Thay đổi nội tiết tố có là nguyên nhân gây đau nửa đầu ở phụ nữ?

Thay đổi nội tiết tố có là nguyên nhân gây đau nửa đầu ở phụ nữ?

Thực tế cho thấy phụ nữ thường bị đau nửa đầu hơn và nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau nửa đầu ở nữ giới là do thay đổi nội tiết tố - hormone ở nữ giới có thể gặp trong lúc dậy thì, trong mỗi chu kì kinh nguyệt hằng tháng, trong thai kì, sau sinh sanh và trong thời kì mãn kinh. 

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Nội tiết tố gây ra bệnh đau nửa đầu theo cơ chế nào?

Estrogen (hormone nội tiết ở nữ) có ảnh hưởng lên cả chức năng ở não. Hormone này được sản xuất ở buồng trứng và cũng ảnh hưởng lên cảm giác đau. Do đó, khi estrogen bị thay đổi quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ lên chức năng não và cơn đau đầu kiểu đau nửa đầu. Nghiên cứu cho thấy trước khi dậy thì, cả bé trai và bé gái đều có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu như nhau. Tuy nhiên sau khi dậy thì, khi sự sản sinh estrogen tăng nhiều hơn ở nữ thì nữ giới có nguy cơ  mắc bệnh gấp 3 lần so với nam giới.

Để nhận biết bệnh đau nửa đầu, bạn có thể tham khảo các triệu chứng tại TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Đau nửa đầu theo chu kì kinh nguyệt hàng tháng

Một số phụ nữ trải qua đợt đau nửa đầu gần với thời điểm xuất hiện chu kì kinh mỗi tháng. Khoảng một nửa số phụ nữ mắc đau nửa đầu tin rằng chính chu kì kinh là nguyên nhân gây ra nhức đầu của họ. Bạn hẳn là sẽ tìm thấy mối quan hệ giữa bệnh đau nửa đầu và chu kì kinh nguyệt sau khi tham khảo bài viết Mối quan hệ giữa bệnh đau nửa đầu và chu kì kinh nguyệt đã được chúng tôi đề cập trước đây. Những đợt triệu chứng còn gọi là đau nửa đầu theo chu kì kinh, và được chia làm 2 loại: 

  • Đau nửa đầu do chu kì kinh điển hình xuất hiện trong 2 – 3 ngày trong lúc hành kinh và không xảy ra vào bất kì thời điểm nào khác trong tháng.
  • Đau nửa đầu liên quan chu kì kinh thì ngoài những lúc hành kinh, cơn đau đầu còn xuất hiện vào gần thời điểm hành kinh (ví dụ trước khi hành kinh hoặc sau khi hành kinh khoảng vài ngày).

Phụ nữ bị đau nửa đầu theo chu kì kinh thì hầu như không đơn thuần bị đau nửa đầu thoáng qua, mà nặng hơn, kéo dài lâu hơn và gây ảnh hưởng chức năng hoạt động hơn những kiểu đau nửa đầu khác. Đau nửa đầu theo chu kì kinh thỉnh thoảng rất khó chẩn đoán bởi vì rất khó xác định có phải đau nửa đầu thật sự liên quan đến chu kì kinh hay không, hay chỉ do xuất hiện tình cờ.

Với tất cả các kiểu đau nửa đầu khác nhau, việc ghi chép lại những triệu chứng và chi tiết liên quan đều rất cần thiết cho bác sĩ biết được kiểu cơn và yếu tố khởi phát bệnh đau nửa đầu.

Có phải bạn luôn bị đau nửa đầu vào thời điểm gần chu kì kinh? Bạn có nghĩ rằng chúng liên quan với nhau. Vì trước khi hành kinh, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể giảm đột ngột. Sự thay đổi nhanh chóng này làm khởi phát cơn đau đầu.

Ngoài ra một số thuốc ngừa thai cũng góp phần không nhỏ. 3 tuần ngoài thời gian hành kinh mỗi tháng, mức độ hormone trong cơ thể sẽ khá ổn định. Khi bạn dùng thuốc hoặc không dùng thuốc trong tuần hành kinh, mức độ estrogen giảm xuống và cơn đau đầu có thể bắt đầu. 

Nếu bạn có khuynh hướng bị đau nửa đầu theo chu kì kinh thì nên dùng thuốc ngừa thai chứa ít lượng estrogen hoặc chỉ chứa progesterone.

Liệu pháp điều trị thay thế hormone, dùng loại thuốc có thành phần giống hormone được phụ nữ dùng trong thời kì mãn kinh, có thể gây khởi phát đau nửa đầu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Điều trị bệnh đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen hoặc naproxen thỉnh thoảng có thể được bác sĩ dùng để điều trị đau nửa đầu theo chu kì kinh. Bạn có thể mua những loại thuốc này trên thị trường hoặc bác sĩ sẽ kê đơn loại tác dụng mạnh hơn. Ngoài điều trị những triệu chứng đau nửa đầu, những thuốc này còn có tác dụng làm giảm các đợt chuột rút.

Triptans có thể là một lựa chọn khác trong việc điều trị. Những thuốc này làm chặn dẫn truyền tín hiệu đau trong não. Và thuốc này có tác dụng ngay sau 2h kể từ uống thuốc.

Bác sĩ có thể khuyên dùng cả NSAID và triptan để giảm đau tốt hơn. Nếu chu kì kinh đến đúng vào một thời điểm nhất định mỗi tháng thì bạn có thể dùng các thuốc trên vài ngày trước ngày hành kinh và dùng trong 2 tuần. Nếu chu kì kinh không ổn định thì bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc để ngăn ngừa cơn đau đầu trước khi chúng xuất hiện.

4. Phòng chống bệnh đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố

Một số thuốc ngừa thai dạng viên uống, miếng dán da và vòng đặt âm đạo có thể giúp làm giảm số cơn đau nửa đầu do chu kì kinh và giúp làm giảm mức độ các triệu chứng của cơn. Nhưng không phải đều hiệu quả trong mọi trường hợp. Một số ít người có thể bị đau nửa đầu nặng hơn.

Nếu bạn bị đau nửa đầu có kèm tiền triệu thì sử dụng thuốc ngừa thai chứa estrogen và progesterone có thể không an toàn và không hiệu quả, thậm chí có nguy cơ bị đột quỵ. Những yếu tố khiến bác sĩ khuyên bạn không dùng thuốc ngừa thai trong đau nửa đầu do chu kì kinh là:

Một số thuốc dùng thường xuyên để điều trị đau nửa đầu do chu kì kinh là NSAID và triptan như: 

  • Frovatriptan (Frova)
  • Naratriptan (Amerge)
  • Zolmitriptan (Zomig)

Bác sĩ có thể kê đơn với một số thuốc dùng điều trị các bệnh khác như beta-blocker giúp điều trị tăng huyết áp hoặc thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm.

Các biện pháp điều trị đông y có thể giúp làm giảm triệu chứng và bạn nên gặp bác sĩ để hiểu rõ hơn các phương pháp điều trị. Thuốc có chứa magie làm giảm cơn đau nửa đầu ở một số phụ nữ. Phương pháp châm cứu, bài tập thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học cũng tỏ ra hiệu quả khi điều trị.

Ăn quá nhiều thức ăn mặn cũng có thể dẫn đến đau đầu. Bạn nên hạn chế lượng muối ăn vào quanh thời điểm hành kinh. Hoặc có thể dùng thuốc lợi tiểu kèm theo (giúp thải ra bớt lượng dịch trong cơ thể).

Nếu các cách trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng thêm thuốc leuprolide acetate giúp làm giảm mức độ estrogen trong cơ thể nhưng nó có một số tác dụng. Bởi vì điều này, nó thường được dùng như biện pháp cuối cùng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thời kì mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kì, mức độ estrogen trong cơ thể tăng lên nhanh chóng sau đó sẽ giảm. Do đó, nhiều phụ nữ thấy rằng cơn đau nửa đầu sẽ tự khỏi và biến mất trong tháng thứ 3 của thai kì. Nếu bạn vẫn bị đau đầu thì khoan dùng thêm thuốc gì khác bởi vì nhiều thuốc dùng điều trị đau nửa đầu ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thuốc thường gặp trên thị trường như acetaminophen (paracetamol) nhìn chung khá an toàn nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thời kì tiền mãn kinh

Trong những năm của thời kì tiền mãn kinh, mức độ estrogen giống như chạy trên tàu lượn siêu tốc. nhiều phụ nữ thấy cơn đau đầu thỉnh thoảng trầm trọng hơn trong thời kì này.

Một khi bạn đã mãn kinh thật sự, đau nửa đầu sẽ gần như biến mất theo chu kì kinh. Nếu bạn dùng liệu pháp điều trị hormone thay thế estrogen và cơn đau đầu nặng hơn, thì bác sĩ có thể làm giảm liều hoặc kêu bạn ngưng dùng thuốc hay chuyển sang loại khác.

Miếng dán da chứa estrogen thường là biện pháp hiệu quả. Nó giúp làm ổn định mức độ estrogen trong máu và do đó đau nửa đầu theo chu kì kinh sẽ ít xuất hiện hơn.

Nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu do thay đổi nội tiết tố, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau nửa đầu

Sự thật về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra đau đầu
Mối liên quan giữa dị ứng và đau đầu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều bệnh nhân bị đau đầu cho rằng tình trạng đau đầu của họ...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Những khó khăn khi điều trị bệnh đau đầu tuyến giáp
Tuy biểu hiện của chứng đau đầu tuyến giáp khá dễ để nhận thấy, nhưng việc điều trị bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Hiểu được chính xác những trở ngại...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Hằng

    Mỗi lần đến chu kì kinh nguyệt tôi cũng thường bị đau đầu. Người bạn của tôi đã chia sẻ cho tôi bài viết này. Tôi thấy rất hữu ích, cảm ơn bác sĩ.

    24/02/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung