2 dạng lo lắng thường gặp trong bệnh rối loạn lo âu

2 dạng lo lắng thường gặp trong bệnh rối loạn lo âu

Lo lắng là nỗi sợ phải trải qua những điều đáng sợ trong tương lai. Mối nguy hiểm gây ra nỗi sợ thường không xảy đến – nó thậm chí có thể không được biết đến hay không có thật. Ngược lại, những nỗi sợ thường là một phản ứng cảm xúc và thể chất đối với một mối nguy đã biết trong hiện tại.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Lo lắng là gì?

Lo lắng (tên tiếng Anh là Anxiety) thường đi kèm với sự lo âu ám ảnh và mất khả năng tập trung có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nó có thể khơi mào cho một đáp ứng chống trả, chạy trốn hay làm hệ thần kinh giao cảm đông cứng hoàn toàn, đáp ứng này giúp bạn chuẩn bị khi gặp mối nguy hiểm thật sự. Tuy nhiên, một sự khác biệt to lớn giữa sợ hãi và lo lắng là vì lo lắng là một đáp ứng cảm xúc đối với một thứ chưa xảy ra, không có gì để phải chống trả hay chạy trốn. Sự căng thẳng vì thế tích tụ trong cơ thể, nhưng chúng ta không thể làm gì để thoát khỏi sự căng thẳng này. Thay vào đó, suy nghĩ của chúng ta lặp đi lặp lại, lẩn quẩn những khả năng và những viễn cảnh có thể sẽ xảy ra.

Triệu chứng cơ thể có thể bao gồm:

  • Tăng nhịp tim
  • Cảm giác tê hay ngứa ran ở bàn tay hay bàn chân
  • Toát mồ hôi
  • Thở nhanh
  • Hạn chế tầm nhìn
  • Buồn nôn hay có triệu chứng tiêu chảy
  • Khô miệng
  • Bị chóng mặt
  • Bồn chồn
  • Bị căng cơ

Khi lo lắng quá mức một cách không thực tế từ hai việc trở lên trong ít nhất 6 tháng và kèm theo ít nhất 3 trong những triệu chứng sau đây: cáu kỉnh, mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ thì có thể bạn đang mắc bệnh rối loạn lo âu. Trong vài trường hợp, lo lắng có thể biểu hiện trong một số chứng sợ nhất định mà không phù hợp với hoàn cảnh. 

Để biết cách nhận biết chính xác bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại: Dấu hiệu bệnh rối loạn lo âu

1. Lo lắng gây ra bởi sự xấu hổ

Sự lạm dụng và tổn thương, bao gồm những mất mát lớn lao được cho là những nguyên nhân hàng đầu của lo lắng. Chúng ta có thể cảm thấy lo lắng về vấn đề tài chính hay những căn bệnh nặng, nhưng phần lớn lo lắng lại xuất phát từ cảm giác hổ thẹn. Nó được gây ra bởi những sự xấu hổ mang tính tổn thương đã vô thức được ghi nhận trong quá khứ, thường là từ tuổi thơ. 

Lo lắng do hổ thẹn ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Bạn lo lắng về những điều bạn nói, về khả năng của bạn, và về cách người khác nhìn nhận bạn. Nó có thể làm bạn rất nhạy cảm với những lời chỉ trích thật sự hay tưởng tượng từ chính bạn hay từ người khác.

Lo lắng do hổ thẹn có thể biểu hiện như chứng sợ xã hội, hay những triệu chứng của sự lệ thuộc một chiều, như những hành vi kiểm soát, gắng làm hài lòng người khác, chủ nghĩa hoàn hảo, sợ bị bỏ rơi, hay ám ảnh về một người khác. Lo lắng về cách thể hiện trong công việc, trong bài kiểm tra, hay việc nói trước đám đông là nỗi lo sợ chúng ta sẽ được đánh giá hay phán xét. 

Trong khi nam giới dễ gặp lo lắng do sự hổ thẹn vì mất việc làm, nữ giới thường lo lắng về ngoại hình và những mối quan hệ. Đặc biệt, nam giới còn tồn tại một sự lo lắng do hổ thẹn về việc thất bại hay không chu cấp tốt cho gia đình. Chủ nghĩa hoàn hảo cũng là một nỗ lực để được người khác chấp nhận.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra sự lo lắng

2. Lo lắng gây ra bởi sự bỏ rơi về mặt cảm xúc

Sự lo lắng do hổ thẹn và bỏ rơi đi chung với nhau. Mất sự gần gũi giữa người với người do cái chết, li dị hay bệnh tật cũng được xếp vào sự bỏ rơi về mặt cảm xúc. Khi chúng ta bị bỏ rơi, dù chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta có thể trách cứ bản thân và tin rằng do ta đã làm sai một việc gì đó. Tuy nhiên, lo lắng do sự hổ thẹn về việc bị bỏ rơi không liên quan gì đến sự gần gũi. Nó xảy ra khi chúng ta nhìn nhận rằng một người mà ta quan tâm có thể không thích hay không yêu chúng ta. Bạn phỏng đoán rằng chúng ta đang bị từ chối là do ở một phương diện nào đó bạn không đạt yêu cầu hay thấp kém, khởi phát những niềm tin sâu xa rằng bạn về cơ bản là không thể được yêu. Ngay cả cái chết, sự ra đi của một người bạn quý mến có thể khơi dậy cảm giác bị bỏ rơi từ thời thơ ấu và dẫn đến sự hổ thẹn của bạn về cách ta đã ứng xử trước khi họ mất.

Nếu trong quá khứ bạn bị bỏ rơi về mặt cảm xúc, đặc biệt là thời thơ ấu, bạn có thể lo lắng rằng việc này sẽ tái diễn trong tương lai. Bạn lo rằng những người khác đang đánh giá mình hay buồn lòng vì mình. Nếu bạn bị bạn tình lạm dụng về mặt thể xác hay tinh thần, bạn có thể cảm thấy như đang đi trên vỏ trứng, lo lắng rằng bản thân không làm hài lòng đối phương. 

Cách phản ứng này là phổ biến khi sống với một người nghiện ngập, quá yêu bản thân hay một người bị rối loạn lưỡng cực với tính cách rối loạn ranh giới. Nó cũng phổ biến ở những đứa trẻ có phụ huynh nghiện ngập hay những người lớn lên trong một gia đình không bình thường nơi mà cảm xúc bị lạm dụng, bao gồm sự kiểm soát hay chỉ trích, là thường thấy. Khi bạn sống trong một môi trường như vậy trong nhiều năm, bạn có thể không nhận ra bạn đang lo lắng. Trạng thái cảnh giác cao độ trở nên quá thường xuyên, bạn có thể cho nó là bình thường. Sự lo lắng và trầm cảm đi kèm là đặc điểm của sự lệ thuộc một chiều.

Lo lắng quá mức cũng có thể là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Để biết thêm các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm, bạn có thể tham khảo tại: Các triệu chứng của bệnh trầm cảm

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 

Điều trị lo lắng trong bệnh rối loạn lo âu

Khi gặp các triệu chứng của việc lo lắng quá mức, bạn tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Sự can thiệp sớm sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh giảm lo lắng bằng cách thay đổi niềm tin, suy nghĩ và hành vi trong suốt cuộc đời họ mà không có tác dụng phụ của những thuốc được kê.

Những liệu pháp hiệu quả gồm nhiều dạng của những kĩ năng nhận thức-hành vi, như là liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp hành vi lời nói. Những lựa chọn khác bao gồm thuốc chống lo âu và những chất thay thế tự nhiên, như thực phẩm chức năng, những kĩ thuật thư giãn, liệu pháp thôi miên và thiền tịnh tâm.

Đối với những loại thuốc cho tác dụng nhanh, chức năng của nó đa phần là giảm đau. Chữa lành sự hổ thẹn và giải thoát bản thân sẽ giúp giảm stress lâu dài nhờ việc cho phép bạn tin tưởng vào bản thân cũng như không lo lắng về những suy nghĩ của người khác dành cho bạn.

Để biết rõ hơn về cách điều trị bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại: Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu

Để đặt lịch khám với các bác sĩ Nguyễn Thi Phú và Nguyễn Trọng Tuân của Hello Doctor, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn lo âu

Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng biện pháp tâm lý
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu thường được các chuyên gia Hello Doctor khuyên dùng là điều trị bằng tâm lý mà chủ yếu...
Hỏi đáp: Bị mắc bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi mới đưa em gái đi khám và phát hiện mắc bệnh rối loạn lo âu. Nhưng tôi chưa hiểu rõ về căn bệnh...
Những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu không dùng thuốc
Các liệu pháp thay thế điều trị bệnh rối loạn lo âu đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về lo âu và không muốn điều trị...
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, làm sao để nhận biết?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Em tôi đã chữa trị và bệnh tình hiện đã thuyên giảm...
Nên đi khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trọng Hải, năm nay tôi 36 tuổi. Cách đây 12 năm anh trai tôi đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Từ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung