Nên đi khám và điều trị bệnh teo não ở đâu?

Nên đi khám và điều trị bệnh teo não ở đâu?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hải Anh. Năm nay mẹ tôi 66 tuổi, cách đây 3 năm mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh teo não và suy giảm trí nhớ. Bác sĩ có kê thuốc, thời gian đầu mẹ tôi tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhưng thời gian sau mẹ tôi không dùng đều đặn nữa. Bây giờ tình trạng của mẹ tôi đang có dấu hiệu nặng hơn với các triệu chứng như: ngủ nhiều, thiếu tập trung, ít nói, ngại tương tác, lười vận động,…Vậy xin hỏi bác sĩ là giờ tôi nên đưa mẹ tôi đi khám và điều trị bệnh teo não ở đâu ạ. Cảm ơn bác sĩ. 

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Trả lời:

Chào bạn Hải Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn có thể đưa mẹ đi khám tại các bệnh viện và phòng khám uy tín. Hiện nay, tại Hello Doctor có nhiều bác sĩ có thể giúp mẹ bạn điều trị bệnh teo não. Để được hỗ trợ và điều trị tốt nhất, bạn có thể đưa mẹ bạn đến phòng khám Hello Dortor để được thăm khám trực tiếp. Đây là cơ sở chuyên khoa uy tín điều trị hiệu quả bệnh teo não với đội ngũ bác sĩ giỏi, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, chi phí hợp lý.

Bệnh teo não là một bệnh nặng của các tế bào thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não và suy giảm trí nhớ là một biểu hiện điển hình của bệnh. Bệnh được điều trị càng sớm càng tốt vì một khi não đã bị tổn thương sẽ không thể nào khôi phục lại được nữa.

>>>Để hiểu rõ hơn bệnh teo não tác động đến người bệnh ra sao, bạn có thể Xem thêm tại đây.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh teo não thường là những người cao tuổi. Ngoài ra, bệnh teo não có nhiều nguyên nhân có thể do di truyền, do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch.

Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ sai lệch gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng.

Trong trường hợp của mẹ bạn, năm nay 66 tuổi được gọi là cao tuổi nhưng chưa hẳn là già. Cách đây 3 năm mẹ bạn được chẩn đoán mắc bệnh teo não, đến nay các triệu chứng có vẻ nặng hơn. Tuy nhiên bạn vẫn cần đưa mẹ bạn đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám trực tiếp, xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó bác sĩ mới đưa ra được lời khuyên tốt nhất.

Về tình trạng suy giảm trí nhớ của mẹ bạn, đây được xem triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh lý teo não. Cùng đó là các biểu hiện chậm chạp, kém tập trung, thờ ơ, ít nói, rối loạn cảm xúc… Khi não bị teo, trí nhớ giảm sút, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - bệnh lý thoái hóa não có nguy cơ tử vong cao (8-10 năm sau khi mắc bệnh). Ngoài ra, bệnh teo não cũng có những dấu hiệu khác, bạn có thể xem thêm tại Các triệu chứng của bệnh teo não.

Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể điều trị khỏi bệnh teo não, do đó chỉ có thể làm giảm tốc độ phát triển của bệnh. Bạn và gia đình cần kích thích trí não của bệnh nhân bằng cách tăng cường trò chuyện, cho mẹ bạn xem hình ảnh gia đình, đi tới những nơi nhiều kỷ niệm… Có thể đưa mẹ bạn đi dạo trong công viên, tập thể dục, yoga, massage vùng thái dương… để góp phần xoa dịu thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa.

Cũng xin lưu ý với bạn và gia đình, do đặc thù bệnh của mẹ bạn nên gia đình cần quản lý việc sử dụng thuốc của mẹ bạn, không nên để bệnh nhân tự sử dụng thuốc.

Chúc mẹ bạn mau khỏe.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Teo não

6 thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh teo não
Có những thói quen khiến não bộ của chúng ta phải chịu áp lực nặng nề. Khi những thói quen đó lặp lại nhiều lần và liên tục thì...
Vì sao bệnh teo não ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng?
Teo não là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp ở nguời cao tuổi, đặc biệt là người trên 60. Tuy nhiên bệnh có xu hướng ngày...
Bệnh teo não nguy hiểm như thế nào?
Bệnh teo não hay còn gọi là bệnh teo thùy não là hiện tượng chết đi của các tế bào thần kinh (neuron) và các tế bào...
Bệnh teo não có phục hồi được không?
Mẹ tôi năm nay gần 60 tuổi, bà thường hay đau đầu, hay quên, đôi khi mờ mắt, bà cũng bị huyết áp thấp và rối loạn tiền đình. Bác sĩ cho...
Những điều cần biết về cách phòng và điều trị bệnh teo não
Bộ não có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg và chứa hơn 100 tỉ tế bào thần kinh. Nhưng sau tuổi 25, mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3000 tế...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hà My

    Mẹ tôi mới đi khám ở bệnh viện và được chẩn đoán là mắc bệnh teo não. Nhưng điều trị tại bệnh viện lại không tiện nên tôi muốn đưa mẹ đến điều trị tại phòng khám. Hy vọng các bác sĩ sẽ giúp được mẹ tôi.

    06/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung