Cách phân biệt rối loạn lo âu bệnh lý và cảm giác lo âu thông thường
Trên cơ bản, lo âu là một cảm xúc bình thường, ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi, suy nghĩ của con người. Đồng thời lo âu cũng có nhiều cường độ khác nhau. Tuy nhiên, khi cường độ vượt quá mức giới hạn bình thường, cảm xúc lo âu lúc này trở thành bệnh lý và cần can thiệp y khoa kịp thời.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bạn có thể cảm giác lo âu khi đi phỏng vấn, trước kì thi …., đó là phản ứng rất bình thường, nhưng khi bạn bị lo âu ngay cả khi thực hiện các sinh hoạt bình thường thì đó lại là điều bất thường.
Để phân biệt giữa cảm xúc lo âu bình thường và rối loạn lo âu bệnh lý, bạn có thể chú ý các đặc điểm sau:
1. Thời gian
Cảm giác lo âu bình thường chỉ diễn ra trước hay trong sự kiện làm mình lo lắng, sợ hãi. Mặc dù nó có thể làm bạn stress, lo âu, và thậm chí là run, buồn tiểu,đổ mồ hôi tay, đau thượng vị….. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi bạn bị rối loạn lo âu bệnh lý, chúng biểu hiện đặc trưng bởi ngay khi cả sự kiện làm bạn lo lắng đã kết thúc, thì chúng vẫn tiếp tục kéo vài ngày đến vài tuần tiếp sau đó.
Ví dụ: bạn có kì thi vào ngày mai, bạn lo lắng cho nó cả ngày hôm nay, đó là cảm giác lo âu bình thường. Nhưng nếu các cảm giác bồn chồn lo lắng kéo dài đến tận 2,3 ngày sau thì đó là bất thường, có thể đó là biểu hiện của rối loạn lo âu bệnh lý.
>>>Xem thêm Bệnh rối loạn lo âu để hiểu rõ hơn thế nào là lo âu bệnh lý.2. Tác nhân gây ra cảm giác lo âu
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Lo âu thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, và khác nhau tùy theo từng người, nhưng trong rối loạn lo âu bệnh lý, người bệnh thường lo lắng các việc, hoặc các sinh hoạt thường ngày,các sinh hoạt rất đỗi dễ dàng, mà bình thường chúng không gây khó khăn nhiều cho người khác.
Ví dụ: đó là bình thường khi bạn lo lắng cho cuộc hẹn hò lần đầu, cuộc gặp đối tác, đi du lịch xa… nhưng nếu khi đi chợ hay trả lời điện thoại của bạn bè mà cũng khiến bạn lo lắng thì đó là bất thường.
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra bệnh lý rối loạn lo âu, bạn có thể xem tại đây.
2. Mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Lo lắng trong bệnh lý rối loạn lo âu thường khiến bạn sợ hãi và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc. Người bệnh thường có tâm lý muốn tránh làm các công việc hoặc sinh hoạt, cuộc hẹn do tâm lý lo âu quá mức của mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Tần suất xuất hiện của cảm giác lo âu
Trong các sự kiện quan trọng, thường sẽ khiến bạn lo âu, và đó là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn có cảm giác lo âu mỗi ngày hoặc quá thường xuyên, thậm chí kể cả khi không có bất kỳ sự kiện hay lý do nào, thì đó là rối loạn lo âu bệnh lý.
Bạn có thể tham khảo thêm: Phân biệt bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu
Tóm lại, bạn không nên quá lo lắng hay quá chủ quan về cảm xúc này, vì nó cũng là một trong các phản ứng tâm sinh lý của cơ thể như hỉ nộ ái ố.. Tuy nhiên, một khi bạn cảm thấy cơ thể có bất kỳ các đặc điểm trên hay cảm giác lo âu cản trở sinh hoạt hàng ngày thì liên hệ y tế sẽ là một trong những giải pháp hàng đầu và hiệu quả nhất. Để điều trị bệnh rối loạn lo âu, bạn cần tìm đến các chuyên gia để có được sự tư vấn tốt nhất. Liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi