Điều trị rung tay ở người lớn tuổi

Điều trị rung tay ở người lớn tuổi

Run tay nhẹ vô căn thường không cần điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ theo dõi bạn thường xuyên để kiểm soát không cho triệu chứng tiến triển nặng.

1. Điều trị run tay nặng

2. Dùng thuốc gì để điều trị run tay ở người lớn tuổi?

3. Có thể điều trị run tay bằng phẫu thuật không?

4. Có liệu pháp gì có thể điều trị run tay ở người lớn tuổi?

5. Có cách nào điều trị dứt điểm cho run tay?

6. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Bác sĩ có thể chỉ định bạn đến bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm xác định nguyên nhân run tay có phải do bệnh Parkinson hay đa xơ cứng hay không.

1. Điều trị run tay nặng

Nếu tình trạng run tay làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị cho bạn. Thuốc không thể điều trị dứt điểm bệnh run tay nhưng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Bạn có thể cần phải dùng thuốc thường xuyên. Nhưng cũng có trường hợp bệnh chỉ phải dùng thuốc khi cần - ví dụ, khi gặp những tình huống quá căng thẳng khiến bạn run tay nặng hơn.

Nếu bạn còn có triệu chứng giọng run hoặc đầu gật gù, bác sĩ có thể cho chỉ định tiêm thuốc để chặn dẫn truyền thần kinh và giúp cơ thư giãn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, phẫu thuật não có thể được lựa chọn để điều trị các triệu chứng run không có đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Điều trị rung tay ở người lớn tuổi

Vòng đeo tay tăng trọng lượng giúp thao tác dễ dàng hơn

2. Dùng thuốc gì để điều trị run tay ở người lớn tuổi?

Không phải ai bị run tay cũng cần điều trị, nhưng nếu bác sĩ nhận thấy bạn phù hợp, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn.

Những loại thuốc thường được kê toa

- Propranolol

- Primidone

- Propranolol tác dụng dài

Propranolol là thuốc chẹn beta thường dùng trong điều trị loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Primidone là thuốc chống co giật.

Nếu các loại thuốc này không có tác dụng với bạn, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc khác.

Các thuốc chẹn beta khác: Sotalol và atenolol cũng là những thuốc chẹn beta có thể dùng để điều trị run tay vô căn. Bác sĩ có thể chỉ định một trong 2 loại thuốc này nếu thuốc còn lại không có tác dụng với tình trạng run tay của bạn.  

Các thuốc chống co giật khác: Gabapentin và topiramate là những thuốc chống co giật thường dùng, rất hữu dụng trong điều trị run tay vô căn.

Thuốc chống lo âu: Alprazolam được dùng trong điều trị rối loạn lo âu và hoảng loạn, nhưng nghiên cứu cho thấy nó cũng có hiệu quả trong run tay vô căn. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc này do tính gây nghiện của nó.

Botox: Độc tố Botulinum týp A (Botox) cũng là một phương pháp điều trị có triển vọng đối với run tay vô căn. Thuốc này có thể gây yếu cơ lâu dài ở nơi tiêm thuốc, vì vậy hãy bàn kĩ với bác sĩ về những mặt lợi và hại của nó. Tác dụng có lợi của thuốc khi được tiêm phù hợp có thể kéo dài đến 3 tháng. Sau đó phải duy trì tiêm trong những lần tiếp theo.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Có thể điều trị run tay bằng phẫu thuật không?

Thông thường, bác sĩ không khuyến cáo dùng phẫu thuật như là phương pháp điều trị ưu tiên trong bệnh này. Phẫu thuật thường chỉ dùng cho những bệnh nhân mắc phải chứng run nặng dẫn đến có nguy cơ tàn phế. Phẫu thuật sẽ được lựa chọn khi bệnh nhân càng lớn tuổi hoặc khi triệu chứng diễn tiến nặng thêm.

Kích thích não sâu (DBS): Phẫu thuật kích thích não sâu được dùng trong điều trị run. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị điện tử gọi là electrode trong não của bạn. Tại đó, thiết bị sẽ phát ra các sóng điện gây nhiễu các tín hiện do não hoạt động để tạo ra tình trạng run tay. DBS hiện nay chỉ được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh run chi nặng hoặc rất nặng.

Phẫu thuật mở đồi thị não: Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng tổn thương ở đồi thị trong não. Điều này giúp làm gián đoạn hoạt động điện não bình thường và giảm hoặc ngưng triệu chứng run tay.

4. Có liệu pháp gì có thể điều trị run tay ở người lớn tuổi?

Bác sĩ có thể khuyến khích thay đổi lối sống để hỗ trợ làm giảm triệu chứng run. Sau đây là các gợi ý:

- Dùng các vật nặng. Bạn có thể thay thế những đồ vật nhẹ và dễ vỡ trong nhà như ly, các vật dụng bằng đồng, chén đĩa bằng những vật dụng khác nặng kí hơn. Vật càng nặng sẽ càng dễ cầm nắm và thao tác.

- Bạn có thể dùng các đồ vật và dụng cụ thiết kế đặc biệt. Bạn có thể tìm các vật dụng như bút, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ làm vườn được thiết kế cho những người gặp khó khăn trong việc cầm nắm và điều khiển.

- Bạn có thể đeo vòng đeo tay có trọng lượng cao, càng có nhiều sức nặng đè lên tay bạn, bạn sẽ dễ thao tác hơn.

5. Có cách nào điều trị dứt điểm cho run tay?

Để điều trị dứt điểm chứng run tay cần phải xác định được nguyên nhân và điều trị nguyên nhân đó. Tuy nhiên phần lớn các chứng run tay đều chưa có cách điều trị dứt điểm. Nếu bạn bị run tay do một nguyên nhân bệnh nền nào đó, điều trị bệnh nền có thể giảm hoặc chữa hẳn chứng run tay của bạn. Nếu bạn run tay do dùng caffeine, rượu bia, các chất kích thích khác, hãy dừng sử dụng chúng. Nếu bạn bị run tay do tác dụng phụ của thuốc đang dùng, hãy nói với bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp.

Nếu bạn run tay là do chứng run vô căn, thật sự không có cách điều trị dứt điểm nào. Bệnh có thể sẽ tiến triển nặng dần khi bạn càng lớn tuổi. Cách điều trị duy nhất chỉ là giúp giảm bớt triệu chứng run tay và phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng cũng như các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Nếu bạn gặp phải vấn đề run tay hoặc có các triệu chứng của chứng run vô căn, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ dần các nguyên nhân trước khi đi đến chẩn đoán.

Khi đã có chẩn đoán, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị thích hợp cho mình. Các trường hợp nhẹ không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày có thể không cần điều trị. Nếu triệu chứng run càng ngày càng khó kiểm soát, bạn và bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị phù hợp với ít tác dụng phụ nhất.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Chào bác sĩ. Mẹ tôi bị run tay nay đã lâu nhờ bác sĩ tư và giúp đỡ mà bệnh tình thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    04/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung