Những lưu ý khi sống chung với người nhiễm bệnh HIV
Chào bác sĩ, anh trai tôi hiện nay 36 tuổi, đã có vợ và hai con, làm công nhân tại một xưởng sản xuất đồ gỗ tại Đồng Nai. Sáu tháng trước anh tôi vô ý đạp phải kim tiêm bên đường. Sau đó đi xét nghiệm ở bệnh viện Nhiệt Đới thì biết bị nhiễm HIV. Từ lúc biết kết quả, tinh thần anh tôi rất sa sút, không chịu ăn uống gì, người cứ suy kiệt dần. Gia đình tôi cũng rất lo sợ, không biết nên an ủi hay chăm sóc anh ra sao. Xin bác sĩ cho lời khuyên giúp gia đình tôi, làm sao để giúp anh tôi khỏe lên mà không bị lây bệnh vậy ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi rất tiếc khi nghe về tình trạng của anh trai chị. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị HIV hiệu quả có thể hạn chế sự phát triển của virus, nâng cao sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Nếu kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ được tinh thần lạc quan thì anh trai chị vẫn có thể sống và làm việc bình thường. Để đạt được điều đó, trong bài bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin cần thiết về việc chăm sóc người bệnh HIV và cách hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh. Liên hệ để được tư vấn theo số 1900 1246
Xem thêm:
Bị mắc bệnh HIV AIDS có thể sống được bao lâu?
Điều trị bệnh HIV bằng thuốc ARV sống được bao lâu?
1. Những lời khuyên dành cho người nhiễm HIV/AIDS
Chính bản thân người nhiễm HIV cần phải biết tự quan tâm, chăm sóc sức khỏe của mình. Gia đình nên ở bên cạnh người bệnh để hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên nhằm nâng cao tinh thần và thể lực như sau:
- Cơ thể cần rất nhiều sự nghỉ ngơi. Cố gắng ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm, nghỉ ngơi bất cứ khi nào người bệnh thấy mệt mỏi.
- Cố gắng không lo lắng quá nhiều. Stress có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch. Thư giãn nhiều hơn, có thể dành thêm thời gian cho gia đình, con cái và bạn bè. Làm những việc người bệnh thích, ví dụ: nghe nhạc hoặc đọc một tờ báo hoặc một cuốn sách
- Cố gắng giữ một thái độ tích cực. Tinh thần tốt sẽ giữ cho sức khỏe tốt.
- Tập thể dục nhẹ. Khuyến khích người bệnh tìm môn thể thao yêu thích.
- Tìm kiếm hỗ trợ từ nhân viên y tế khi có các triệu chứng mới hoặc nặng hơn.
- Nhờ giúp đỡ và chấp nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Bỏ thuốc lá để tránh làm tổn thương phổi và các bộ phận khác của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội.
- Rượu có hại cho cơ thể, đặc biệt là gan, tăng nguy cơ nhiễm trùng và phá hủy các vitamin trong cơ thể; đồng thời dễ dẫn đến tình dục không an toàn, lây nhiễm cho người khác.
- Tránh sử dụng các loại thuốc không cần thiết để ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại. Trước khi dùng thuốc gì, hãy đọc hướng dẫn cẩn thận và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Những lời khuyên dành cho người chăm sóc bệnh nhân HIV
Việc chăm sóc người bệnh HIV là một công việc khó khăn, vì vừa phải đáp ứng nhu cầu của người bệnh vừa phải cân bằng những nhu cầu khác của các thành viên trong gia đình. Quá nhiều sự giúp đỡ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì bị mất đi sự độc lập và tự chủ của bản thân. Trong khi quá ít sự giúp đỡ lại không đủ để đảm bảo rằng người đó ăn uống tốt và đủ sức để chống lại sự lây nhiễm . Do đó người chăm sóc nên chú ý những vấn đề sau:
- Nhìn chung, chế độ ăn uống của những người nhiễm HIV cũng tương tự như ở người khỏe mạnh: Ăn một chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu. Chọn nguồn protein nạc, ít béo. Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt, và thực phẩm có thêm đường. Đảm bảo đầy đủ đường, đạm, béo trong tất cả các bữa ăn.
- Dành thời gian với người nhiễm HIV/AIDS: Tìm hiểu các loại thực phẩm họ cần để duy trì cân nặng và kiểm soát bệnh tật . Tham khảo ý kiến của họ về loại thực phẩm họ thích và không thích. Thay đổi món ăn và cách chế biến thường xuyên để đủ chất và không bị ngấy.
- Luôn yêu thương và thông cảm cho người bệnh: Nếu họ thèm món ăn nào đó, hoặc họ từ chối những món đã được chuẩn bị và muốn một thứ khác, hãy cố gắng đáp ứng cho họ. Không phải người bệnh tỏ ra khó khăn, mà do ảnh hưởng từ bệnh tật khiến họ thay đổi.
- Nhắc nhở người bệnh về tầm quan trọng của việc ăn uống và khuyến khích họ ăn thường xuyên, nhưng đừng ép họ ăn. Cho họ ăn quá nhiều trong một bữa có thể khiến gây khó chịu, nôn ói.
- Nếu họ quá mệt và không thể ra khỏi giường, có thể uống sữa hoặc ăn một ít cháo để lấy sức.
- Chú ý đến cân nặng của người bệnh: Nên cân thường xuyên và ghi chú lại. Nếu giảm cân quá nhanh hoặc bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ.
- Kiểm tra các loại thuốc người bệnh đang dùng: Đọc kĩ hướng dẫn để biết khi nào cần uống, những thực phẩm cần tránh và bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Chú ý vấn đề vệ sinh: Luôn giữ nhà sạch, thông thoáng, tránh ẩm mốc.
Bạn có thể tham khảo thêm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV cho người xung quanh
Việc chăm sóc cho người thân bị nhiễm HIV có nhiều rủi ro nhất định. Người chăm sóc có nguy cơ nhiễm HIV và nhiễm trùng cao hơn những người khác. Máu và các chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hoặc vết loét, màng nhầy (vùng ẩm của da như miệng, âm đạo và mắt) và thậm chí qua các vết nứt nhỏ trên da mà bạn thậm chí không thể nhìn thấy. Vì vậy, phải bảo vệ làn da của bạn khi tiếp xúc với các chất dịch từ người bị nhiễm HIV. Virus được tìm thấy trong nước tiểu, phân, nước bọt hoặc chất nôn không đủ hoặc không có để lây nhiễm HIV cho người khác. Tuy nhiên, nếu nước tiểu, phân, nước bọt hoặc chất nôn có chứa máu, sẽ có khả năng truyền nhiễm. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp và các biện pháp phòng ngừa dành cho người chăm sóc :
- Vệ sinh: Khi giúp người thân đi vệ sinh, có rất ít khả năng lây nhiễm vì virus không truyền qua nước tiểu hoặc phân. Tuy nhiên, để phòng trường hợp có thể có máu trong nước tiểu hoặc phân, hãy nhớ đeo găng tay bảo vệ da và rửa tay bằng xà phòng khi dọn dẹp hoặc sau khi giúp người bệnh sử dụng nhà vệ sinh.
- Ăn uống: Các biện pháp phòng ngừa thường không cần thiết khi cho người nhiễm HIV ăn vì virus không thể truyền qua nước bọt.
- Tắm gội: Nếu người thân của bạn tự cắt phải hoặc làm mình bị thương trong khi cạo râu hoặc khi tắm, bạn cần phải đề phòng khi băng vết thương và làm sạch máu. Máu sẽ truyền HIV, vì vậy hãy đeo găng tay khi xử lý các vết thương và lau dọn thật sạch khu vực này bằng các dung dịch tiệt trùng. Ngoài ra, không bao giờ dùng chung dao cạo râu hoặc các vật sắc nhọn khác với người thân bị nhiễm HIV.
- Dọn dẹp chất nôn: Khi dọn dẹp chất nôn, bạn không có nguy cơ lây nhiễm trừ khi có máu trong chất nôn đó. Nếu có, hãy đeo găng tay bảo vệ da trong khi dọn dẹp và rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau đó.
Tóm lại, để phòng ngừa việc lây nhiễm HIV trong khi chăm sóc người thân, cần ghi nhớ các điều sau:
- HIV/AIDS không lây lan qua không khí, thực phẩm hoặc nước.
- HIV/AIDS không thể lây lan bằng cách dùng chung thức ăn, bát đĩa hoặc dụng cụ nấu ăn như chén, đĩa, dao và dĩa với người nhiễm HIV.
- HIV/AIDS không thể lây lan bằng cách chạm vào, ôm hoặc bắt tay người khác. Không cần tránh tiếp xúc cơ thể với người nhiễm HIV/AIDS.
HIV chỉ có thể lây truyền qua dịch cơ thể. Những chất dịch cơ thể này bao gồm:
- Máu
- Tinh dịch
- Dịch âm đạo
Các chất dịch cơ thể không thể truyền HIV bao gồm:
- Nước bọt
- Nước mắt
- Mồ hôi
- Chất nôn
- Nước tiểu
- Phân
Lời khuyên của chúng tôi:
Cách tốt nhất để chăm sóc cho anh trai chị là hãy luôn động viên, khích lệ anh ấy, giữ cho anh có một tinh thần tích cực, ăn uống đủ đầy các chất dinh dưỡng cần thiết và chú ý đến cân nặng. Nếu các triệu chứng nặng lên, nên đi khám ngay ở các cơ sở y tế gần nhất
Để phòng ngừa lây nhiễm cho người xung quanh, gia đình cần tránh tiếp xúc với máu và các chất có chứa máu, không cần tránh tiếp xúc cơ thể hay sinh hoạt chung với người bệnh. Gia đình có thể yên tâm khi chung sống và chăm sóc anh tại nhà. Liên hệ để được bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246
Bình luận, đặt câu hỏi