Cơn hoảng loạn tâm lý là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Quỳnh, năm nay tôi là 35 tuổi. Khoảng hơn 2 tháng trước em gái tôi bị tai nạn xe máy. Từ sau đó em gái tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn hoảng loạn, những lúc như thế em gái tôi không kiểm soát được bản thân và rất sợ hãi. Gia đình tôi đang rất lo lắng cho tình trạng của em gái tôi, mong bác sĩ cho gia đình tôi lời khuyên.
Trả lời:
Chào bạn Quỳnh, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về trường hợp của em gái bạn, chúng tôi chưa nắm rõ được các triệu chứng như thế nào, nhưng nếu những cơn hoảng loạn thường xuyên xuất hiện thì tốt nhất là bạn nên đưa em gái đi khám để được điều trị. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về triệu chứng mà em gái bạn đang mắc phải đó là cơn hoảng loạn như sau:
1. Cơn hoảng loạn tâm lý là gì
2. Biểu hiện của cơn hoảng loạn
3. Nguyên nhân gây ra cơn hoảng loạn
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Cơn hoảng loạn tâm lý là gì?
Hoảng loạn (tên tiếng Anh là Panic) là cảm giác sợ hãi, đột ngột được kích hoạt bởi một vài phải ứng thể chất nặng nề dù không có bất kì nguy hiểm thực tế hay nguyên nhân rõ ràng nào. Cơn hoảng loạn có thể rất đáng sợ. Khi nó xảy ra, bạn có thể nghĩ rằng mình đang mất kiểm soát, đang bị nhồi máu cơ tim hay thậm chí sắp chết. Nhiều người chỉ có một hoặc hai cơn hoảng loạn trong suốt cuộc đời của họ và sẽ biến mất khi các tình huống căng thẳng chấm dứt. Nhưng nếu bạn bị hoảng loạn nhiều lần và luôn sợ hãi các cơn hoảng loạn sẽ tới, bạn có thể đang mắc một rối loạn tâm thần.
Nếu cơn hoảng loạn của em bạn lặp lại nhiều lần thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn hoảng sợ. Những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này đã được chúng tôi trình bày trong bài Bệnh rối loạn hoảng sợ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
2. Biểu hiện thường thấy của các cơn hoảng loạn tâm lý
Hoảng loạn thường xuất hiện bất ngờ và không báo trước. Chúng có thể xuất hiện bất kì lúc nào – khi đang lái xe, đang đi mua sắm, sắp đi ngủ hoặc đang giữa cuộc họp. Người bệnh có thể bị hoảng loạn theo kì hoặc chúng có thể xuất hiện thường xuyên.
Các triệu chứng của hoảng loạn có rất nhiều, nhưng thường đạt đỉnh điểm trong vòng vài phút. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi hoảng loạn.
Một cơn hoảng loạn điển hình có các triệu chứng sau:
- Cảm thấy sắp chết hay nguy hiểm
- Sợ mất kiểm soát hoặc cái chết
- Nhịp tim nhanh
- Đổ mồ hôi nhiều
- Run rẩy
- Khó thở hoặc cảm giác có gì chèn ép nơi cổ họng
- Ớn lạnh hoặc nóng bừng
- Buồn nôn, đau bụng
- Đau ngực
- Hoa mắt chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Tê liệt hoặc cảm giác ngứa ran
- Cảm thấy hư không hoặc tách rời
Hoảng loạn có thể làm bạn đau ngực giống cơn nhồi máu cơ tim
Một trong những thứ tồi tệ nhất của cơn hoảng loạn là nỗi sợ hãi tột độ sẽ gặp một cơn khác tương tự trong tương lai. Người bệnh sợ chúng tới nỗi bạn phải tránh né các trường hợp có thể kích hoạt cơn hoảng loạn xuất hiện.
3. Nguyên nhân gây ra những cơn hoảng loạn tâm lý
Nguyên nhân gây ra cơn hoảng loạn hiện nay vẫn chưa được tìm ra, nhưng các yếu tố dưới đây đóng vai trò kích hoạt chúng:
- Di truyền
- Căng thẳng
- Nhạy cảm với căng thẳng hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực
- Các thay đổi trong các hoạt động của não
Cơn hoảng loạn có thể đến bất ngờ và không hề có dấu hiệu báo trước, nhưng theo thời gian, chúng sẽ thường bị kích hoạt bởi một vài tình huống nhất định.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chính phản xạ của cơ thể với nguy hiểm có liên quan tới cơn hoảng loạn. Ví dụ, nếu một con gấu lại gần bạn, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim và thở nhanh để chuẩn bị cho một tình huống đe dọa tính mạng. Rất nhiều phản ứng xảy ra trong cơn hoảng loạn. Nhưng tại sao chúng ta vẫn hoảng loạn trong khi không có bất kì nguy hiểm gì thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Nếu em bạn có các triệu chứng của cơn hoảng loạn, hãy tìm sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt. Các cơn hoảng loạn này không gây nguy hiểm cho bạn nhưng chúng rất khó để kiểm soát được và có thể nặng hơn nếu như không được chữa trị.
Cơn hoảng loạn có thể kích hoạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, do đó hãy đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra các cơn hoảng loạn của bạn.
Mặc dù các cơn hoảng loạn có thể dần biến mất thông qua việc điều trị y tế, bạn cũng có thể góp phần đẩy nhanh quá trình đó bằng cách:
- Theo sát kế hoạch điều trị: đối diện với nỗi sợ của bản thân có thể rất khó, nhưng việc điều trị có thể giúp bạn cảm thấy không bị cầm tù trong chính ngôi nhà của mình.
- Tham gia vào nhóm hỗ trợ
- Tránh sử dụng cà phê, rượu bia, hút thuốc lá và các thuốc kích thích
- Tập luyện cách quản lý căng thẳng và thực hiện các kĩ thuật thư giãn
- Tăng cường hoạt động
- Ngủ đủ giấc
Với những thông tim mà chúng tôi cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho bạn Quỳnh hiểu rõ hơn về triệu chứng mà em bạn đang mắc phải. Nên đưa em bạn đi khám bác sĩ sớm để giải quyết triệt để vấn đề. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi