Điều trị bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn có thể chưa biết

Điều trị bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn có thể chưa biết

I. BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH SA SÚT TÂM THẦN

Sa sút tâm thần không phải là một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sút tâm thần , trong đó Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất của thể sa sút tâm thần tiến triển.

II. CÁC BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH SSTT:

1. Giảm hoặc mất trí nhớ ngắn hạn:

  • Nhẹ : quên một số sự kiện gần đây ( quên mất việc phải làm, đồ vật để đâu không nhớ)
  • Nặng hơn: quên hầu hết các sự việc ở hiện tại gần , chỉ sống trong quá khứ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 Giảm hoặc mất trí nhớ ngắn hạn

2. Những thay đổi về tâm trạng và hành vi:

  • Trở nên cáu khỉnh, khó tính hơn.
  • Mất kiềm chế : nói những câu vô nghĩa, cười một cách vô duyên, làm những việc chống đối, không phù hợp hoàn cảnh.
  • Hoặc ngược lại có thể trở nên thờ ơ, trầm cảm .
  • Không còn quan tâm đến việc chăm sóc bản thân mình, sống cô lập với xã hội.
  • Hay đi lang thang
  • Lơ đãng

3. Ngôn ngữ:

  • Quên từ : giảm hoặc không thể định danh được đồ vật
  • Dùng sai từ: kể cả những từ đơn giản cũng không biết.
  • Nói chậm chạp, lặp đi lặp lại một cách khó hiểu
  • Không nói được những câu phức tạp

4. Giảm thị giác không gian:

  • Quên mặt người quen, thậm chí người thân của mình.
  • Bị lạc ở những nơi quen thuộc

5. Khó khăn trong tiếp nhận thông tin , ý tưởng và kỹ năng mới:

  • Phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần mới nhớ được dù là việc rất đơn giản.
  • Không  ý thức được các triệu chứng, kể cả sự thay đổi hành vi của bản thân.

6. Mất ngủ

Mục tiêu của lớn nhất của việc điều trị là hướng đến cải thiện các triệu chứng  với mong muốn duy trì hoạt động chức năng  và chất lượng cuộc sống bình thường cho người bệnh. Việc điều trị hoàn toàn tận gốc bệnh cho đến nay hầu như là không thể.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SA SÚT TÂM THẦN

1. Can thiệp không dùng thuốc:

Can thiệp không dùng thuốc nên được cân nhắc trước khi bắt đầu một liệu trình sử dụng thuốc. Chiến lược bao gồm tiếp cận vào hành vi , sự kích thích, tâm trạng của người bệnh. Mỗi một kế hoạch chăm sóc nên được hướng đến sự cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
Việc điều trị nên đến từ sự cố gắng của bản thân người bênh, sự hỗ trợ  và chăm sóc của người thân.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SA SÚT TÂM THẦN

Sự nỗ lực tự đối phó của bệnh nhân

  • Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về mất trí nhớ, sa sút tâm thần và bệnh Alzheimer để giúp bản thân có sự chuẩn bị về mặt tâm lý
  • Sống năng động, tập thể dục và tình nguyện tham gia vào các hoạt động dành cho những người sa sút tâm thần.
  • Duy trì liên lạc và dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
  • Ghi chép lại các sự kiện hay thông tin gần đây đã tiếp nhận để có thể tra cứu lại khi cần.
  • Điều trị trầm cảm: Tham gia các mảng nghệ thuật như hội họa, ca hát, văn thơ..
  • Trao đổi và chia sẻ với chuyên gia hoặc người bạn tin tưởng để nhận sự hỗ trợ.
  • Kiên nhẫn với chính mình.  Nhận ra và củng cố những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Sự giúp đỡ và hỗ trợ từ người thân

  • Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bệnh SSTT
  • Lắng nghe, củng cố niềm tin và sự an tâm cho người bệnh về chất lượng cuộc sống .
  • Nhận ra những ưu, khuyết điểm từ đó khích lệ tinh thần cố gắng và sự tự tin cho người bệnh. Khuyến khích tính độc lập cho bệnh nhân và phải đảm bảo tính an toàn.
  • Chăm sóc tình cảm và ân cần.
  • Xây dựng kế hoạch chia sẻ hoạt động.
  • Xin tư vấn từ các bác sĩ , nhân viên xã hội và chuyên gia tâm lý để có thêm hiểu biết về cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh.
  • Tìm hiểu về các dịch vụ hỗ trỡ khác như: chăm sóc thay thế, chăm sóc ban ngày dành cho người lớn…

Vai trò của người người thầy thuốc là tham vấn và hỗ trợ:

  • Xác định các yếu tố khởi phát
  • Chiến lược tái định hướng
  • Giảm nỗi đau đớn của bệnh nhân
  • Giảm gánh nặng của người chăm sóc
  • Làm chậm việc phải nhập viện, nhà dưỡng lão
  • Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
  • Điều trị tình trạng kích động, bạo lực
  • Điều trị mất ngủ
  • Điều trị bằng ánh sáng (Light Therapy): nhằm lập lại nhịp ngày đêm một cách tự nhiên

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Can thiệp dùng thuốc:

Các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh

a. Thuốc ức chế acetylcholinesterase

Cơ chế làm tăng mức độ dẫn truyền hóa học các thông tin liên quan trí nhớ và khả năng phán xét, do đó cải thiện tốt nhất khả năng nhận thức trong bệnh Alzheimer.

Các thuốc trong nhóm này gồm: donepezil (Aricept), rivastigmin (Exelon) và galantamine (Reminyl).

Tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Thuốc ức chế acetylcholinesterase

b. Memantine

Memantine ( Namenda) hoạt động bằng cách điều chỉnh hoạt động của glutamate. Glutamate là một chất hoas học có liên quan đến chức năng não như học tập và trí nhớ.

Tác dụng phụ có thể gặp: chóng mặt, có thể lú lẫn thoáng qua nhưng nhìn chung là memantine có ít tác dụng phụ hơn các thuốc kháng cholinesterase.

Trong thực hành lâm sàng, memantine được chỉ định cho các trường hợp giai đoạn từ trung bình đến nặng với liều khởi đầu là 5 mg/ngày, mỗi tuần điều chỉnh liều 5 mg/ngày cho đến khi đạt liều 10 mg, hai lần mỗi ngày.

  • Ritalin  Cân nhắc với các trường hợp thờ ơ, chán ăn
  • Thuốc chống động kinh, chống trầm cảm, thuốc bình ổn khí sắc, chẹn beta, buspirone, trazodone.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Chiến lược về dinh dưỡng

  • Vitamin E (chống gốc tự do) 2000 UI/ ngày.
  • Bổ sung folate, vitamin B6, B12. Chuối, đậu lăng, rau bina, ngũ cốc ăn sáng bổ sung, cá hồi, thịt lợn, thịt gà, bánh mì, sữa và trứng là những nguồn vitamin B tốt.
  • Beta-carotene –50 mg hàng ngày tác dụng bảo vệ chống suy giảm nhận thức.
  • Omega - 3 là một loại axit béo không no thấy trong cá và các loại hạt giúp giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, chứng sa sút trí tuệ mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, giúp giảm triệu chứng của trầm cảm
  • Gingko (chống gốc tự do)
  • Cerebrolysin
  • Resveratrol (có trong rượu vang đỏ)

Mời bạn xem thêm: Bị sa sút tâm thần nên ăn gì

 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Sa sút tâm thần

Dấu hiệu bệnh sa sút tâm thần
Sa sút tâm thần hay còn được gọi là sa sút trí tuệ. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh lão khoa, thường xuất hiện sau 65...
Phòng tránh bệnh sa sút tâm thần - Những điều bạn chưa biết
1. Sa sút tâm thần là gì? Sa sút tâm thần (dementia) không phải là một bệnh cụ thể mà là một khái niệm chung...
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh sa sút tâm thần
Sa sút tâm thần là một bệnh nguy hiểm, nó khiến cho các tế bào não của bệnh nhân chết dần đi không hồi phục. Hầu như...
Bị bệnh sa sút tâm thần nên ăn gì và không nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cho nhiều người phòng chống được bệnh sa sút tâm thần hoặc hỗ trợ cho việc điều trị bệnh sa sút tâm thần của họ...
Bệnh sa sút tâm thần ở người già - triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sa sút tâm thần được mô tả là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm lí và hoạt động. Bệnh sa sút tâm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Cao Thị Nguyệt

    Bố tôi cũng bị bệnh này, cứ nhớ nhớ quên quên, nhiều khi lại còn nổi nóng. Hiện giờ gia đình đang đưa ông đi điều trị bệnh.

    29/05/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung