Bị muỗi đốt có thể bị lây nhiễm HIV không?

Bị muỗi đốt có thể bị lây nhiễm HIV không?

Chúng ta đều biết bệnh HIV có thể lây qua đường máu. Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi là bị muỗi cắn liệu có thể bị lây nhiễm HIV không? Để biết được câu trả lời, mời bạn theo dõi bài viết sau.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Nếu bạn chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh HIV, bạn có thể xem tại HIV là gì.

1. Sơ lược về loài muỗi

Muỗi là những sinh vật mang nhiều loại virus từng một thời gây ám ảnh về tử vong cho con người, đặc biệt là bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết. Trên thực tế muỗi thông qua các bệnh truyền nhiễm qua muỗi, là loại động vật giết nhiều người mỗi năm hơn bất kỳ loài động vật nào khác. Theo thống kê, trung bình trên toàn thế giới có hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng và 1 triệu cái chết mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm muỗi đốt. Rất may mắn là muỗi không lây lan virus HIV. Dưới đây là một vài lý do giải thích tại sao muỗi không lây truyền HIV.

Bị muỗi đốt có thể lây nhiễm HIV không

Cơ chế hút máu của muỗi

Nhìn đại thể thì miệng của muỗi nhìn giống như kim, nhưng thực sự bao gồm sáu miệng. Bốn trong số này được sử dụng để xuyên qua da của người hoặc động vật mà muỗi đang cắn. Hai ống còn lại có chức năng khác nhau, một ống đưa nước bọt vào vật chủ, và ống còn lại hút máu lên đến muỗi. Trong nước bọt của muỗi có chất kháng đông giúp muỗi hút máu dễ dàng mà máu không đông khi ra khỏi cơ thể người.

Hệ thống hai ống này là một trong những lý do tại sao muỗi không thể lây truyền HIV. Chỉ có nước bọt được tiêm vào người khi một con muỗi cắn và do đó dù bạn có bị chích bởi con muỗi đã từng hút máu dương tính với HIV thì vẫn sẽ không bị lây.

Để biết đầy đủ các con đường có thể làm lây truyền HIV, bạn có thể xem tại Lây nhiễm hiv qua đường nào.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Bị muỗi đốt có thể bị lây nhiễm HIV không?

Siêu vi khuẩn HIV bị tiêu hoá trong ruột muỗi

Không giống như các virus gây bệnh truyền qua muỗi, HIV không thể tái tạo, nhân bản trong ruột của muỗi. Ở người, HIV gắn kết với tế bào T và bắt đầu sao chép. Dĩ nhiên là không có tế bào T tồn tại trong ruột của muỗi và do đó vi rút không có cách sao chép hoặc di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Kết quả là các phân tử HIV bị tiêu hủy và phân rã hoàn toàn trong ruột muỗi do quá trình tiêu hóa.

Virus HIV lưu hành trong máu người ở mức thấp

Để các bệnh lây truyền qua muỗi lây lan từ người sang người, virus liên quan cần lưu thông trong máu của vật chủ ở mức cao nhất định. Đối với HIV, lượng virus lưu thông trong máu ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để tạo ra sự nhiễm trùng cho người lành. Giả sử muỗi vừa mới hút máu từ người nhiễm HIV và tay bạn đang có vết thương và đập nó, thì sẽ phải mất  khoảng 10 triệu con muỗi để truyền một đơn vị HIV. Do đó, không có chuyện bạn đập muỗi mà bị lây HIV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Muỗi có thể làm lây lan bệnh gì?

Tuy rằng muỗi không thể truyền HIV, nhưng bạn cũng đừng quá chủ quan mà không đề phòng muỗi cắn. Những bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra được xem là nỗi kinh hoàng trong nhiều thập kỷ gồm: Sốt rét, sốt xuất huyết, Sốt vàng, Chikungunya, Zika. Đây đều là những bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng, biến chứng suy đa cơ quan. Đặc biệc Zika còn gây ra các biến chứng nặng nề trên thai nhi đối với sản phụ. Liên hệ nếu bạn có thắc mắc 1900 1246

Xem thêm:



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Linh

    Hồi bé mình cũng đã từng rất sợ muỗi vì nghĩ nó có thể làm lây nhiễm mấy bệnh này. Giờ lớn rồi nhưng vẫn sợ muỗi.

    30/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung