Những điều cần biết về cách phòng và điều trị bệnh teo não

Những điều cần biết về cách phòng và điều trị bệnh teo não

Bộ não có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg và chứa hơn 100 tỉ tế bào thần kinh. Nhưng sau tuổi 25, mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3000 tế bào quan trọng này, kéo theo não bộ bị giảm dần kích thước là sự liên kết giữa các tế bào não cũng kém dần đi dẫn đến bệnh teo não. Vậy cách phòng và điều trị bệnh teo não như thế nào?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Bạn có thể tham khảo những thông tin sau:

Biến chứng của bệnh teo não

Ở người bệnh teo não, chính sự mất tế bào thần kinh và mất liên kết giữa chúng là nguyên nhân khiến người bệnh mất khả năng ghi nhớ, khả năng làm việc thậm chí mất khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.

Vì mất các khả năng kiểm soát và nhận thức nên người bệnh tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Viêm phổi: Do khó nuốt hoặc hít, sặc thức ăn và đồ uống.
  • Nhiễm trùng: Do người bệnh thường tiểu tiện không tự chủ nên cần phải đặt thông tiểu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Các điểm tỳ chẳng hạn như vùng lưng, xương, hai bên hông dễ bị lở loét…
  • Té ngã: Người bệnh thường mất định hướng, không thể kiểm soát việc đi đứng, dễ dàng bị vấp ngã và làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Ở giai đoạn muộn, các cơ quan như: Dạ dày, tá tràng… có thể đi tới tình trạng thực vật, mất hoạt động…

Điều trị bệnh teo não

Teo não là tình trạng các tế bào thần kinh bị chết đi. Một khi các tế bào thần kinh đã chết đi sẽ rất khó cho nó sống lại được. Chính vì vậy mà cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị đặc hiệu bệnh teo não. Vì vâỵ các giải pháp chỉ ở mức cải thiện triệu chứng của bệnh teo não và hiệu quả rất khiêm tốn.

Việc điều trị bệnh teo não nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tăng nặng, kết hợp việc bảo vệ các vùng não chưa bị chết/teo và giúp chúng khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Một trong những giải pháp bảo vệ não là giúp cơ thể chống các gốc tự do hiệu quả, không để chúng tiếp tục tấn công lên não.

Mới đây, các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã chỉ ra rằng, 2 hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry khi vào cơ thể có khả năng vượt qua hàng rào máu não và vô hiệu hóa các gốc tự do ở não. Từ đó, các tinh chất này giúp tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động của não. Nhờ đó  não sẽ được bảo vệ tốt, duy trì trí nhớ bền bỉ, phòng tránh nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và cả bệnh teo não.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phòng chống bệnh teo não

Giúp trí não hoạt động thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh teo não hiệu quả

Phòng bệnh teo não hiệu qủa

Để phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer và bệnh teo não cần lưu ý những nguyên tắc như:

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không hút thuốc lá, bia, rượu, nước uống có gas.
  • Tránh căng thẳng.
  • Lao động trí não thường xuyên, dưới những hình thức học tập như việc ngoại ngữ, âm nhạc... đây là hình thức rất tốt giúp não được hoạt động thường xuyên, làm chậm quá trình teo não.
  • Dinh dưỡng: Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ; tăng cường lượng vitamin và khoáng chất từ ngũ cốc, các loại hạt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà...; thực phẩm giàu canxi như hải sản, đậu nành, súp lơ, cá biển, hạnh nhân.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: cũng tương tự như cơ bắp, não bộ cũng dễ teo đi khi ít “vận động”. Bạn hãy chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, dưỡng sinh hay yoga phù hợp để giúp máu được lưu thông, các dưỡng chất tới não một cách tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh teo não nên được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ điều trị.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Teo não

Nên đi khám và điều trị bệnh teo não ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hải Anh. Năm nay mẹ tôi 66 tuổi, cách đây 3 năm mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh teo não...
6 thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh teo não
Có những thói quen khiến não bộ của chúng ta phải chịu áp lực nặng nề. Khi những thói quen đó lặp lại nhiều lần và liên tục thì...
Vì sao bệnh teo não ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng?
Teo não là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp ở nguời cao tuổi, đặc biệt là người trên 60. Tuy nhiên bệnh có xu hướng ngày...
Bệnh teo não nguy hiểm như thế nào?
Bệnh teo não hay còn gọi là bệnh teo thùy não là hiện tượng chết đi của các tế bào thần kinh (neuron) và các tế bào...
Bệnh teo não có phục hồi được không?
Mẹ tôi năm nay gần 60 tuổi, bà thường hay đau đầu, hay quên, đôi khi mờ mắt, bà cũng bị huyết áp thấp và rối loạn tiền đình. Bác sĩ cho...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung