Đau khoeo chân là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nào

Đau khoeo chân là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nào

Khớp gối là một trong những khớp lớn của cơ thể và cũng là vùng dễ bị chấn thương nhất khi có va chạm. Vùng gối được tạo thành bởi các cấu trúc xương khi tổn thương có thể bị nứt gãy hoặc trật ra khỏi khớp, cũng như các sụn, dây chằng, gân cơ có thể bị rách hoặc bị kéo căng. 

Một số tổn thương ở vùng gối có thể tự hồi phục bằng việc nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lí. Một số trường hợp khác có thể cần đến can thiệp ngoại khoa hoặc các biện pháp can thiệp y khoa khác. Đôi khi, làm tổn hại khớp gối dần dần theo thời gian.

Dưới đây là một số tình trạng có thể gây đau phần khoeo chân (phần sau khớp gối) và đi kèm với các triệu chứng, tính chất của nó để bạn có thể hình dung được rõ ràng hơn :

1. Đau khoeo chân là dấu hiệu của các bệnh

2. Cách để giảm đau nhanh

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

4. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Các bệnh có thể dẫn đến đau khoeo chân

Vọp bẻ ở chân (chuột rút)

Vọp bẻ hay chuột rút ở chân là sự co cơ có thể xảy ra ở bắp chân, cơ bàn chân…Các cơ ở bắp chân thường dễ xảy ra vọp bẻ nhất, nhưng các cơ ở vùng khác của chân cũng có thể bị vọp bẻ, bao gồm cả phần cơ ở mặt sau đùi, phía trên gối.

>>>Để có cái nhìn rõ hơn về triệu chứng chuột rút, bạn có thể xem thêm tại Triệu chứng chuột rút.

Vọp bẻ có vẻ xảy ra nhiều hơn trong lúc tập luyện thể dục hoặc trong khi bạn mang thai. Những nguyên nhân cũng có thể gây vọp bẻ khác bao gồm:

  • Có vấn đề về dây thần kinh ở chi dưới
  • Mất nước (dehydration)
  • Các bệnh nhiễm trùng, vd : uốn ván…
  • Các chất độc, vd: chì hoặc thủy ngân có trong máu
  • Bệnh về gan

Mỗi lúc có cơn vọp bẻ, bạn sẽ bất thình lình cảm giác các cơ bị co rút hoặc thắt chặt. Cơn đau sẽ kéo dài bất kỳ có thể từ một vài giây cho đến 10 phút. Sau khi cơn vọp bẻ qua, bạn sẽ cảm giác đau các cơ trong vài giờ. 

Viêm gân bánh chè (Jumper’s knee)

Viêm gân bánh chè là một loại tổn thương đến gân cơ – một loại gân nối xương bánh chè (patella) với xương chày (shinbone) của bạn. Loại tổn thương này còn được gọi với tên là Viêm gân bánh chè (patellat tendonitis).

Tổn thương này có thể xuất hiện khi bạn nhún nhảy hoặc thay đổi tư thế, như chơi các môn thể thao bóng chuyền, bóng rổ chẳng hạn.

Những chuyển động này có thể gây ra các vết rách nhỏ ở gân cơ. Hậu quả làm cho gân trở nên sung viêm và yếu đi.

Viêm gân bánh chè có thể gây đau phần dưới xương bánh chè. Cơn đau có thể trở nên tệ hơn theo thời gian. Một số triệu chứng kèm theo bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Cứng cơ
  • Gặp vấn đề về gấp và duỗi gối

Viêm gân cơ nhị đầu đùi (Biceps femoris tendonitis)

Phần đùi sau bao gồm bộ 3 các cơ chạy dài từ phần lưng xuống đùi bạn:

  • Cơ bán gân (semitendinosus muscle)
  • Cơ bán màng (semimembranosus muscle)
  • Cơ nhị đầu đùi (biceps femoris muscle)

Những cơ này sẽ giúp bạn gấp khớp gối, hoạt động một cách dễ dàng. Tổn thương xảy ra với một trong các cơ này khi các cơ bị căng quá mức, các bó cơ có thể bị rách hoàn toàn và có thể phải mất hàng tháng để hồi phục.

Khi xảy ra chấn thương ở vùng cơ này, bạn sẽ có cảm giác đau bất thình lình. Và các tổn thương xảy ra ở cơ nhị đầu đầu – còn gọi Viêm gân cơ nhị đầu đùi – có thể gây đau phần khoeo chân.

Các triệu chứng khác kèm theo:

  • Sưng tấy
  • Bầm
  • Yếu cơ ở mặt sau của chân

Loại tổn thương này thường gặp ở các vận động viên phải chạy nhanh trong các môn như bóng đá, bóng chuyền, tennis hoặc chạy đua. Khởi động các cơ bằng cách gập duỗi nhẹ trước khi vào sân có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương  ở vùng này.

Nang hoạt dịch Baker vùng khoeo chân (Baker’s cyst)

Nang Baker là một túi chứa dịch bên trong nằm ở vị trí phía sau gối. Loại dịch chứa bên trong nang gọi là hoạt dịch. Bình thường, chất dịch này sẽ có tác dụng như một chất bôi trơn cho hoạt động ở khớp gối của bạn. Nhưng khi bạn có viêm khớp hoặc một tổn thương ở gối, vùng gối sẽ sản sinh ra lượng hoạt dịch nhiều hơn mức bình thường, lượng dịch dư thừa sẽ tồn đọng và tạo nên một nang.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau xảy ra bên trong và phía sau khớp gối
  • Sưng phù mặt sau gối
  • Bị cứng và gặp vấn đề trong các hoạt động của khớp gối

Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn hoạt động nhiều. Một khi nang vỡ ra, bạn sẽ cảm giác một cơn đau rất dữ dội ở gối.

Các nang Baker đôi khi tự biến mất. Để điều trị một nang to và gây đau, bạn có thể sẽ cần phải tiêm các chất steroid, dùng đến phương pháp vật lý trị liệu, hoặc có thể sẽ rạch dẫn lưu dịch ra khỏi nang. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân nền gây ra nang dịch, chẳng hạn như viêm khớp… Nếu đã xác định được, điều trị ngay nguyên nhân nền có thể sẽ giúp làm tiêu biến các nang Baker.

>>>Để biết được các thông tin chi tiết hơn về bệnh U nang Baker, bạn có thể xem tại U nang Baker.

Viêm gân cơ bụng chân (Gastrocnemius tendonitis)

Cơ bụng chân (Gastrocnemius tendonitis) và cơ dép (Soleus muscle) tham gia tạo thành phần bắp chân của bạn, phần mặt sau cẳng chân. Những loại cơ này sẽ giúp bạn gấp gối và hoạt động các ngón chân.

Các môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển nhanh chóng từ vị trí đang đứng đến vị trí khác như tenis, có thể gây căng cơ hoặc làm rách các loại cơ này. Một khi các cơ đã bị kéo căng quá mức, bạn sẽ nhận biết ngay bởi một cơn đau bất chợt xảy ra ở mặt sau cẳng chân.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau và sung phù vùng bắp chân
  • Bầm vùng bắp chân
  • Gặp vấn đề khi nhón chân.

​Cơn đau sẽ thuyên giảm tùy thuộc vào mức độ rách của các cơ. Các phương pháp như nghỉ ngơi, nâng cao chân lên, chườm đá vào vùng tổn thương có thể giúp bạn hồi phục sớm hơn.

Rách sụn chêm (Menicus Tear)

Sụn chêm là một mảnh sụn có hình nêm, có chức năng đệm vào khớp gối và giúp khớp gối hoạt động ổn định. Mỗi bên gối của bạn có chứa 2 mảnh sụn chêm – nằm về 2 phía của khớp gối.

Các vận động viên đôi khi làm rách các sụn chêm khi họ thực hiện các động tác hạ thấp người hoặc bắt chéo gối. Ở người lớn tuổi, sụn chêm trở nên yếu đi và thoái hóa dần và sẽ dễ dàng bị rách khi có bất kỳ một tác động vặn xoắn v.v..

Khi sụn chêm bị rách, bạn có thể nghe được tiếng rách phát ra. Lúc đầu, tổn thương có thể chưa gây đau. Nhưng sau đó vài này, khi bạn chi chuyển, bước đi, bạn sẽ cảm nhận đau nhiều hơn ở gối.

Những triệu chứng khác của rách sụn chêm bao gồm:

  • Bị cứng khớp gối
  • Sưng phù
  • Yếu cơ
  • Bị khóa khớp gối

Các phương pháp như nghỉ ngơi, chườm đá, nâng cao chân có thể sẽ làm giảm các triệu chứng và giúp hồi phục nhanh hơn. Nếu tổn thương rách ở các sụn không tự cải thiện, có thể bạn sẽ cần đến can thiệp phẩu thuật để chỉnh sửa lại.

Tổn thương dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament injury)

Dây chằng chéo trước (ACL) là một dải mô chạy xuyên qua mặt trước của khớp gối. Nó kết nối xương đùi và xương chày, giúp tăng cường sự ổn định trong chuyển động của khớp gối.

Hầu hết các tổn thương ACL xảy ra khi bạn đột ngột giảm tốc độ, dừng lại hoặc thay đổi hướng quá đột ngột khi đang chạy. Bạn sẽ làm căng hoặc làm rách dây chằng này nếu như bạn nhảy sai tư thế hoặc va chạm mạnh trong những môn thể thao như bóng đá.

Bạn sẽ cảm nhận một tiếng “pop” nhẹ khi tổn thương xảy ra. Sau đó, đầu gối sẽ bắt đầu đau và sưng lên. Bạn sẽ gặp khó khăn khi vận động khớp gối và có tình trạng đau khi bước đi.

Nghỉ ngơi và tập các bài vật lý trị liệu có thể giúp tổn thương dây chằng hồi phục dần. Trong trường hợp dây chằng bị đứt, bạn sẽ phải cần đến can thiệp phẩu thuật để chỉnh sửa.

Tổn thương dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament injury)

Dây chằng chéo sau (PCL) là một cấu trúc có chức năng liên hợp với dây chằng chéo trước. Nó cũng là một dải mô cơ nối giữa xương đùi và xương chày, tham gia hỗ trợ vận động cho vùng gối. Tuy nhiên thì dây chằng chéo sau lại không dễ bị tổn thương như dây chằng chéo trước.

PCL sẽ tổn thương nếu như bạn tác động một lực va chạm mạnh vào mặt trước gối chẳng hạn như trong tai nạn xe hơi. Đôi khi, tổn thương xảy ra từ việc xoay vặn khớp gối hoặc bước bị hụt khi đang đi bộ.

Kéo căng dây chằng quá mức có thể dẫn đến tổn thương. Với một lực đủ mạnh, dây chằng có thể rách  thành 2 mảnh.

Cùng với triệu chứng là đau, tổn thương ở PCL có thể gây:

  • Sưng phù vùng gối
  • Đơ cứng
  • Gặp khó khăn khi bước đi.
  • Khớp gối bị yếu đi

Nghỉ ngơi, chườm đá, nâng cao chân có thể giúp tổn thương ở PCL nhanh chóng hồi phục. Có thể bạn sẽ cần đến can thiệp phẩu thuật nếu tổn thương nhiều hơn 1 dây chằng ở vùng gối, hoặc có triệu chứng mất ổn định tư thế, hoặc có kèm tổn thương đến sụn.

Chứng nhuyễn sụn (Chondromalacia)

Chứng nhuyễn sụn xảy ra khi lớp sụn của khớp bị vỡ. Phần sụn là loại chất liệu sợi chun, tham gia đệm vào các xương giữ cho xương không va chạm, cào xước vào nhau khi chuyển động.

Tổn thương ở gối, lão hóa do tuổi tác, viêm khớp, hoặc hoạt động khớp nhiều có thể gây chứng nhuyễn sụn. Sụn vỡ thường nhất là ở vị trí phía dưới xương bánh chè (patella). Khi xụn bị vỡ mất đi, các xương bắt đầu mất đi lớp đệm, sẽ va chạm vào nhau và gây đau nhức.

Triệu chứng chính của chứng nhuyễn sụn là cảm giác đau nhức phía sau xương bánh chè. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi bạn bước lên cầu thang hoặc khi bạn ngồi yên một chỗ khá lâu.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc dịch chuyển khớp gối
  • Yếu khớp gối hoặc khóa khớp gối.
  • Cảm giác gối bị gãy vỡ hoặc nghiền ra khi bạn xoay hoặc duỗi thẳng gối.

Chườm đá, các thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu có thể làm giảm đau. Một khi lớp sụn bị tổn thương, chứng nhuyễn sụn có thể sẽ không hồi phục. chỉ có phẩu thuật mới có thể chỉnh sữa cho phần sụn bị tổn thương.

Viêm khớp (Arthritis)

Viêm khớp là một bệnh do thoái hóa, xảy ra khi phần sụn có chức năng đệm và hổ trợ hoạt động cho khớp gối dần dần bị thoái hóa theo thời gian. Có một số loại viêm khớp có thể gây ảnh hưởng lên gối.

  • Osteoarthritis – viêm xương khớp: là loại thường gặp nhất. đây là dạng sụn sẽ bị gãy vỡ dần dần khi tuổi càng già.
  • Rheumatoid arthritis – viêm khớp dạng thấp: là một dạng bệnh tự miễn, gây ra bởi hệ miễn dịch nhầm lần, tự tấn công vào các khớp gối.
  • Lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn khác, gây các phản ứng viêm ở gối và các khớp khác
  • Psoriatic arthritis - viêm khớp vảy nến, gây đau nhức các khớp và tạo các mảng vảy trên da.

Bạn có thể kiểm soát cơn đau khớp bằng các bài tập thể dục, uống hoặc tiêm các thuốc giảm đau. Viêm khớp dạng thấp và các dạng gây viêm khác sẽ được điều trị với các loại thuốc làm giảm các đáp ứng của hệ thống miễn dịch và giảm các phản ứng viêm.

>>>Xem đầy đủ thông tin về bệnh Viêm khớp tại Bệnh viêm khớp.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis)

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một dạng huyết khối xảy ra ở tĩnh mạch sâu bên trong chi dưới. bạn sẽ cảm giác những cơn đau vùng chân, đặc biệt là khi đứng lên.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sưng phù vùng chân
  • Nóng ấm ở vùng tổn thương
  • Da đỏ tấy

Việc quan trọng là phải điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu càng sớm càng tốt. Cục huyết khối có thể sẽ vỡ và các mảnh huyết khối sau vỡ di chuyển tự do và dến phổi. Khi huyết khối di chuyển đến và kẹt vào trong động mạch phổi, sẽ gây ra thuyên tắc phổi – pulmonary embolism (PE). PE rất nguy hiểm có thể gây tử vong.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được điều trị bổi các thuốc kháng đông. Các loại thuốc này sẽ ngăn ngừa các huyết khối tiển triển to lên và ngăn chặn sự hình thành huyết khối mới. Cuối cùng, cơ thể sẽ làm tan các huyết khối.

Nếu gặp phải một huyết khối to, nguy hiểm, các bác sĩ sẽ cho bạn dùng các thuốc làm tan huyết khối để làm tan huyết khối nhanh hơn.

2. Các cách để làm giảm nhanh cơn đau

Khi bị đau khoeo chân, bạn có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm nhanh cơn đau:

  • Cho gối nghỉ ngơi đến khi hồi phục hẳn
  • Chườm đá lên phần tổn thương trong 20 phút, làm nhiều lần trong ngày
  • Đeo các băng ép để hỗ trợ cho đầu gối bạn, nhưng đảm bảo nó không quá chặt.
  • Nâng phần gối bị tổn thương lên bằng cách gác lên 1 hoặc nhiều lớp gối.
  • Dùng nạng hoặc gậy khi di chuyển để giảm áp lực lên gối
  • Dùng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs để giảm đau.

Cách giảm nhanh cơn đau chân

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn có thể tự làm giảm cơn đau của các tổn thương hoặc viêm khớp nhẹ tại nhà. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu có các vấn để sau đây:

  • Chân tổn thương trở nên đỏ tấy
  • Chân bị sưng phù lên
  • Bạn cảm giác đau rất nhiều
  • Có sốt
  • Bạn có tiền căn có huyết khối

Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân của cơn đau ở gối và giúp bạn giảm đau

Bạn cũng nên tìm đến các can thiệp y tế cấp cứu nếu bạn gặp phải:

  • Đau nghiêm trọng
  • Sung phù hoặc nóng ấm đột ngột ở chân
  • Gặp khó khăn khi thở
  • Chân bạn không chịu được trọng lượng cơ thể
  • Khớp gối bị biến dạng

Khi bị đau khoeo chân, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ Lại Quốc Thái thuộc chuyên khoa Cơ xương khớp của chúng tôi để được hỗ trợ điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất vui lòng được giúp đỡ bạn.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Tuấn Minh

    Tôi có người thân cũng có triệu chứng này. Tôi đang tìm hiểu trên mạng cách làm giảm cơn đau. Đúng lúc đó thì tôi thấy bài viết này. Tôi đã áp dụng cách giảm đau nhanh nó khá hiệu quả cho dù không giúp khỏi hẳn bệnh nhưng nó cũng giúp giảm đi cơn đau. Cảm ơn bác sĩ.

    24/01/2018
  • Võ Minh Tuấn

    Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ, nhờ bài viết này mà tôi hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

    06/11/2017
Nguyễn Hồng Đức(09/10/2020)
Tôi bị đau vùng kheo chân . Rất khó và đau khi co duỗi đầu gối . Tôi ko thấy bị sưng hay tấy đỏ gì . Tôi bị cách đây 2 năm . Giờ ngày càng đau thêm . Xin hỏi bác sĩ vậy có phải là viêm bánh chè ? Cách điều trị ra sao .?
Xin cám ơn bác sĩ !
Nguyễn Tài Thắng (24/01/2018)
Tôi bị bệnh viêm khớp dạng thấp nên cũng có triệu chứng này. Tôi cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và nhất là những lúc lên cơn đau không thể chịu đựng được. Tôi chữa bệnh này cũng gần 1 năm rồi nhưng vẫn chưa thuyên giảm. Tôi đến khổ sở với căn bệnh này.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung