Phòng tránh bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn chưa biết

Phòng tránh bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn chưa biết

1. Sa sút tâm thần là gì?

Sa sút tâm thần (dementia) không phải là một bệnh cụ thể mà là một khái niệm chung dùng để mô tả tình trạng giảm sút về nhận thức, bao gồm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng giao tiếp và tư duy, tuy nhiên không dùng để chỉ tình trạng suy giảm trí não ở người già. Sa sút tâm thần là bệnh tiến triển, các tế bào não của bệnh nhân sẽ chết dần đi không hồi phục.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

2. Nguyên nhân dẫn đến sa sút tâm thần

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa sút tâm thần, trong đó thường gặp nhất là Alzeimer, chiếm khoảng 60 – 80 % trường hợp. Kế đến là sa sút tâm thần do bệnh lý mạch máu, thường gặp sau tai biến mạch máu não, xuất huyết não hay các bệnh lý mạch máu não khác. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây tổn thương tế bào não như chấn thương đầu, u não… cũng có thể dẫn đến sa sút tâm thần. Một số nguyên nhân ít gặp hơn là bệnh Prion, bệnh Parkinson, Hungtinton, nhiễm HIV, thiếu vitamin, trầm cảm, tương tác thuốc, ngộ độc hay rối loạn chức năng tuyến giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ không phải nguyên nhân trực tiếp gây sa sút tâm thần nhưng khi có càng nhiều những yếu tố này, khả năng mắc bệnh càng lớn:

  • Tuổi tác: người càng lớn tuổi càng có tỷ lệ mắc bệnh cao tuy nhiên đây không phải diễn tiến sức khỏe bình thường theo tuổi tác mà là tình trạng bệnh lý.
  • Di truyền: một số bệnh di truyền có khả năng gây sa sút tâm thần như Parkinson, Hungtinton…
  • Nghiện rượu bia
  • Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như hút thuốc lá, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì….
  • Trầm cảm
  • Khó thở khi ngủ: khó thở gây giảm lượng oxy đến não trong lúc ngủ cũng làm tăng khả năng chết các tế bào não tiến triển.

Phòng tránh bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn chưa biết

4. Triệu chứng

Các triệu chứng sa sút tâm thần thường gặp:

  • Suy giảm trí nhớ, mất những ký ức gần, quên vị trí đồ vật xung quanh mình.
  • Thay đổi tính tình.
  • Giảm khả năng tư duy, nhất là tư duy trừu tượng, xác định phương hướng.
  • Hay nhầm lẫn, có thể có ảo giác.
  • Gặp khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Phòng ngừa và điều trị sa sút tâm thần

Điều trị sa sút tâm thần là điều trị bệnh gốc, thường gặp là Alzeimer. Tuy nhiên, hiện nay Alzeimer chưa có thuốc đặc trị, và cũng không có phương pháp điều trị nào có thể dừng hay làm chậm diễn tiến bệnh. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa và được điều trị hỗ trợ giống như sa sút tâm thần do các nguyên nhân khác. Hầu như các bệnh gây ra sa sút tâm thần đều không có phương pháp đặc trị, chủ yếu là phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.

Một số ít nguyên nhân có thể can thiệp được là:

  • Thiếu vitamin (B1, B6, B12).
  • Trầm cảm.
  • Tương tác thuốc.
  • Ngộ độc.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp.

Về phòng ngừa, ngoài các yếu tố nguy cơ không thể tác động như tuổi tác hay di truyền, ta có thể phòng ngừa sa sút trí tuệ bằng các phương pháp sau:

  • Ngưng hút thuốc lá: hút thuốc lá làm giảm lượng oxy đến não cũng như làm tăng khả năng mắc bệnh lý mạch máu não.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: sử dụng rượu bia quá mức có khả năng làm tăng tiến độ chết các tế bào não ở người và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng rượu bia ở mức vừa phải có thể có tác dộng tích cực, lượng rượu bia khuyến cáo sử dụng là dưới 2 đơn vị cồn/ngày ở nam và dưới 1 đơn vị cồn/ngày ở nữ. 1 đơn vị tương đương 1 lon bia hoặc 100ml rượu vang (khoảng 13.5o cồn) hoặc 30ml rượu mạnh (khoảng 40o cồn)
  • Tập thể dục, thể thao: ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục điều đặn giúp tăng lượng máu và oxy đến não, giúp não hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ sa sút tâm thần.
  • Ăn uống điều độ: hạn chế mỡ và nội tạng động vật, hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, ăn nhiều rau quả, trái cây. Đặc biệt, nên ăn nhiều cá và các loại đậu vì chúng làm giảm yếu tố nguy cơ tim mạch rất tốt.
  • Kiểm soát các bệnh lý liên quan: rối loạn mỡ máu và các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường nếu có.
  • Cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D. Theo một số nghiên cứu, các bệnh nhân có nồng độ vitamin D trong máu thấp có tỷ lệ mắc Alzeimer và các bệnh sa sút tâm thần khác cao hơn.
  • Đời sống tinh thần: Sống lạc quan, giảm lo âu, trò chuyện với gia đình, bạn bè, tạo cho mình đời sống tinh thần lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm, làm chậm quá trình sa sút tâm thần và giảm các triệu chứng. Giữ cho trí não hoạt động thường xuyên thông qua các hoạt động cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể thao, chơi cờ, đọc sách báo, sử dụng internet, mạng xã hội để cập nhật thông tin, giải trí cũng như tạo các mối quan hệ với mọi người… Ngoài ra bệnh nhân còn cần phải lập cho mình những thời gian biểu phù hợp, dùng các biện pháp nhắc nhở như nhờ người thân, dùng giấy ghi nhớ, sổ tay, chương trình hẹn giờ trên điện thoại… để tăng khả năng ghi nhớ, giảm nguy cơ mất những ký ức gần và nâng cao chất lượng sinh hoạt hằng ngày.

Để điều trị bệnh sa sút tâm thần, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Sa sút tâm thần

Dấu hiệu bệnh sa sút tâm thần
Sa sút tâm thần hay còn được gọi là sa sút trí tuệ. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh lão khoa, thường xuất hiện sau 65...
Điều trị bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn có thể chưa biết
I. BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH SA SÚT TÂM THẦN Sa sút tâm thần không phải là một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều...
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh sa sút tâm thần
Sa sút tâm thần là một bệnh nguy hiểm, nó khiến cho các tế bào não của bệnh nhân chết dần đi không hồi phục. Hầu như...
Bị bệnh sa sút tâm thần nên ăn gì và không nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cho nhiều người phòng chống được bệnh sa sút tâm thần hoặc hỗ trợ cho việc điều trị bệnh sa sút tâm thần của họ...
Bệnh sa sút tâm thần ở người già - triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sa sút tâm thần được mô tả là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm lí và hoạt động. Bệnh sa sút tâm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Hoàng Cường

    Tôi mới đưa ông tôi đến khám với bác sĩ Phạm Công Huân và phát hiện mắc bệnh này. Mong bác sĩ điều trị cho ông tôi mau khỏi bệnh.

    30/05/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung