Bệnh tâm thần có chữa được không, điều trị như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái mới được chẩn đoán bị mắc bệnh tâm thần. Xin hỏi bác sĩ là bệnh tâm thần có chữa được không và phải điều trị như thế nào. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi đã soạn bài viết này để trả lời thắc mắc của bạn về bệnh tâm thần. Nhưng nếu bạn cần liên hệ đặt khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tâm thần hãy bấm vào số 19001246 hoặc hotline 0886006167.
Tóm tắt nội dung:
1. Bệnh tâm thần có thể điều trị được không?
2. Chẩn đoán bệnh tâm thần như thế nào?
3. Điều trị bệnh tâm thần như thế nào?
4. Điều trị bệnh tâm thần ở đâu?
5. Người bệnh có thể tự giúp mình như thế nào?
6. Bác sĩ điều trị bệnh tâm thần
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh tâm thần có thể điều trị được không?
Có, bệnh tâm thần có thể được điều trị. Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh tâm thần, nếu được điều trị, sẽ có khả năng hồi phục, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau thúc đẩy sự phát triển của từng loại bệnh, nên rất khó dự đoán khi nào người bệnh sẽ tốt lên, tốt lên như thế nào và tỉ lệ hết bệnh là bao nhiêu phần trăm.
Để hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần bạn có thể tham khảo thêm tại đây
2. Chẩn đoán bệnh tâm thần như thế nào?
Khi bạn bắt đầu cảm thấy không khỏe, bước đầu tiên trong việc điều trị là đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để có được chẩn đoán chính xác. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và các dấu hiệu cụ thể. Từ chẩn đoán đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho các triệu chứng này và nguyên nhân cơ bản gây ra chúng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Điều trị bệnh tâm thần như thế nào?
Điều trị là bao gồm tất cả các phương pháp khác nhau, giúp cho một người mắc bệnh tâm thần có thể giảm đi các triệu chứng của bệnh và thúc đẩy việc phục hồi. Nhiều người có chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tìm thấy được sự động viên và phục hồi thông qua việc tham gia vào điều trị cá nhân hoặc theo nhóm. Có rất nhiều lựa chọn điều trị khác nhau nhưng không có cách điều trị nào phù hợp với tất cả mọi người – mỗi cá nhân có thể chọn cách điều trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị, hỗ trợ tốt nhất.
Các phương pháp phổ biến nhất là liệu pháp tâm lý, thuốc men và các chương trình hỗ trợ khác nhau trong cộng đồng. Ngoài ra, những người mắc bệnh cũng phải tự giúp bản thân vượt qua bệnh tật.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh tâm thần do các chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện. Tâm lý trị liệu tìm hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ở người bệnh, tìm cách cải thiện tâm trạng, triệu chứng của người bệnh đó. Tâm lý trị liệu kết hợp với thuốc là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy phục hồi. Ví dụ như: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp hành vi biện chứng, v.v.
Thuốc
Một số người được điều trị bằng cách sử dụng thuốc trong một thời gian dài; thậm chí có thể phải dùng liên tục cả đời. Bác sĩ cần giải thích cho người bệnh các lợi ích và tác dụng phụ của thuốc trước khi kê toa. Nghiên cứu y học cho thấy nhiều bệnh tâm thần liên quan đến những thay đổi hóa học trong não bộ của chúng ta. Các loại thuốc giúp não phục hồi lại sự cân bằng hóa học của nó, từ đó các triệu chứng sẽ giảm đi hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.
Quản lý ca bệnh
Việc quản lý ca bệnh phối hợp các thông tin khác nhau của từng cá nhân có thể giúp đánh giá, lập kế hoạch và thực hiện một số chiến lược để tạo điều kiện cho việc phục hồi tốt hơn.
Nhập viện
Trong một số ít trường hợp, cần phải nhập viện để theo dõi chặt chẽ tình trạng của người bệnh, để được chẩn đoán chính xác hơn hoặc để có thuốc điều chỉnh khi bệnh chuyển biến xấu đi.
Nhóm hỗ trợ cộng đồng
Nhóm hỗ trợ là một nhóm nơi các thành viên chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu phục hồi sức khỏe tâm thần. Các nhóm hỗ trợ thường bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, các đối tượng đã trải qua những căn bệnh tương tự. Các chương trình hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối với những người có triệu chứng tái phát hoặc khiếm khuyết tâm thần. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm thông tin, chỗ ở, trợ giúp tìm kiếm công việc phù hợp, đào tạo và giáo dục, phục hồi chức năng tâm lý và các nhóm hỗ trợ lẫn nhau. Sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng cũng rất quan trọng.
Liệu pháp bổ sung và thay thế
Liệu pháp bổ sung và thay thế, còn gọi là CAM, đề cập đến các phương thức điều trị và thực hành không liên quan đến chăm sóc tiêu chuẩn như châm cứu, thảo mộc, thiền định, phép vi lượng đồng căn…
Lên kế hoạch tự giúp đỡ
Kế hoạch tự giúp đỡ là một kế hoạch do mỗi người bệnh tự đề ra dựa trên tình trạng bệnh của chính họ, nhằm thực hiện các chiến lược để thúc đẩy sự phục hồi sức khỏe tâm thần. Các kế hoạch tự giúp đỡ có thể liên quan đến việc giải quyết các vấn đề gây căng thẳng, gây khởi phát triệu chứng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Điều trị bệnh tâm thần ở đâu?
Ngày nay, việc điều trị bệnh tâm thần thường được thực hiện trong cộng đồng hơn là trong bệnh viện. Bất cứ ai đã có chẩn đoán mắc bệnh tâm thần cần được điều trị, sẽ được nhận các dịch vụ hỗ trợ thăm khám, theo dõi ngay tại nơi sinh sống của họ. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được hỗ trợ liên tục bởi phòng khám dịch vụ sức khỏe tâm thần cộng đồng, nơi có các chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Liên hệ đến số hotline phòng khám để được bác sĩ hướng dẫn và điều trị theo số 0886006167.
5. Người bệnh có thể tự giúp mình như thế nào?
Có rất nhiều điều mà những người mắc bệnh tâm thần có thể tự làm cho mình, để cân bằng lại cuộc sống, giúp phục hồi nhanh hơn. Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên đều là các yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tâm thần tốt. Tập luyện các kỹ năng giúp giải quyết căng thẳng, chán nản, tạo các mối quan hệ hoặc kiểm soát các triệu chứng của bệnh, cũng là cách mà một người mắc bệnh tâm thần có thể làm để tự hỗ trợ bản thân.
6. Bác sĩ điều trị bệnh tâm thần
Để điều trị bệnh tâm thần hiệu quả cần có nhiều kinh nghiệm từ phía bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện lớn. Hãy liên hệ đặt khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần theo số 1900 1246.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
>>> Nên đọc thêm:
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi