KINH NGHIỆM: Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần ra sao? 30 phút hiệu quả với bác sĩ tâm thần

KINH NGHIỆM: Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần ra sao? 30 phút hiệu quả với bác sĩ tâm thần

Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần thường khám trong không gian an toàn, thoải mái và riêng tư. Người bác sĩ có sự tôn trọng, ân cần quan tâm đúng mực, cũng như có sự đồng cảm với bệnh nhân. Giữa BN và BS nếu xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc điều trị thành công.

1. Bác sĩ Tâm thần làm một công việc đặc thù

2.Tại sao bác sĩ khám Tâm Thần lại kéo dài như vậy?

3. Cần chuẩn bị gì khi khám bác sĩ Tâm thần?

4. Ở đâu để gặp bác sĩ Tâm thần tốt?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

1. Bác sĩ Tâm thần làm một công việc đặc thù

Bác sĩ tâm thần làm một công việc đặc thù, người ngoài nhìn thì đơn giản nhưng thật ra lắm công phu và người bác sĩ khéo léo sử dụng nhiều nghệ thuật giao tiếp trong đó.

Đặc thù ở điểm, các chuyên khoa khác, bác sĩ thường dùng nhiều kĩ năng như Nhìn – Sờ - Gõ – Nghe để thăm khám bên ngoài hoặc các tạng nằm bên trong cơ thể. Còn khám tâm thần, cơ quan đích nhắm tới là não bộ, các kĩ năng trên sẽ bị hạn chế và kĩ năng giúp bộc lộ một cách gián tiếp hoạt động chức năng của não bộ chính là thông qua sự giao tiếp ngôn ngữ - Hỏi bệnh.

Do vậy, có nhiều bệnh nhân không hiểu được điều này thường hay phàn nàn rằng Bác sĩ không “thăm khám” cho tôi – ý chỉ không có sờ nắn hay gõ, nghe tim phổi qua lồng ngực bằng ống nghe – việc thường thấy khi đi khám cơ xương khớp, tiêu hóa, tim mạch,.. mà BS chỉ hỏi bệnh.

Bệnh nhân thường không biết rằng bằng nhiều cách, BS khi thăm khám đã loại trừ các bệnh lý nội – ngoại khoa trước đó, và khi hỏi tức là đang tập trung vào khám Tâm thần – một công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian.

Một buổi khám tâm thần đầu tiên có thể kéo dài từ 45 phút cho đến 90 phút, trong trường hợp khám tại khoa nội trú nếu bệnh nhân mệt mỏi nhiều, căng thẳng quá mức hay có biểu hiện loạn thần kích động thì buổi khám có thể rút ngắn xuống thành 20 – 30 phút hoặc thậm chí ngắn hơn. Sau buổi đầu tiên, những buối thăm khám kế tiếp thì có thể rút ngắn hơn. Khó có chuyên khoa nào mà một buổi thăm khám có thể kéo dài hơn buổi khám của chuyên khoa Tâm thần.

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, nếu các bạn hỏi tại sao Bác sĩ tôi thấy khám Tâm thần cũng chỉ 5 phút là xong một bệnh nhân. Thì câu trả lời trong phạm trù bài viết này tôi không thể giải thích. Và mức thời gian như trên là dựa vào hướng dẫn trong điều kiện chuẩn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2.Tại sao bác sĩ khám Tâm Thần lại kéo dài như vậy?

Do BS cần phải thu thập rất nhiều thông tin cùng lúc với việc đánh giá hoạt động tâm thần của người bệnh trong buổi thăm khám đầu tiên. Đễ dễ hình dung, thì bạn có thể tưởng tượng về thông tin từ lúc mẹ bạn bắt đầu mang thai rồi cho đến lúc sanh bạn ra, bạn biết đi biết nói, tuổi thơ trải qua như thế nào cho đến tuổi vị thành niên rồi thành niên, đến hiện tại, những biến cố trong cuộc đời; lịch sử họ hàng có ai mắc bệnh gì không? Đều được BS thu thập do mỗi chi tiết đều có thể có ý nghĩa trong bệnh cảnh hiện giờ. Một lượng thông tin khổng lồ đấy.

Trong quá trình Bs hỏi và BN khai bệnh thì việc thể hiện qua hình thể, nội dung và hình thức ngôn ngữ, người BS vừa lắng nghe – ghi chú vừa đánh giá hoạt động não bộ của bạn. Sau phần bệnh sử thì thường có phần BS sẽ đặt cho bạn những câu hỏi chuyên biệt hơn kiểu như: 2 tuần qua bạn có thấy buồn rầu hay khóc một mình không? Bạn có bị lo lắng quá mức không thể kiểm soát trong 6 tháng qua hay không?... Hoặc BS có thể đặt cho bạn các bài tập bắt bạn ghi nhớ, tính toán, trả lời hỏi đáp, thực hiện động tác, v.v…

Tất cả những yêu cầu đó nhằm mục đích đánh giá rất nhiều mặt hoạt động tâm thần của BN như Cảm xúc, Tư duy, Tập trung – chú ý, Trí nhớ, Trí tuệ, các nhu cầu bản năng bên trong và các hành vi thể hiện bên ngoài.

Sau đó tùy theo từng trường hợp BS sẽ yêu cầu làm thêm các Bài kiểm tra Tâm lý hoặc là yêu cầu chụp chiếu chuyên sâu hơn.

Những thông tin thu được sẽ chắt lọc ra triệu chứng, hội chứng và hướng đến một bệnh cảnh phù hợp nhất; một số thông tin cũng phác họa nên nhân cách của người bệnh – điều này liên quan nhiều đến quá trình tuân thủ điều trị, tiên lượng bệnh.

Do nhiều yếu tố nên thường không thể nào thu thập đầy đủ được tất cả thông tin trong buổi thăm khám đầu tiên. Mỗi buổi thăm khám, đầu tiên hay thứ hai thay thứ sau đó nữa đều có mục tiêu riêng của BS ví dụ như buổi đầu tiên là để khám chẩn đoán, buổi sau bổ sung thêm bệnh án – theo dõi tác dụng phụ của thuốc trong những ngày đầu,.. điều này kéo dài cho đến buổi thăm khám cuối cùng. 

Bạn có thể tưởng tượng người Bs như một họa sĩ thì các bước đầu tiên là phác họa những đường nét cơ bản, sắp xếp bố cục mọi vật trong một bức tranh tổng thể, nội dụng muốn diễn đạt,.. các buổi sau là tô điểm chi tiết để hoàn thành bức tranh đấy.

Do thời gian kéo dài khác nhau và mục tiêu khác nhau nên một số nơi sẽ quy định mức thu buổi thăm khám đầu tiên khác so với các buổi sau đó.

 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Cần chuẩn bị gì khi gặp bác sĩ Tâm thần?

Sự hợp tác và tự nguyện đến thăm khám, khai bệnh từ phía bệnh nhân.

Người thân đi cùng (cha, mẹ, anh chị em,..) hoặc bạn bè đồng nghiệp, bạn ở trọ cùng,.. để cung cấp thêm thông tin và độ khách quan cho BS.

Mang theo tất cả các hồ sơ bệnh án, toa thuốc, thuốc, các kết quả xét nghiệm,.. cũ và mới, càng đầy đủ càng tốt.

Thu xếp thời gian đủ cho buổi khám, tránh tâm lý căng thẳng hay vội vã.

4. Ở đâu để gặp bác sĩ Tâm thần tốt?

Một buổi khám tốt thì đòi hỏi nhiều yêu cầu như không gian phải an toàn, thoải mái và riêng tư. Người BS có sự tôn trọng, ân cần quan tâm đúng mực, cũng như có sự đồng cảm với BN. Giữa BN và BS nếu xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc điều trị thành công.

Ở Hello Doctor chúng tôi có đội ngũ BS giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề và quan tâm đến bệnh nhân cũng như có điều kiện không gian lý tưởng để thăm khám. Nơi mà mục tiêu thăm khám và điều trị của BS không chỉ là khỏi bệnh mà còn là giúp bệnh nhân đạt được một trạng thái khỏe mạnh cả về mặt thể chất, thoải mái về mặt tinh thần và hòa nhập về mặt xã hội.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Tâm thần

KHÁM TÂM THẦN KHI NÀO? 5 dấu hiệu cần đi khám
Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ - tập trung chú ý, mặt...
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng: 08 8600 6167, có thể gọi vào khung giờ: 9h -19h hàng ngày. Bác sĩ tại đây điều trị rất...
Phân loại bệnh tâm thần theo tiêu chuẩn ICD-10
Trong bài viết này, Hello Doctor sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dạng bệnh tâm thần được phân loại theo tiêu chuẩn ICD-10 - tra cứu phân...
Bệnh tâm thần có chữa được không, điều trị như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái mới được chẩn đoán bị mắc bệnh tâm thần. Xin hỏi bác sĩ là bệnh tâm thần có chữa được...
Liệu pháp tâm lý hành vi là gì, thực hiện như thế nào?
Liệu pháp tâm lý hành vi là một trong những phương pháp điều trị tâm lý cho các bệnh tâm thần. Tuy nhiên, phương...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đức

    Tôi đang điều trị bệnh trầm cảm với bác sĩ Duy, hiện tại tôi đã thấy đỡ hơn. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    21/09/2019
  • Hoàng

    Tôi bị trầm cảm đã lâu nhờ bác sĩ ở đây mà bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ

    21/09/2019
  • Hải

    Các bác sĩ ở đây khám rất tận tâm và nhiệt tình. Mình đã từng đưa người thân đến khám bác sĩ Duy.

    21/09/2019
  • Tài Lộc

    Bài viết rất hữu ích, nhờ bài viết mà tôi an tâm hơn khi đưa người thân khám bệnh tâm thần ở đây. Cảm ơn bác sĩ

    21/09/2019
Nguyễn Xuân Trường (07/12/2020)
Tôi năm nay 41 tuổi cách đây 2 năm tôi có chuyện liên quan đến tiền bạc gia đình. Thời điểm gần đây tôi luôn nghĩ về tiền và sự thù hận với 1 người chỉ muốn giết người đó mỗi khi như vậy tôi luôn cảm thấy mình ko kìm chế dc và suy nghĩ đó luôn lùng bùng trong đầu. Mỗi lần như vậy tôi lại nghĩ đến chơi bạc qua áp để giải tỏa. Vì vậy tôi lại bị lún sâu vào nợ nần . Tôi rất thương vợ nhưng mỗi khi chơi đầu tôi ko suy nghĩ như vậy thu hết tôi lại tự khóc. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị vấn để thần kinh ko
Nguyenvannam (26/10/2020)
Em không biết mình bị gì. Cách đây 10 năm em có 1 cú sốc và sau đó đầu óc trở lên nặng nề suy nghĩ tiêu cực. Ngày nào cũng vậy và đến bây giờ. Đầu óc nó căng căng, lùng bùng, váng váng,không kìm chế dc dòng suy nghĩ, lúc nào cũng lơ tơ mơ, lúc ngủ dậy thì em thấy đầu óc nhẹ nhành thoải mái hơn, nhưng đc 30 phút xong thì đầu óc chuyển sang cái nấc gì và kéo dài cả ngày. Lúc nào có cảm giác nao nao trong não. Thật sự nó rất mệt mỏi và khổ sở. Ngược lại em lại rất thông minh chắc do suy nghĩ nhiều. Nhưng khi làm việc thì mất tập chung nó cứ ngang ngang nửa tập trung công việc nửa suy nghĩ tiêu cực thật sự rất khó chịu.
Thu (21/09/2019)
Chồng em sinh năm 85. Dạo gần đây gia đình xây nhà dó căng thẳng nên anh ấy phát bệnh. Luôn trong trạng thái hưng phấn quá mức, dể nổi nóng. Có khi cởi cả quần đi. Chửi, cắt tóc dị thường. Bố ảnh ấy cũng bị chứng hoang tưởng, loạn thần. Xin BS giúp làm thế nào để anh ấy đi khám ạ?
Hellodoctor (23/12/2019)
Chào bạn Thu. Cảm ơn bạn đã chia sẽ với Hello Doctor. Rất có thể chồng bạn đang gặp vấn đề Stress nặng. Trường hợp của bạn, bạn có thể liên hệ đến phòng khám Hello Doctor theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm về cách đặt lịch khám từ xa hoặc tại nhà với bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhé. Chúc bạn luôn vui vẻ
Tiến (21/09/2019)
Tôi hay cảm thấy như là có người đang nhìn mình, khi thì lườm, khi thì lại cười, nói chung là rất đáng sợ. Tôi lại hay bị mất ngủ trước khi ngủ thì hay suy nghĩ lung tung, lại hay bị đau đầu và gặp ác mộng khi thức giấc. Như vậy có phải tôi bị ảo giác không bác sĩ?
Hellodoctor (23/12/2019)
Chào bạn Tiến. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Trường hợp của bạn có thể có nguy cơ cao bạn đang bị ảo giác hoặc Hoang Tưởng. Nếu tình trạng này kéo dài đời sống và sinh hoạt hằng ngày của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hãy liên hệ 1900 1246 để đặt khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần kinh sớm bạn nhé
Hằng (21/09/2019)
Chào bs, Chồng tôi năm nay 55 tuổi, thường bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập lúc nhanh, lúc chậm, người mệt từng lúc trong ngày, khó gắng gượng, theo BS có phải RLTT TV hay không, tôi đang ở Hải Dương thì khám bệnh ở đâu ạ? Xin cảm ơn BS
Hellodoctor (23/12/2019)
Chào chị Hằng. Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Nếu chị không ngại đi xa chị có thể đến phòng khám chúng tôi tại Hà Nội Địa chỉ Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa. Phòng khám kết hợp nhiều chuyên khoa sẽ giúp chồng chị được chuẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn. Liên hệ theo số 024 7305 0022 để được tư vấn kỹ hơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung