6 thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh teo não
Có những thói quen khiến não bộ của chúng ta phải chịu áp lực nặng nề. Khi những thói quen đó lặp lại nhiều lần và liên tục thì chúng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh teo não. Nắm được các thói quen này cũng là cách bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
Những thói quen xấu là nguyên nhân gây ra bệnh teo não
1. Ngủ không đủ giấc
Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn người trưởng thành cần 7-9 tiếng ngủ mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian cần để não trải qua các giai đoạn của giấc ngủ, dần dần sẽ trở nên sâu hơn và kết thúc ở giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Giấc ngủ REM là thời điểm để bộ não tích cực làm việc giúp giữ cho chúng ta ngủ ngo. Nhờ vậy trí nhớ được củng cố, lưu trữ và năng lượng được bổ sung. Đó là lý do người thường xuyên bị mất ngủ khó có thể tập trung được. 2. Bỏ bữa sáng
Chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của bữa sáng đến não. Các thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ buổi sáng sẽ tác động đến việc phát hành một số hóa chất tích cực. Nếu không ăn sáng, hệ thống não làm việc trì trệ, lâu ngày sẽ hình thành bệnh teo não.
3. Để cho cơ thể thiếu nước
Mất nước còn gây mất cân bằng điện giải, làm rối loạn quá trình truyền đạt thông tin giữa tế bào thần kinh, dẫn đến hiện tượng co giật. Điều này khiến cho não phải làm việc nhiều hơn nhằm thực hiện vai trò của mình, vì thế có thể bị teo nhỏ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân gây teo não
4. Để cho bản thân Stress kéo dài
Hormone stress cortisol được giải phóng từ tuyến thượng thận chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng. Bình thường, hormone này đóng giúp cơ thể đưa năng lượng tới những nơi cần thiết trong như hệ tiêu hóa. Nhưng ở những người bị stress mạn tính, nồng độ cortisol tăng cao đến mức não không thể sản sinh được các tế bào tạo myelin và ít tế bào thần kinh hơn trong khi đó Myelin là vật liệu tạo nên các chất trắng của não và truyền thông tin giữa các nơ-ron. Vì vậy những thay đổi này trong não rất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh.
5. Hút thuốc lá
Tiêu thụ 1 điếu thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa vào cơ thể trên 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có 69 chất gây ung thư. Hút thuốc lá còn dẫn đến một loạt các bệnh lý khác như viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, bệnh tim và đột quỵ,... Đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, dẫn đến tổn thương và suy giảm trí nhớ.
Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, dẫn đến tổn thương và suy giảm trí nhớ
6. Lạm dụng rượu và các chất kích thích
Uống quá nhiều rượu là thói quen không tốt cho não. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Rượu tác động xấu lên não và ảnh hưởng đến suy nghĩ, trí óc của mộ người.
Các chất kích thích như thuốc lắc cũng có thể gây hại cho các tế bào thần kinh trong não. Nó có thể gây mất trí nhớ, giảm khả năng nhận thức và có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi. Đây là một trong những thói quen tệ hại nhất gây teo não.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi