Những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu không dùng thuốc

Những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu không dùng thuốc

Các liệu pháp thay thế điều trị bệnh rối loạn lo âu đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về lo âu và không muốn điều trị bằng các cách thông thường như dùng thuốc, bạn có thể thử các liệu pháp thay thế.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Nếu bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Để nhận biết bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại bài viết Dấu hiệu bệnh rối loạn lo âu.

Mục tiêu cơ bản của các liệu pháp thay thế này là cải thiện sức khỏe và làm giảm các triệu chứng lo âu của bạn mà không đem lại tác dụng phụ nào hoặc rất ít nếu có. 

Các liệu pháp thay thế có thể hữu ích trong việc giảm lo âu nhưng cần có thời gian trước khi các liệu pháp này phát huy hết tác dụng của nó. Nếu bạn đang bị hoảng sợ hoặc những triệu chứng lo âu nặng đang trở nặng thì chỉ dựa vào các liệu pháp này e là không đủ mạnh. Các liệu pháp thay thế thường cho hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cùng với những điều trị truyền thống như thuốc men và nhận tư vấn từ bác sĩ. Trước khi bạn bắt đầu điều trị bằng các liệu pháp thay thế này, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số điều trị thay thế có thể giúp bạn giảm lo âu:

1. Cắt giảm lượng caffeine

Một li cà phê vào buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy bồn chồn và giảm khả năng đối phó với triệu chứng của lo âu. Nó cũng khiến cơ thể của bạn có những phản ứng như thể bạn đang bị stress như tăng nhịp tim và huyết áp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Tránh các thức uống có cồn và thuốc lá

Một số người dùng rượu bia và thuốc lá để làm giảm triệu chứng lo âu của họ. Nhưng điều này chỉ làm giảm tạm thời. Rượu bia và thuốc lá có thể làm các triệu chứng rối loạn lo âu nặng hơn và xuất hiện thường xuyên hơn.

3. Chế độ ăn cân bằng

Điều quan trong là bạn cần duy trì một chế độ ăn cân bằng cho dù bạn có hay không có các triệu chứng lo âu. Cố gắng ăn đa dạng các loại thức ăn tươi mỗi ngày. Ăn các thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tránh các thức ăn nhanh hoặc thức ăn đã chế biến sẵn và giảm ăn thức ăn ngọt. Các thức ăn không bổ dưỡng sẽ làm cơ thể bạn tăng thêm stress. Điều này sẽ làm bạn giảm khả năng chống chọi với những việc căng thẳng khác trong cuộc sống.  

Điều chính yếu của chế độ ăn giảm lo âu là tránh các thức ăn góp phần gây ra triệu chứng của sự lo âu. Bạn cần cân nhắc loại bỏ những thức ăn được biết là làm tăng mức độ stress của cơ thể ở một số người sau đây:

  • Thức ăn chiên xào rất khó tiêu hóa lại không nhiều dinh dưỡng và có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch. 
  • Các chất có cồn sẽ làm cơ thể mất nước và quấy nhiễu sự cân bằng hóc-môn của cơ thể. 
  • Cà phê có chứa cafein. Khi dùng một lượng lớn, cafein có thể làm khởi phát các triệu chứng lo âu và cảm giác lo sợ như làm tăng nhịp tim.
  • Các thực phẩm từ sữa làm tăng lượng adrenaline của cơ thể khi chúng ta dùng quá nhiều. Điều nãy cũng sẽ dẫn đến sự lo âu
  • Dùng quá nhiều đường tinh luyện cũng có thể khởi phát các triệu chứng lo âu và sợ hãi.
  • Các thức ăn hình thành từ acid như sữa chua, trứng, kem chua, dưa chua, rượu vang và gan sẽ làm giảm lượng ma-giê của cơ thể và làm xuất hiện các triệu chứng lo âu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Uống nhiều nước

70% trọng lượng cơ thể là nước. Nước là một phần quan trọng của cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái nhưng chúng ta lại thường không đáp ứng đủ lượng nước cần mỗi ngày. Nên uống từ 8 đến 11 cốc nước mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động tốt hơn. Điều này cũng có thể giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một điều tốt giúp giảm stress. Các bài tập tim mạch được chứng minh giúp ích nhiều trong việc làm giảm mức độ stress và lo âu, đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch. Các bài tập tim mạch nghĩa là bạn tập các động tác làm cho nhịp tim bạn tăng lên trong vòng 30 phút. Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn, điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe tốt hơn và cũng giúp làm giảm sự lo âu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ cũng khiến bạn có những ý nghĩ tiêu cực, cơ thể và đầu óc bạn lúc này sẽ càng stress thêm. Hãy cố gắng ngủ ít nhất từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn gặp khó khăn với giấc ngủ, hãy hỗ trợ giác ngủ tự nhiên cho cơ thể bằng lịch trình sau:

  • Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
  • Ngủ trưa chỉ từ 15 đến 20 phút nếu bạn cảm thấy buồn ngủ.
  • Cho cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn.
  • Tránh màn hình điện thoại hay máy tính từ 1 đến 2 tiếng trước khi ngủ và tắt hết đèn khi ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên.

7. Massage cơ thể

Các cơ trên cơ thể có thể trở nên cứng nhắc vì stress. Liệu pháp massage sẽ giúp thư giãn các cơ và hỗ trợ tuần hoàn máu đến những vùng cần thiết của cơ thể giúp giảm stress và lo âu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

8. Luyện tập các thủ thuật thư giãn sau

- Thiền

Dành thời gian để thanh tẩy đầu óc sẽ rất hữu ích cho bạn. Tuy thiền không giúp thay đổi thế giới xung quanh bạn nhưng nó có thể thay đổi cách bạn phản ứng với nó. Nếu bạn thiền định thành công, chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn cơn sự lo âu của bạn và có thể giúp bạn vượt qua nó một cách dễ dàng.

Thiền định giúp thư giãn cơ thể và giúp điều trị các hội chứng sợ hãi. Một cách để thiên là ngồi yên ở một nơi yên tĩnh và không tập trung vào bất cứ thứ gì ngoài nhịp thở sâu.  Khi có một suy nghĩ khác cố gắng làm phiền bạn, hãy chấp nhận nó, sau đó hãy cố bỏ nó ra khỏi đầu.

- Các thủ thuật hít thở

Cách hít thở có thể giúp bạn học được cách kiểm soát hơi thở và giúp bạn bình tĩnh. Hãy ngồi xuống, lưng thẳng và hít thật sâu, hít vào bằng mũi và sử dụng bụng để hít được nhiều khí nhất có thể vào phổi. Điều này sẽ giúp đem lại nhiều ô-xy cho cơ thể hơn, từ đó làm bạn cảm thấy bớt căng thẳng. Khi phổi bạn đã đầy khí, hãy từ từ thở ra qua miệng và lặp lại những điều trên khi cần.

- Yoga

Yoga kết hợp cách thở, thiền định và căng giãn các cơ bằng các tư thế động và tĩnh. Theo Hiệp hội lo âu và trầm cảm của Mỹ, yoga là một trong 10 liệu pháp thay thế được dùng để điều trị rất nhiều rối loạn, bao gồm cả rối loạn lo âu và trầm cảm.

Khi tập yoga thường xuyên, bạn sẽ dễ có được cảm giác thư giãn mà yoga đem lại, từ đó áp dụng vào đời sống hàng ngày. Bạn nên đăng ký một khóa học để đảm bảo bạn thực hành những tư thế yoga đúng và không bị tổn thương. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

9. Châm cứu

Châm cứu là một liệu pháp truyền thống của người Trung Hoa để trị rối loạn lo âu, trầm cảm và những bệnh khác. Trong khi châm cứu, người châm cứu sẽ châm những cây kim mỏng và nhọn lên trên bề mặt da tại những điểm có liên quan đến những cơ quan khác nhau. Người ta cho rằng châm cứu hoạt động bằng cách kích hoạt những hóa chất làm giảm đau tự nhiên từ não. Đối với một số người, điều này hữu hiệu trong việc xóa bỏ hoặc làm dịu những lo âu. 

10. Các viên bổ sung và thảo mộc

Các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục kiểm tra các tác động của thảo mộc trong điều trị chứng rối loạn lo âu từ nhẹ đến vừa. Mặc dù các nhà nghiên cứu tìm thấy mối tương đồng giữa các triệu chứng lo âu và việc sử dụng các loại thảo mộc nhưng lại không có bằng chứng nào đủ mạnh để chứng minh rằng các loại thảo mộc giúp ích cho các triệu chứng lo âu. Vì vậy bạn nên cân nhắc giữa các lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thảo mộc.

Vitamin B-12 là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng của hệ thần kinh và giảm cảm giác lo âu, vì vậy bạn có thể dùng để bổ sung thêm cho cơ thể đồng thời giúp cải thiện triệu chứng. 

Tuy nhiên, điều tốt nhất là bạn nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì viên bổ sung hay thảo dược nào.  Vì một vài loại có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ như cây hồ tiêu có liên quan đến các vấn đề về gan. Nó cũng có tương tác nguy hiểm với một số loại thuốc được chuyển hóa bởi gan. Cây nữ lang cũng thường gây nhức đầu, chột bụng và không an toàn cho phụ nữ có thai.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ngoài những cách trên, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin sau:



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn lo âu

Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng biện pháp tâm lý
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu thường được các chuyên gia Hello Doctor khuyên dùng là điều trị bằng tâm lý mà chủ yếu...
Hỏi đáp: Bị mắc bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi mới đưa em gái đi khám và phát hiện mắc bệnh rối loạn lo âu. Nhưng tôi chưa hiểu rõ về căn bệnh...
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, làm sao để nhận biết?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Em tôi đã chữa trị và bệnh tình hiện đã thuyên giảm...
Nên đi khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trọng Hải, năm nay tôi 36 tuổi. Cách đây 12 năm anh trai tôi đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Từ...
Thời điểm nào bệnh rối loạn lo âu dễ trở nên trầm trọng hơn?
Các nhà khoa học đã thử đi tìm hiểu thời điểm nào thì bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn và phát hiện ra rằng có...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung