Dấu hiệu bệnh sa sút tâm thần
Sa sút tâm thần hay còn được gọi là sa sút trí tuệ. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh lão khoa, thường xuất hiện sau 65 tuổi. Ở người mắc các bệnh lý nội thần kinh, chậm phát triển tâm thần, Down, Sa sút tâm thần có thể xuất hiện sớm hơn đôi chút, khoảng 55 tuổi.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Theo thống kê, khoảng 80% bệnh nhân sa sút tâm thần có nguyên nhân chủ yếu do:
Bệnh Alzheimer’s (khoảng 60%)
Sa sút trí tuệ mạch máu ( khoảng 20%)
Dạng phối hợp của 2 nguyên nhân trên (10%)
3 nguyên nhân hiếm gặp khác cũng có thể gây ra Sa sút trí tuệ là:
Sa sút tâm thần thể Lewy
Sa sút tâm thần Parkison
Sa sút tâm thần thùy trán- thái dương
Mất trí nhớ và giảm năng lực trí tuệ là các triệu chứng thường gặp và đặc trưng của Sa sút tâm thần. Tuy nhiên, Sa sút trí tuệ cũng có thể gây ra những thay đổi về hành vi và tâm trạng của người bệnh.
Mất trí nhớ
Mất trí nhớ thường diễn tiến liên tục, kéo dài. Người bệnh thường mất trí nhớ gần, trí nhớ tạm thời, theo thời gian, trí nhớ xa, các trí nhớ liên quan đến bản thân, gia đình người bệnh cũng từ từ bị ảnh hưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Sa sút trí tuệ
Các chức năng tư duy tinh vi, như: quản lý, lập kế hoạch… sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp ngôn ngữ, nhầm lẫn mất phương hướng, khó khăn trong việc phối hợp vận động.
Trong thực tế, ít nhất 90 phần trăm những người bị Sa sút trí tuệ sẽ xuất hiện các triệu chứng về thay đổi về hành vi và tâm lý của Sa sút trí tuệ (BPSD). Các triệu chứng này thường xuất hiện khá sớm trong giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, bệnh nhân thường bị chẩn đoán và điều trị tập trung vào triệu chứng đó mà bỏ sót dự phòng Bệnh Sa sút tâm thần.
Các triệu chứng này bao gồm:
Lặp đi lặp lại một hành vi
Sa sút tâm thần khiến người bệnh có xu hướng thực hiện một hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, và không hề ý thức về điều đó. Đôi khi, họ có thể nói đi nói lại một từ hoặc hỏi đi hỏi lại một câu hỏi dù người thân đã trả lời trước đó rất nhiều lần.
Ví dụ: Đóng mở cửa lặp đi lặp lai
Rối loạn tâm trạng
Rối loạn tâm trạng xuất hiện rất phổ biến ở người Sa sút tâm thần và nó có thể dự báo trước sự Suy giảm về nhận thức. Khoảng 70% người bênh Sa sút tâm thần có rối loạn tâm trạng, trong đó, có tới 25% người bị Trầm cảm. Ngoài ra, các triệu chứng như thiếu cảm thông, hung hăng, sợ đám đông… cũng được báo cáo.
Cảm giác không hòa nhập xã hội được, lạc lỏng
Đây cũng là triệu chứng khá thường gặp. Xã hội ngày càng thay đổi càng nhiều, người lớn tuổi thường khó bắt kịp các thay đổi về khoa học, kĩ thuật, văn hóa. Do đó, người già dẽ cảm giác lạc lỏng, khó hòa nhập, xa cách con cháu… các yếu tố đó làm tăng nguy cơ Tự tử ở người già.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Kích động hoặc buồn rầu, tủi thân
Thường do môi trường sống, như con cháu thiếu quan tâm , chuyển nhà, chuyển vào viện dưỡng lão
Bị đối xử tệ bạc bởi con cháu hoặc người chăm sóc
Đi lang thang
Do người bệnh sa sút tâm thần thường bị sa sút trí nhớ. Điều này dẫn đến người bệnh không nhớ được địa chỉ, đường về nhà, hoặc các nơi thân thuộc gần nhà. Đây là điều rất nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu, khiến người bệnh đi lạc.
Loạn thần, có thể bao gồm hoang tưởng hay ảo giác (ảo thính hoặc ảo thanh)
Mặc dù các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn lẻ không đi kèm với các triệu chứng khác. Vì đây là triệu chứng khá nặng có thể gây tổn tương về tinh thần lẫn thể chất cho người bệnh. Do đó, bác sĩ thường sẽ kê toa một số thuốc có tác dụng an thần.
Hung hăng về thể chất
Người già thường trở nên cộc cằn, dễ nổi nóng hơn. Người nhà, người chăm sóc sẽ là những người thường xuyên tiếp xúc và dễ hứng chịu các cơn giận dữ đôi khi chỉ vì các lý do bé xíu, thậm chí là vô cớ. Ngoài ra, tính tình cộc cằn hơn cũng gây thêm một hậu quả xấu đó là khiến khoảng cách giữa họ và xã hội ngày càng xa. Kết quả là họ dễ cảm giác cô độc, tủi thân.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Rối loạn giấc ngủ
Khi tuổi càng lớn, thời gian ngủ càng ít đi. Thói quen sinh học đã được hình thành từ thời tiền sử giúp xã hội nguyên thủy sống sót trước các nguy cơ rình rập suốt ngày và đêm. Tuy nhiên, nếu mất ngủ triền miên hoặc đồng hồ sinh học bị rối loạn thì có thể đó là triệu chứng cảnh báo, đòi hỏi sự can thiệp của y khoa.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi