Điều trị tai biến mạch máu não
Cháu chào bác sĩ, cháu tên là Hương. Dạo gần đây cháu có người nhà bệnh Tai biến mạch máu não. Cháu chưa hiểu rõ về phương pháp điều trị bệnh này lắm, nó có thể điều trị khỏi hẳn không ạ. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn cho cháu không. Cháu cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn Hương, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và sau đây các bác sĩ xin thông tin đến bạn thông tin tổng quan và cách điều trị bệnh Tai biến mạch máu não như sau:
1. Tổng quan về Tai biến mạch máu não
2. Điều trị Tai biến mạch máu não
3. Điều trị phục hồi chức năng
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
1. Tổng quan về Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch não (stroke) hay còn gọi là đột quỵ là sự tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não.
Tùy nguyên nhân mạch máu não được chia làm hai loại tai biến: nhồi máu não (thiếu máu não) và xuất huyết não (chảy máu não). Cả hai đều gây hậu quả chung là giảm lưu lượng tưới máu não do tắc một phần hay toàn bộ mạch máu nuôi não, hoặc tổn thương, vỡ mạch máu não.
Chính sự giảm lưu lượng tưới máu não sẽ làm thiếu máu nuôi dưỡng các thế bào thần kinh, dẫn đến chết tế bào thần kinh, gây ra triệu chứng lâm sàng cho người bệnh:
Có thể khởi phát bằng đau đầu, nôn
Xuất hiện đột ngột các triệu chứng thần kinh khu trú: đột nhiên tê, yếu liệt mặt, tay chân, hay xuất hiện ở một bên của cơ thể, nói khó
Nhìn mờ, mất thị lực một hoặc hai bên mắt
Một số có động kinh
Tỉ lệ tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng, không chỉ ở người già mà còn ở cả những người trẻ tuổi. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, tử vong thứ ba sau ung thư và tim mạch, là gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội (Hoa kỳ chi phí 45 tỷ USD/năm), dự kiến tử vong tăng gấp đôi vào 2020.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Điều trị Tai biến mạch máu não
Để điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả ta cần tiếp cận đa diện, xử trí cơn đột quỵ cấp, chăm sóc sau tai biến và quan trọng nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
1. Cấp cứu tai biến mạch máu não
Khi cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra, việc cấp cứu phải đặt lên hàng đầu, tiến hành khẩn trương theo đúng quy trình. Việc chuyển bệnh nhân cần đảm bảo an toàn:
Đỡ bệnh nhân về tư thế an toàn tránh ngã, chấn thương
Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất (không tự ý cho uống thuốc)
Khi đến bệnh viện:
Đảm bảo đường thở, thông khí, hô hấp
Đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn
Đánh giá chức năng sống, tổn thương thần kinh và làm các xét nghiệm đầy đủ
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng (CT-Scanner, MRI) chẩn đoán được tai biến loại nhồi máu hay xuất huyết não mà ta có các cách điều trị khác nhau.
2. Cách điều trị
2.1 Nhồi máu não
Nguyên tắc
Tái lưu thông mạch máu não phục hồi tưới máu não
Đảm bảo tưới máu não hạn chế tổn thương
Chống biến chứng, chống tái phát
Phục hồi chức năng, phòng tái phát
Điều trị đặc hiệu
Bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết tan cục máu đông nếu đến trong vòng 3 giờ từ khi khởi phát đột quỵ.
rt-PA (Recombinant Tissue Plasminogen Activator), chống chỉ định bệnh nhân lớn tuổi, có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông…Chỉ thực hiện tại các bệnh viện lớn hay các đơn vị tai biến mạch não bởi các bác sĩ thần kinh.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin liều 300mg/ngày giảm đáng kể tỉ lệ tử vong
Thuốc chống đông: Chỉ định sớm trong tắc nguyên nhân từ tim, bóc tách động mạch, viêm tắc tĩnh mạch não. Lưu ý khi sử dụng heparin ở người có tuổi (tăng đáng kể nguy cơ chảy máu não thứ phát)
Điều trị hỗ trợ
Đảm bảo đường thở:
Đảm bảo thông thoáng, thông khí, tuần hoàn ổn định
Cho bệnh nhân thở Oxy qua sonde mũi: 2-4 l/ph, khi SpƠ2 < 92%, đạt SpO2 từ 95- 100%.
Điều chỉnh huyết áp:
Duy trì HA tâm thu 180-220 mmHg, và HA tâm trương < 120mmHg.Mục đích giảm HA từ từ 10-15%/ngày nên dùng thuốc hạ áp đang điều trị. Không dùng các thuốc hạ huyết áp nhanh (thuốc chẹn calci nifedipin ngậm dưới lưỡi) đồng thời điều trị giảm đau và lo âu.
Nếu huyết áp cao hơn, thận trọng khi điều trị hạ áp và đồng thời phải theo dõi liên tục huyết áp.
Các điều trị khác:
Điều trị sốt và đảm bảo đường huyết
Chống phù não: nằm tư thế đầu cao 30 độ, Manitol 20% truyền 100-200ml nhanh trong 30 phút- 1 giờ.
Đảm bảo dinh dưỡng
Thuốc bảo vệ thần kinh
Phẫu thuật điều trị tai biến khi nhồi máu não lớn, nhồi máu tiểu não, bệnh nhân còn trẻ
2.2 Xuất huyết não
Điều trị nội khoa: cho tất cả các trường hợp
Nghỉ ngơi tại giường, giảm kích thích âm thanh, ánh sáng
Hạ huyết áp: tương tự nhồi máu não, hạ từ từ, theo dõi chặt chẽ
Giảm đau, chống táo bón, chống co giật
Dự phòng co thắt mạch bằng Nimodpin
Không dùng thuốc chống đông, tiêu sợi huyết
Điều trị phẫu thuật:
Dẫn lưu máu tụ nếu tụ máu ở tiểu não dọa tụt kẹt hoặc chèn ép thân não, não úng thủy; Tụ máu thùy (nếu điều trị nội khoa thất bại)
Phẫu thuật điều trị nguyên nhân (dị dạng mạch)
Kẹp túi phình nếu kèm chảy máu nhu mô não lớn (> 50ml), và các túi phình ĐM não giữa.
Đặt coil nếu bệnh nhân cao tuổi (> 70), lâm sàng nặng (điểm WFNS: IV/V), và các túi phình ở đỉnh động mạch thân nền.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Điều trị phục hồi chức năng
Tập luyện phục hồi chức năng toàn diện: vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện hoặc các trung tâm phục hồi chức năng. Ngoài ra, nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân, xoa bóp các vị trí tì đè chống loét tránh gây nhiễm trùng, và châm cứu để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi hơn
4. Điều trị dự phòng
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: huyết áp, đường máu, lipid máu,...
Bỏ thuốc lá, thay đổi lối sống, ăn nhạt, giảm rượu bia,..
Đối với bệnh nhân tim mạch cần điều trị thuốc chống đông, theo dõi các thông số đông máu chặt chẽ
Khám sức khỏe định kì.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn Hương. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi