Những việc nên và không nên làm khi giúp đỡ người bị trầm cảm

Những việc nên và không nên làm khi giúp đỡ người bị trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, vì vậy rất có thể bạn sẽ quen hoặc gặp ai đó đang sống chung với căn bệnh này. Là bạn hoặc người thân của họ, bạn cảm thấy bất lực và lo lắng cho họ là một chuyện rất dễ hiểu. Để bạn có thể giúp đỡ được bạn hoặc người thân của mình, đây là một vài điều nên làm và không nên làm với người trầm cảm bạn cần lưu ý.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Điều nên làm với người mắc bệnh trầm cảm

1. Hãy lắng nghe mà không phán xét

Tạo không gian cho bạn bè hoặc người thân yêu của bạn để trao đổi về những trải nghiệm của họ. Hãy cho họ biết "Tôi ở đây để lắng nghe" hoặc "Tôi muốn hiểu rõ hơn về những gì bạn đang trải qua ngay bây giờ" và "Tôi luôn ở bên cạnh bạn bất kể trầm cảm có đang làm gì bạn."

Chúng ta luôn cảm thấy phải can thiệp vào hoặc nói gì đó để sửa chữa, thay đổi họ nhưng điều đó là sai lầm. Hãy cố gắng tránh những điều đó và để cho người thân, bạn bè của bạn có một khoảng thời gian không phải bị đánh giá và không phải đưa ra "giải pháp".

2. Hãy thể hiện sự đồng cảm, khích lệ và ủng hộ

Hãy cho người bệnh biết rằng bạn đang lắng nghe họ. Thể hiện sự đồng cảm để họ biết bạn hiểu về những gì họ cảm thấy.

Bằng cách để cho một người bị bệnh trầm cảm biết bạn đang đồng cảm với nỗi đau của họ, bạn có thể giúp họ cảm thấy được thấu hiểu, được hỗ trợ và được công nhận. Điều quan trọng là phải cho họ biết bạn quan tâm và ở đây vì họ. Ví dụ: có thể giúp ích khi nói điều gì đó như "Tôi ở đây để hỗ trợ bạn. Nếu bạn có thể nhìn thấy cách mà bạn muốn tôi làm trong thời điểm đầy thử thách này, hãy cho tôi biết và tôi sẽ cố gắng hết sức để làm chúng. Nếu không, hãy nhớ rằng tôi đang ở đây và tôi sẽ không đi đâu cả. "

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Giúp họ tìm các nguồn lực chăm sóc về y tế

Liên hệ với các chuyên gia sức khoẻ tâm thần có thể là một nhiệm vụ đáng ngại. Để làm cho mọi thứ bớt khó khăn hơn với người thân của bạn, bạn có thể xác định các nguồn lực trong khu vực của họ. Tốt nhất nên bắt đầu từ việc đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Hello Doctor là một địa chỉ hết sức uy tín để giúp cho bạn hoặc người thân của bạn lựa chọn khám chữa bệnh. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.

4. Hiểu biết vai trò của bạn và đặt bản thân vào họ để suy nghĩ

Bạn mong đợi điều gì từ người bạn của mình nếu bạn trải qua một thời gian khó khăn? Nên đặt bản thân mình vào họ và suy nghĩ. Bạn không phải là một nhà trị liệu, một bác sĩ tâm thần, hoặc bác sĩ. Nếu bạn không chắc chắn về những gì họ mong đợi từ bạn, hãy hỏi họ. Đưa ra các hướng dẫn thực tế. Hãy tử tế với chính mình và thừa nhận những hạn chế của bạn.

Người bị bệnh trầm cảm cần được sẻ chia và giúp đỡ

Điều không nên làm với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm

1. Không nói "Hãy mạnh mẽ", "Đừng khóc", "Tập trung vào những mặt tích cực"

Trong xã hội chúng ta, nỗi buồn, nước mắt và trầm cảm thường gắn liền với "sự yếu đuối" hoặc sự bất ổn. Các xúc cảm thường không được coi trọng, do đó những cảm xúc liên quan đến chứng trầm cảm thường bị che phủ bởi sự hổ thẹn và lo lắng. Khi chúng ta nói với những người bị trầm cảm rằng đừng cảm thấy chán nản, hoặc họ nên "suy nghĩ tích cực" sẽ không làm họ cảm thấy tốt hơn. Nhưng thực ra lại có thể làm cho họ thấy tồi tệ hơn – họ sẽ cảm thấy bản thân mình yếu đuối và xấu hổ vì sự buồn bực và không thể cảm thấy sự an tâm khi ở bên cạnh bạn. Cứ để một khoảng không gian riêng cho cảm xúc, đừng cố gắng hạn chế chúng hoặc giam cầm chúng.

2. Không sợ khi hỏi họ có muốn tự sát hay không

Không phải ai bị trầm cảm đều muốn tự tử, nhưng hầu hết người muốn tự sát đều trải qua chứng trầm cảm. Những người đang có ý định kết thúc cuộc đời của họ thường sẽ nói rằng "Mục đích sống là gì?" hoặc "Chẳng mấy chốc bạn sẽ không phải chịu đựng điều này nữa."

Họ cũng có thể bắt đầu trao tặng tài sản, viết di chúc, liên hệ với mọi người để "bù đắp" hoặc đột nhiên trở nên bình tĩnh, quay lại hành vi trước đây của họ. Có một quan niệm sai lầm thường gặp là nếu hỏi một ai đó về việc nghĩ đến tự tử hay chưa, chúng ta có thể đưa ý tưởng này vào đầu họ hoặc dẫn họ đến làm điều đó. Điều này là không đúng. Thông thường, khi được hỏi, người đã từng nghĩ đến chuyện đó sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Bạn có thể thử nói như thế này: "Người ta thường có ý nghĩ tự tử khi trải qua chứng trầm cảm. Bạn có nghĩ về việc tự tử không?"

Nếu câu trả lời là có, nhắc nhở họ rằng ý nghĩ tự tử là một cơ chế đối phó tự nhiên, nhưng tự tử sẽ không làm mọi thứ tốt hơn. Bạn có thể không phải là một chuyên gia được đào tạo, vì vậy luôn ở bên cạnh họ đồng thời khuyến khích họ gọi về các đường dây nóng hỏi việc tự sát để có những đánh giá và nguồn lực phù hợp. 

Không coi thường những gì họ đang trải qua, không nói với họ rằng có những đứa trẻ đang đói khát ở Châu Phi, và đừng nói với họ rằng bạn biết chính xác họ cảm thấy thế nào. Ngay cả khi bạn đã có kinh nghiệm trực tiếp với trầm cảm, trải nghiệm của mỗi người là khác nhau. Do đó, hãy cảm thông thay vì chỉ trích. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của riêng bạn, nhưng hãy đảm bảo rằng họ biết bạn không ngụ ý tình huống đó tương tự như tình huống của họ.

4. Không nên từ bỏ họ

Rất bình thường nếu bạn cảm thấy thất vọng, bất lực, và chán nản với những mối quan hệ trong đó bạn hoặc người thân của bạn đang sống với trầm cảm. Có thể bạn đã chán với việc họ luôn lên kế hoạch và không bao giờ thực hiện. Những trải nghiệm này rất thường gặp khi hỗ trợ ai đó bị trầm cảm.

Nếu đã đến giới hạn của mình, hãy nói với họ như: "Tôi thực sự muốn được ở đây để hỗ trợ bạn, nhưng tôi cảm thấy bất lực / chưa được chuẩn bị. Tôi không muốn mất mối quan hệ này. Làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy một cách để làm cho mọi thứ bền vững hơn?" Thông thường, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong việc hỗ trợ họ, đó là một dấu hiệu cho thấy họ không có đủ sự hỗ trợ khác trong cuộc sống của họ. Giúp họ kết nối với các nguồn lực để bạn không phải là sự hỗ trợ duy nhất.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Không bỏ mặc bản thân trong quá trình giúp đỡ!

Đây chính là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn giúp đỡ người mắc bệnh trầm cảm. Hỗ trợ những người khác có thể gây mệt mỏi về tinh thần lẫn cảm xúc. Thông thường, chúng ta luôn tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào bạn hoặc người thân của bạn khi họ mắc chứng trầm cảm, và chúng ta bỏ mặc chính chúng ta trong quá trình này. Đặc biệt đối với những người có bạn tình, bạn bè thân thiết, hoặc thành viên gia đình đang bị trầm cảm, tôi khuyến khích bạn cũng tìm kiếm liệu pháp cho chính bạn. Hãy tử tế với bản thân - Hãy đảm bảo rằng bạn đang tự chăm sóc và có yêu thương bản thân và cũng được nhận sự hỗ trợ mà bạn cần từ những người khác.

Điều trị bệnh trầm cảm là việc không dễ dàng và cần thời gian. Hãy liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung