U nang baker - nang hoạt dịch vùng khoeo chân

U nang baker - nang hoạt dịch vùng khoeo chân

Nang Baker hay còn gọi là nang hoạt dịch vùng khoeo chân có thể gây sưng và khiến bạn không thoải mái. Việc điều trị được bệnh lý nền gây nên nang Baker thường giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

1. Bệnh nang Baker là gì?

2. Triệu chứng của bệnh nang Baker

3. Tác hại của bệnh nang Baker

4. Nguyên nhân gây ra bệnh nang Baker

5. Biến chứng của bệnh nang Baker

6. Điều trị bệnh nang Baker

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh u nang Baker là gì?

Nang Baker là một nang chứa đầy dịch tạo ra một chỗ phình và cảm giác căng vướng phía sau đầu gối. Đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn kéo căng hoặc duỗi rộng đầu gối trong khi hoạt động.

Nang Baker còn được gọi là nang hoạt dịch vùng khoeo, thường là hậu quả của một bệnh lý ở khớp gối, chẳng hạn như viêm khớp hoặc vết rách sụn. Tất cả những bệnh lý đó đều có thể làm cho đầu gối tăng sản xuất dịch, có thể dẫn đến nang Baker.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nang Baker

Trong một số trường hợp, nang Baker không gây đau và bạn không để ý thấy sự hiện diện của chúng. Nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng, chúng có thể bao gồm:

  • Bị sưng phía sau đầu gối, và đôi khi ở bắp chân.
  • Đau đầu gối
  • Cứng và không thể duỗi thẳng đầu gối

Triệu chứng có thể tồi tệ hơn sau khi hoạt động hoặc nếu bạn đứng trong một thời gian dài.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chúng của bệnh u nang Baker

Đau, sưng đầu gối là những triệu chứng đầu tiên của bệnh nang Baker

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị đau và sưng tấy phía sau đầu gối, hãy đi khám bác sĩ. Mặc dù không thể chắc chắn, một chỗ phình phía sau đầu gối có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn là một nang chứa dịch.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nang Baker

Chất lỏng bôi trơn trong khớp gối được gọi là chất hoạt dịch. Chúng giúp giảm ma sát giữa các sụn đầu khớp và do đó khớp gối hoạt động được trơn tru.

Nhưng đôi khi đầu gối tạo ra quá nhiều chất hoạt dịch, dẫn đến tích tụ chất dịch này ở khu vực phía sau đầu gối của bạn, hình thành nang Baker. Điều này có thể xảy ra do:

  • Viêm khớp gối, tương tự như các viêm khớp khác
  • Một chấn thương đầu gối, chẳng hạn như rách sụn đầu khớp

4. Biến chứng của bệnh nang Baker

Hiếm khi nang Baker tích tụ đến mức ăng áp lực dẫn đến vỡ và chất hoạt dịch rò rỉ ra bề mặt da ở vủng khoeo, gây ra:

  • Đau nhức ở đầu gối
  • Sưng vùng bắp chân
  • Đôi khi đỏ da bắp chân hoặc cảm giác nước rỉ xuống bặp chân của bạn

Những dấu hiệu và triệu chứng này gần giống với huyết khối ở tĩnh mạch chân. Nếu bị sưng và đỏ da, bạn nên tìm đến bác sỹ để được đánh giá nhắm loại trừ nguyên nhân trầm trọng hơn gây ra các triệu chứng.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

5. Điều trị bệnh nang Baker

Chuẩn bị trước khi đi khám

Trước khi đi khám bác sĩ, bạn nên:

  • Ghi lại các triệu chứng bạn có, kể cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến lý do bạn đến khám.
  • Viết ra thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những thay đổi trong cuộc sống gần đây.
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin và chất bổ sung mà bạn đang dùng.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

Chẩn đoán

U nang Baker có thể được chẩn đoán bằng khám sức khoẻ thông thường. Tuy nhiên, vì một số dấu hiệu và triệu chứng của nang Baker tương tự với những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cục máu đông, phình mạch hoặc khối u. Do dó bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn, bao gồm:

  • Siêu âm
  • X Quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Điều trị

Đôi khi nang Baker sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu nang lớn và gây đau, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau đây:

  • Thuốc: Bạn có thể sẽ được tiêm một loại thuốc corticosteroid, chẳng hạn như cortisone vào khớp gối để giảm viêm. Điều này có thể làm giảm đau, nhưng nó không phải luôn luôn ngăn ngừa sự tái phát của nang.
  • Dẫn lưu dịch nang: Bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch từ khớp gối bằng một cây kim. Đây được gọi là sự dẫn lưu và thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
  • Vật lý trị liệu: Chườm đá, băng ép hoặc sử dụng nạng có thể giúp làm giảm đau đớn và sưng tấy. Các bài tập nhẹ nhàng và tăng cường cho các cơ xung quanh đầu gối của bạn cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng và duy trì chức năng của đầu gối.

Nếu có thể, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân gây hình thành nang. Nếu vết rách sụn gây ra sự sản xuất quá mức dịch khớp hình thành nang, bác sỹ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ hoặc sửa chữa sụn bị rách.

Các nang Baker hình thành do bệnh viêm xương khớp cũng thường cải thiện khi điều trị viêm khớp dứt điểm. Rất hiếm khi cần can thiệp phẫu thuật.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Nếu bác sĩ xác định rằng viêm khớp gây ra nang Baker, họ có thể khuyên bạn nên thực hiện một số hoặc tất cả các bước sau:

Theo nguyên tắc R.I.C.E: Những chữ cái này là chữ cái đầu tiên của 4 bước đơn giản: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chi. Nghỉ ngơi chân của bạn, hạn chế vận động. Chườm đá vùng tổn thương. Băng ép vùng gối bằng băng thun hoặc nẹp. Và cuối cùng nâng chân lên cao khi có thể, đặc biệt là vào ban đêm.

Nguyên tắc RICE giúp khắc phục bệnh nang Baker

Thử dùng thuốc giảm đau không theo toa: Thực hiện theo các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì. Không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo.

Giảm hoạt động thể chất: Làm như vậy sẽ làm giảm kích ứng khớp gối của bạn. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn về thời gian cần giảm cũng như mức độ hoạt động và họ có thể gợi ý các hình thức tập thể dục thay thế bạn có thể thực hiện trong thời gian chờ lành vết thương.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh Nang Baker, bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...