Cách phân biệt giữa bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu
Chúng ta thường hay nghe mọi người nhắc đến trầm cảm và rối loạn lo âu, cũng như sự phổ biến của các căn bệnh này. Nhưng liệu sự quan tâm của chúng ta dành cho nó đã thực sự đúng và đủ chưa?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Mặc dù các chuyên gia phân biệt các bệnh và dạng bệnh của bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu thành khá nhiều, nhưng giữa các bệnh này vẫn có nhiều điểm chung và dễ bị chồng lấp lên nhau. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ghi nhận, tỉ lệ đồng mắc của 2 bệnh này khá cao. Một người mắc bệnh này cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh còn lại . Do đó, nếu không được can thiệp đúng, người bệnh sẽ dễ bị bỏ sót bệnh hoặc thậm chí là chẩn đoán nhầm.
1. Rối loạn lo âu và trầm cảm có đặc điểm gì chung?
Một trong những nguyên nhân chính khiến chúng có khá nhiều điểm chung là do sự thay đổi bất thường của một số chất có chức năng dẫn truyền thần kinh - serotonin, dopamine và epinephrine. Trong đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ thấp serotonin đặc biệt quan trọng trong biểu hiện bệnh ở cả hai bệnh lý.
Ngoài ra, cả hai đều mang lại những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực kéo dài, khiến người bệnh dễ mất niềm tin vào cuộc sống cũng như bản thân.
Đồng thời, các triệu chứng biểu hiện của hai bệnh cũng khá tương tự nhau, như:
- Buồn nôn
- Các vấn đề về dạ dày, rối loạn tiêu hóa
- Các cơn đau hay mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân
- Đau đầu, đặc biệt là đau đầu căng cơ và đau nửa đầu.
Chính vì vậy, bác sĩ lâm sàng không đúng chuyên khoa tâm thần khá dễ dàng nhầm lẫn giữa chẩn đoán 2 bệnh này, hoặc nghĩ rằng chúng chỉ là những rối loạn dạng cơ thể đơn thuần.2. Cách phân biệt bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu? Điểm khác nhau giữa hai bệnh lý này là gì?
Mặc dù có nhiều điểm chung cũng như nguyên nhân bệnh lý nhưng trầm cảm và rối loạn lo âu vẫn có nhiều điểm khác biệt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Để biết cách nhận diện nhanh bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm, xem thêm:
Ở người mắc bệnh rối loạn lo âu, họ thường có các triệu chứng như:
- Quá lo lắng, làm quá lên về vấn đề nào đó xảy ra, sẽ xảy ra trong tương lai.
- Sợ hãi, hay cứ quá lo về các sự kiện quan trọng có thể xảy ra sai sót, hoặc trở nên tệ hại dù đã chuẩn bị tốt. Dù lo lắng nhưng họ lại có khá nhiều năng lượng.
- Các phản ứng sinh lý thuộc về các phản ứng đáp ứng “ đấu tranh hay bỏ chạy” như, run rẩy, chảy mồ hôi, cảm giác muốn bỏ chạy hoặc bừng bừng.
- Các vấn đề về rối loạn sức khỏe, đặc biệt là tim mạch như hồi hộp, triệu chứng bệnh thần kinh tim.
- Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, các vấn đề về hô hấp như tăng thông khí.
Trong khi những người mắc bệnh trầm cảm thường hay có triệu chứng:
- Cảm giác buồn rầu, vô vọng về tương lai.
- Cảm giác chán nản, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là suy nghĩ tự tử.
- Ngược lại với Rối loạn lo âu, trầm cảm lại làm cho người bệnh cực kỳ mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi cả ngày.
- Phản ứng trở nên chậm chạp hơn , tư duy đình trệ.
- Thay đổi khẩu vị và mất cảm giác thèm ăn cũng như tình trạng rối loạn giấc ngủ trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
Về các vấn đề triệu chứng cơ thể, thì trầm cảm thường gây cho người bệnh ít triệu chứng hơn Rối loạn lo âu, nhưng vấn đề tâm thần thì nó lại gây tác hại nặng nề lên sức khỏe tâm thần của người bệnh hơn.
3. Có thể nào bạn bị mắc hai bệnh này cùng lúc hay không?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, theo thống kê, tần suất cùng mắc hai bệnh này lên tới 40%. Đây là tỉ lệ khá cao, khiến chính các nhà khoa học cũng khá ngạc nhiên khi nhìn thấy kết quả thống kê. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, tỉ lệ cao như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Thứ nhất, vì chúng có nguyên nhân gây bệnh giống nhau, nên cả hai bệnh này có độ tương quan cao về mặt bệnh lý.
Thứ hai, khi người bệnh bị một đợt cấp Rối loạn lo âu khiến họ quá lo lắng, hay khi một sự việc xấu thật sự xảy ra, khiến họ dễ dàng mất hi vọng và rơi vào tình trạng trầm cảm.
Hay người bị trầm cảm, trong khi họ bị rối loạn về tâm thần khiến sự thay đổi về nhận thức cũng như các mối quan hệ xã hội cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, hậu quả khó tránh khỏi là họ dễ bị rơi vào cơn hoảng loạn của rối loạn lo âu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Điều trị dành cho người bệnh mắc hai bệnh này cùng một lúc như thế nào?
Về phương pháp điều trị thì hai bệnh này tương đối giống nhau. Người bệnh cũng sẽ được áp dụng các liệu pháp dùng thuốc cũng như tâm lý học trị liệu, nhưng chắc chắn rằng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Và chắc chắn là, các phương pháp điều trị và cách chăm sóc các trường hợp này phải tích cực hơn, tối ưu hơn.
Để biết rõ hơn cách điều trị của mỗi bệnh, bạn có thể tham khảo tại: cách điều trị bệnh trầm cảm và cách điều trị bệnh rối loạn lo âu.
Bạn sẽ cần đến một chuyên gia để giúp bạn vượt qua hai căn bệnh này. Liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi