các yếu tố cơ xương vùng này.

Khi bác sĩ chẩn đoán “đau thành ngực” thì có ít nhất 25% bệnh nhận đến phòng cấp cứu vì lý do đau ngực. Và nhiều trường hợp đau ngực không phải do tim mạch. 

Nếu như bạn được chẩn đoán là “đau thành ngực” thì bạn không có gặp vấn đề về tim mạch tuy vẫn còn triệu chứng đau. Việc tìm hiểu thêm về chẩn đoán của bác sĩ có thể sẽ giúp bạn biết những điều nên làm để phòng tránh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau thành ngực, và phần lớn các trường hợp nguyên nhân gây đau thành ngực thường là mạn tính và tự giới hạn. Tuy nhiên một vài dạng đau thành ngực lại khá nghiêm trọng và cần các biện pháp đặc hiệu.

Những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau thành ngực

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thành ngực:

1. Chấn thương ngực

Chấn thương vùng thành ngực có thể làm cơ vùng này căng hay bị rách, hoặc gãy sườn. Chấn thương có thể do  các trường hợp va chạm mạnh (như bị ném bóng vào người hay bị tông xe), hay một số trường hợp tiềm ẩn hơn (như khuân vác vật nặng) sẽ làm bệnh nhân khó nhớ tình huống khiến mình chấn thương hơn, đặc biệt là khi  cơn đau  có sự ngắt quãng.

Vì vậy, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các hoạt động có nguy cơ chấn thương vùng ngực để tìm ra nguyên nhân.

2. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn hay còn được gọi là hội chứng thành ngực trước, diễn tả cơn đau đơn thuần hay căng tức ở vùng tiếp giáp sụn sườn (thường ở mặt bên của xương ức).

Cơn đau thường chỉ khu trú ở một điểm, thường là ở mặt trái xương ức, điều này khiến bệnh nhân đi khám và lo lắng khi họ sợ cơn đau của họ có liên quan đến vấn đề tim mạch. Cơn đau do viêm sụn sườn thường tái phát khi bị ấn vào vùng sụn sườn vị viêm, và cho đến nay nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định.

Dù được gọi là viêm sụn sườn nhưng lại không có yếu tố viêm (do không có sưng, nóng, đỏ ở vùng này). Ở trẻ em và thanh thiếu niên, hội chứng này xuất hiện có liên quan tới tình trạng viêm hay yếu cơ liên sườn và khởi phát do các hoạt động làm tăng áp lực lên các cơ này như đeo cặp sách nặng.

Trong một số trường hợp, viêm sụn sườn có liên quan đến tình trạng trật xương sườn. Khi các bác sĩ vậy lý trị liệu thường rất cảnh giác với khả năng bị trật xương khi thao tác sẽ gây ra viêm sụn sườn, một số người lại không để ý đến điều đó khi. Việc trật xương sẽ khởi phát ở vùng lưng, nơi tiếp giáp giữa sườn và đốt sống.  Trật xương sườn gây xoắn văn xương và vùng tiếp giáp với xương ức gây đau cho bệnh nhân. Khi trật xương người bệnh có thể nghe một tiếng “pop”, gây đau và biến mất sau đó. Khi phát hiện, bác sĩ sẽ nắn chỉnh xương lại theo vị trí cũ và giảm đau cho bệnh nhân.

Viêm sụn sườn thường có tính chất tự giới hạn. Cơn đau có thể thuyên giảm khi làm nóng vùng đau hay thực hiện các bài tập giãn cơ. Tuy vậy nếu cơn đau này kéo dài hơn một tuần, việc kiểm tra các nguyên nhân khác liên quan và trao đổi thêm với bác sĩ vật lý trí liệu là điều cần thiết cho bạn.

3. Hội chứng đau hạ sườn

Người có hội chứng này thường sẽ đau ở vùng bụng trên và vùng ngực dưới. Nguyên nhân của của hội chứng đau hạ sườn thường là do các khớp tiếp giáp với xương ức bị lỏng lẻo (xương sườn 8,9,10) có liên quan đến các dạng chấn thương. Vùng xươn sườn “di động” này sẽ tác động lên các dây thần kinh lân cận, gây đau. Việc điều trị thường sẽ là hạn chế các hoạt động ảnh hưởng lên vùng này, và có thể cần phải can thiệp phẫu thuật để trị dứt điểm.

4. Precordial catch

Là tình trạng mạn tính và rất phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi nhỏ, gây ra các cơn đau đột ngột, nhói  ở vùng ngực trái, kéo dài trong vài giây đến vài phút và thường xảy ra lúc nghỉ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn khi thở mạnh, và  cơn đau sẽ tự lui hoàn toàn sau đó. Cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra và tình trạng này cũng không có triệu chứng gì đặc trưng để phân biệt.

5. Đau xơ cơ

Đau xơ cơ (fibromyalgia)  cũng là một hội chứng phổ biến gây đau ngực và bệnh nhân sẽ thường thấy bị đau toàn vùng ngực. Các triệu chứng đi kèm bao gồm mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ hay các triệu chứng ở đường tiêu hóa, và các triệu chứng này khá tương đồng với bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật và cần bác sĩ phân biệt rõ.

6. Thấp khớp liên quan đến đau thành ngực

Đau thành ngực liên quan đến tình trạng viêm đốt sống hay sụn sườn có thể được theo dõi với tình trạng viêm khớp cấp tính, đặt biệt là bệnh lý viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vẩy nến. Dù cho đau ngực đơn thuần không đặc hiệu cho các bệnh lý này, tuy nhiên cơn đau ngực không rõ nguyên nhân, kèm theo đó có viêm khớp và các bệnh lý rối loạn viêm trên bệnh nhân thì cần phải kiểm tra với bác sĩ để loại trừ xem có bệnh lý thấp khớp hay không.

7. Gãy xương do áp lực

Gãy xương sườn ở vận động viên - người thường phải sử dụng phần trên cơ thể như người đua thuyền hay người chơi bóng bầu dục. Gãy xương do áp lực cũng có liên quan đến các bệnh nhân bị loãng xương hay thiếu hụt vitamin D

8. Ung thư

Ở các giai đoạn tiến triển, ung thư có thể gây ra đau ngực, đặc biệt là ung thư vúung thư phổi là hai dạng phổ biến nhất. Ở giai đoạn sớm của ung thư xương sườn cũng có thể gây ra đau ngực, nhưng hiếm thấy hơn.

9. Hồng cầu hình liềm

Bệnh lý hồng cầu hình liềm thi thoảng cũng gây nên triệu chứng đau ngực cho bệnh nhân, nguyên nhân có thể là do các vết nứt nhỏ ở vùng sườn do bệnh lý này gây ra. Và cơn đau sẽ tự lui dần khi bệnh nhân kiểm soát tốt được tình trạng bệnh của bản thân.

Lời khuyên của bác sĩ

Đau thành ngực là triệu chứng phổ biến khiến bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ, tuy vậy không phải lúc nào nguyên do cũng đến từ các bệnh lý tim mạch. Và cũng không phải trường hợp đau thành ngực nào cũng nghiêm trọng, trái lại, phần lớn các trường hợp có thể chẩn đoán dễ dàng và bệnh nhân sẽ có được phương án điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, đau ngực sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt cho người bệnh.

Khi thấy bản thân có triệu chứng đau ngực thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ giỏi. Khi khám và chữa bệnh tại Hello Doctor, bạn sẽ được thăm khám bởi bác sĩ đến từ nhiều chuyên khoa và có nhiều kinh nghiệm, sẽ chữa bệnh tật của bạn một cách toàn diện.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung