Chuột rút chân vào ban đêm là triệu chứng của bệnh gì
Xin chào bác sĩ, tôi là Lâm (nam - 40 tuổi), thời gian gần đây tôi thường bị chuột rút chân vào ban đêm nhưng không hiểu lý do vì sao. Rất mong bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chuột rút vào ban đêm và cách điều trị, phòng chống triệu chứng này. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Trả lời:
Xin chào Lâm, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Sau đây chúng tôi xin được cung cấp đến bạn những đặc điểm, nguyên nhân và cách xử lý khi gặp chứng chuột rút vào ban đêm như sau:
2. Nguyên nhân gây ra chuột rút
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Chuột rút là gì?
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
2. Nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm
- Sử dụng các nhóm cơ ở chân quá nhiều (50% các trường hợp chuột rút)
- Tập thể thao quá sức
- Đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc không đúng tư thế chân
- Thiếu các vi chất (10% các trường hợp bị chuột rút)
- Thiếu kali, magiê, canxi
- Thiếu nước
- Do thuốc – độc chất (10% trường hợp)
- Ngộ độc chì
- Thuốc ngừa thai, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản
- Do bệnh lý (chiếm tỉ lệ 20%)
- Bệnh lý tuyến giáp
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Bệnh đái tháo đường
- Chèn ép rễ thần kinh tủy sống
3. Làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút, thực hiện một hoặc nhiều cách sau đây để cắt đứt cơn đau:
- Cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân.
- Kéo căng cơ bắp chân: ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.
- Xoa bóp, chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm.
Các hướng dẫn sau đây giúp giảm chứng chuột rút vào ban đêm:
- Uống đủ nước trong ngày.
- Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.
- Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, manhê.
- Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.
- Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.
- Khi thực hiện các hướng dẫn trên mà chuột rút vẫn xảy ra, bạn cần được kê toa thuốc để điều trị chứng bệnh này.
Phòng chống chuột rút chân ban đêm:
- Uống đủ nước
- Căng cơ trước và sau khi tập thể dục cường độ cao
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bị chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) vào ban đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở những người trẻ hơn. Tuy dạng chuột rút này gây khó chịu, mất ngủ, nhưng lại không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không những chỉ là bị chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ, thì đó có thể là triệu chứng của chứng nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm.
Đặc biệt, khi có những triệu chứng sau thì bạn nên đến trung tâm y tế hoặc gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Chân bị chuột rút co cứng và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định
- Chân đau dữ dội sau khi tiếp xúc với một số loại chất độc, chẳng hạn như chì
Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi đã đưa ra, bạn Lâm đã giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn. Nếu bạn cần biết thêm về việc điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 19001246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ và giúp đỡ bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi