Mẹ nhiễm HIV có con được không, cần làm gì để tránh lây sang con?
Chào bác sĩ Hello Doctor, thật đáng buồn khi tôi bị dương tính với HIV. Nhưng là một người phụ nữ, tôi vẫn mong muốn mình có con. Xin hỏi bác sĩ bị nhiễm HIV có nên có con không và cần làm gì để tránh cho bé bị lây nhiễm. Cảm ơn bác sĩ.
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Trả lời:
Chào bạn, chẩn đoán mắc bệnh HIV không có nghĩa là người mẹ không thể có con. Tin vui cho bạn là hiện nay đã có nhiều biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ lây truyền HIV sang thai nhi xuống mức thấp nhất. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh HIV sang cho thai nhi, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
1. Người mẹ bị HIV cần làm gì trước khi mang thai?
Hãy hiểu rõ về căn bệnh đang mắc phải, điều đó giúp bạn dễ dàng đối phó với căn bệnh này hơn. Bạn có thể tra cứu thông tin đầy đủ về bệnh tại bài viết Thông tin chi tiết về bệnh HIV.
Nếu bạn dự định có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức để được cung cấp thông tin về nguy cơ ảnh hưởng của HIV trong thai kì và đến sức khỏe thai nhi.
Tất cả người sống chung với HIV cần được điều trị bằng thuốc kháng virus để duy trì sức khỏe. Nếu bạn nghĩ đến việc mang thai và chưa điều trị HIV, hãy bắt đầu ngay để giảm nguy cơ truyền virus sang cho con.
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn trong quan hệ tình dục qua âm đạo so với nam giới. Nếu bạn không bị nhiễm HIV nhưng bạn tình nam của bạn có thì nguy cơ bị nhiễm HIV trong khi mang thai có thể giảm nhưng không loại trừ hoàn toàn. Nói chuyện với bác sĩ về loại thuốc HIV bạn có thể dùng (được gọi là dự phòng phơi nhiễm trước hoặc PrEP) để giúp bảo vệ bạn và con khỏi bị nhiễm HIV.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách tránh lây nhiễm cho thai nhi với những người HIV đang mang thai
Nếu phát hiện mình đang mang thai, bạn nên đi khám ngay lập tức, với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể quyết định cách điều trị tốt nhất cho bản thân và con trong và sau khi mang thai. Bạn có HIV không có nghĩa là con của bạn sẽ bị nhiễm HIV. Tại Hoa Kỳ, trước khi có điều trị hiệu quả, khoảng 25% bà mẹ mang thai nhiễm HIV đã truyền siêu vi khuẩn này sang cho con của họ. Ngày nay, nếu bạn điều trị HIV và có tải lượng virus thấp, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con dưới 1%.
Các con đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Các bước giảm nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi:
Bước 1: Cho bác sĩ biết bạn muốn mang thai
Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem liệu bạn có cần thay đổi phương pháp điều trị để giảm tải lượng vi-rút, giúp bạn có thai mà không truyền HIV cho em bé, giúp bạn khỏe mạnh nhất có thể trước khi bạn có thai để cải thiện cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh. Không ngừng sử dụng bao cao su và phương pháp ngừa thai khác cho đến khi bác sĩ nói rằng bạn đủ khỏe mạnh để bắt đầu mang thai.
Bước 2: Chăm sóc tiền sản
Chăm sóc tiền sản là dịch vụ chăm sóc nhận được từ bác sĩ trong khi mang thai. Cần phải phối hợp với bác sĩ trong suốt thai kỳ để theo dõi điều trị, sức khỏe, và sức khỏe của em bé.
Bước 3: Bắt đầu điều trị HIV
Bắt đầu điều trị trước khi mang thai để giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con. Một số loại thuốc HIV không nên được sử dụng trong khi bạn đang mang thai, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Bước 4: Quản lý tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của thuốc trị HIV có thể gây khó khăn trong thai kỳ, nhưng điều quan trọng là phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nói với bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ bạn có và về cách để hạn chế.
Bước 5: Không cho con bú
Virus có thể truyền sang cho em bé qua sữa mẹ ngay cả khi mẹ đang dùng thuốc. Cách tốt nhất để tránh lây truyền HIV cho em bé là cho trẻ ăn sữa bột thay vì cho con bú.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bước 6: Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn được xét nghiệm HIV ngay sau khi sinh
Lưu ý về điều trị thuốc trong quá trình mang thai:
- Chưa sử dụng bất kỳ loại thuốc HIV nào trước khi mang thai và đang trong ba tháng đầu:
- Buồn nôn và ói mửa có thể gây khó khăn cho việc dùng thuốc HIV sớm trong thai kỳ.
- Có thể thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn để sử dụng trong khi mang thai.
- HIV thường được truyền sang em bé vào cuối thai kỳ hoặc trong khi sinh. HIV có thể được truyền sớm trong thai kỳ nếu tải lượng virus cao.
- Các nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị tốt nhất trong việc ngăn ngừa HIV ở trẻ là nên bắt đầu khám và điều trị trước khi mang thai hoặc càng sớm càng tốt trong khi mang thai.
- Đang dùng thuốc HIV và phát hiện mang thai trong 3 tháng đầu:
Một số điều người mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ điều trị:
- Có tiếp tục hoặc ngừng điều trị HIV trong tam cá nguyệt đầu tiên hay không? Ngừng thuốc HIV có thể làm tăng tải lượng. Nếu tải lượng virus tăng lên, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng lên. Bệnh cũng có thể trở nên tồi tệ hơn và gây ra vấn đề cho em bé. Vì vậy, đây là một nội dung quan trọng cần trao đổi với bác sĩ.
- Ảnh hưởng của thuốc trị HIV đến em bé
- Cho dù có nguy cơ kháng thuốc, không bao giờ ngừng uống thuốc HIV mà không nói với bác sĩ.
Sau khi sinh em bé, để tránh lây nhiễm cho bé, bạn nên có những biện pháp để phòng tránh lây nhiễm cho bé: Một số thông tin sau đây sẽ hữu ích cho bạn:
- Bệnh HIV có dễ lây không
- Phòng tránh lây HIV qua đường máu
- Mẹ uống thuốc ARV có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Liên hệ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm theo số 1900 1246
Bình luận, đặt câu hỏi